Kết quả khảo sát

Một phần của tài liệu Tìm hiểu đánh giá năng lực giải quyết vấn đề trong dạy toán lớp 1 tại trường tiểu học trần quốc toản theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 (Trang 49 - 54)

7. Cấu trúc của khóa luận

3.4. Kết quả khảo sát

3.4.1. Kết quả khảo sát giáo viên

Thông qua việc dự giờ, quan sát và trao đổi trực tiếp với một số GV lớp 1 tại trường tiến hành khảo sát, tôi nhận thấy một số vấn đề như sau:

Đa số GV đã nhận thức được các năng lực và phẩm chất cần hình thành ngay từ đầu cấp Tiểu học cho HS. Và các thầy cô cũng đều nhận thức được sự cần thiết phải hình thành và phát triển các năng lực cho HS trong học Toán nhưng việc GV áp dụng vào quá trình dạy học hiệu quả chưa cao, chưa liên tục và chưa có phương pháp cụ thể khoa học. Chỉ có một số ít GV chủ động tìm hiểu, còn phần lớn là GV có quan tâm nhưng chưa chủ động tìm hiểu mà chủ yếu là sử dụng các phương pháp, kĩ thuật, kiến thức theo truyền thống. Một số GV đang quan