Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi d−ỡng

Một phần của tài liệu cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của kiểm toán nhà nước giai đoạn 2006-2010 (Trang 39 - 42)

a. Thực trạng

Kiểm toán Nhà n−ớc đ−ợc thành lập từ năm 1994 theo Nghị định 70/CP ngày 11/7/1194 của Thủ t−ớng Chính phủ, là một ngành mới đ−ợc thành lập , không có cơ quan tiền thân nên còn nhiều công việc đã đang và tiếp tục đ−ợc nghiên cứu ban hành, chỉnh sửa và hoàn thiện. Trong đó có công tác lập kế hoạch trung hạn về đào tạo, bồi d−ỡng cán bộ công chức. Cho đến nay Kiểm toán Nhà n−ớc mới xây dựng ban hành 02 lần kế hoạch trung hạn về đào tạo, bồi d−ỡng cán bộ, công chức đó là:

- Quyết định số 203/QĐ-KTNN ngày 7/5/2002 của Tổng Kiểm toán Nhà n−ớc về việc phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi d−ỡng cán bộ, công chức nhà n−ớc giai đoạn 2001-2005 của Kiểm toán Nhà n−ớc;

- Quyết định số 584/QĐ-KTNN ngày 27/7/2006 của Tổng Kiểm toán Nhà n−ớc phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi d−ỡng cán bộ, công chức nhà n−ớc giai đoạn 2006-2010 của Kiểm toán Nhà n−ớc.

39

Đặc thù Kiểm toán Nhà n−ớc là ngành mới đ−ợc thành lập trong bộ máy Nhà n−ớc nên công tác xây dựng kế hoạch trung hạn trong đào tạo, bồi d−ỡng cán bộ, công chức, mặc dù đ−ợc các cấp lãnh đạo quan tâm nh−ng còn nhiều bất cập nh−:

* Mục tiêu, nội dung ch−ơng trình: Trong những năm qua mục tiêu công tác đào tạo mới chỉ tập trung vào việc bù đắp những thiếu hụt kiến thức, kỹ năng chuyên môn và tiêu chuẩn ngạch bậc là chính mà ch−a chú trọng đến rèn luyện kỹ năng hành chính, bồi d−ỡng lý luận chính trị, kiến thức hiện đại.

Mặc dù đã tiến hành công tác khảo sát, thăm dò nhu cầu đào tạo, nh−ng thực chất việc phân loại đối t−ợng đào tạo hiện nay mới chỉ dựa chính vào yếu tố văn bằng, chứng chỉ. Ch−a có kiểm tra trình độ thực tế để phân loại, nên dẫn đến trình độ và khả năng khác nhau tham gia cùng khoá học. Nội dung ch−ơng trình bồi d−ỡng kiến thức luật pháp, thị tr−ờng vốn, thị tr−ờng chứng khoán và cổ phần hoá doanh nghiệp còn nhẹ

* Tài liệu đào tạo

Tài liệu các khoá bồi d−ỡng cập nhật, kể cả các khoá học bồi d−ỡng các ngạch kiểm toán ch−a cập nhật thông tin, tình huống cụ thể trong thực tế, vẫn mang nặng lý thuyết. Rất cần tài liệu đ−ợc đúc kết từ thực tiễn phát sinh trong mối t−ơng quan với lý luận một cách hệ thống cho từng chuyên ngành kiểm toán.

* Quản lý, điều hành

Do đặc thù của ngành, công tác đào tạo của Kiểm toán Nhà n−ớc chỉ thực hiện từ cuối tháng 12 năm tr−ớc đến đầu tháng 3 năm sau. Thời gian đào tạo rất ngắn, phải mở đồng thời nhiều lớp trong một thời điểm nên quản lý chất l−ợng, tiến độ và quy trình còn nhiều hạn chế. Kiểm toán Nhà n−ớc các khu vực nằm rải rác 3 miền nên đòi hỏi năng lực tổ chức các lớp cần đáp ứng kịp với quy mô tổ chức, nhân sự của ngành.

* Kế hoạch đào tạo: Ch−a có điều kiện nắm bắt đ−ợc đầy đủ thông tin cho việc phân tích xử lý khi lập kế hoạch dễ dẫn đến kế hoạch tính khả thi không cao. Việc lập kế hoạch còn dựa nhiều vào kinh nghiệm mà ch−a theo quy trình khoa học logic phù hợp. Trong xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi

40

d−ỡng ch−a đ−ợc bắt đầu từ cấp cơ sở nên xác định mục tiêu ch−a thật phù hợp thực tế nên kế hoạch còn dàn trải hoặc ch−a cân đối

Công tác kiểm tra thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi d−ỡng cán bộ công chức đã tiến hành, tuy ch−a đ−ợc th−ờng xuyên, để kịp thời nắm bắt tình hình và phát hiện những vấn đề cần phải giải quyết đối với công tác đào tạo, bồi d−ỡng cán bộ. Những bất cập nảy sinh trong quá trình thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi d−ỡng đã đ−ợc điều chỉnh trong khâu xây dựng kế hoạch song ch−a kịp thời.

b. Tiêu chí xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi d−ỡng

Để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi d−ỡng cán bộ, công chức Kiểm toán Nhà n−ớc có nội dung đảm bảo chất l−ợng cần gắn với tiêu chuẩn cơ bản của cán bộ, công chức nhà n−ớc đó là: Năng lực trình độ, phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp.

* Năng lực trình độ

Tiêu chuẩn về trình độ năng lực th−ờng phải linh hoạt phù hợp nhiệm vụ từng thời kỳ. Bổ sung, nâng cao trình độ chuyên môn thông qua các khoá học chuyên sâu, nâng cao. Bên cạnh đó cần cập nhật th−ờng xuyên kiến thức, kỹ năng để phù hợp với yêu cầu cần có của sự phát triển trong xã hội.

Nâng cao năng lực trình độ của từng loại chức danh công chức Kiểm toán Nhà n−ớc cần đ−ợc xem là tiêu chí để đ−a vào nội dung đào tạo, bồi d−ỡng. Ngoài kiến thức về tài chính, kế toán, kiểm toán, pháp luật… cần bồi d−ỡng kỹ năng, kỹ xảo tức là sự tinh thông về nghề nghiệp. Sự hiểu biết về hệ thống lý luận, thực tiễn, xu h−ớng phát triển công tác kiểm toán trong n−ớc và trên thế giới. Am hiểu các chuẩn mực kế toán, kiểm toán trong và ngoài n−ớc, có ph−ơng pháp luận, khả năng phân tích, khả năng tiếp cận thực tế để nắm rõ đối t−ợng kiểm toán, xác lập các bằng chứng và lập báo cáo kiểm toán có giá trị thuyết phục.

Bên cạnh trình độ chuyên môn cần bổ sung mảng kiến thức bổ trợ nh− các kỹ năng mềm cho cán bộ, công chức.

41

Kiểm toán là nghề bảo vệ cho sự thực thi trên hiện thực các chế định pháp luật, các chính sách của Đảng và Nhà n−ớc, vì vậy yêu cầu không những giỏi về nghiệp vụ chuyên môn mà còn phải có phẩm chất chính trị. Trong kế hoạch đào tạo bồi d−ỡng cần có nội dung nâng cao trình độ nhận thức chính trị cho cán bộ, công chức Kiểm toán Nhà n−ớc.

* Đạo đức nghề nghiệp

Việc rèn luyện th−ờng xuyên đạo đức nghề nghiệp khi thi hành công vụ là tiêu chí đ−a vào ch−ơng trình đào tạo, bồi d−ỡng cho cán bộ, công chức kiểm toán nh− :

- Tính độc lập - Tôn trọng bí mật - Tôn trọng pháp luật

- Tuân thủ các chuẩn mực nghiệp vụ

Hiện nay công tác xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi d−ỡng cán bộ, công chức Kiểm toán Nhà n−ớc trung hạn còn nhiều mới mẻ, cần nghiên cứu điều chỉnh cho phù hợp nhiệm vụ từng thời kỳ phát triển của đất n−ớc và của ngành.

Phần 2

Ph−ơng h−ớng và nội dung xây dựng

kế hoạch đào tạo, bồi d−ỡng cán bộ, công chức Kiểm toán Nhà n−ớc giai đoạn 2006-2010

Một phần của tài liệu cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của kiểm toán nhà nước giai đoạn 2006-2010 (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)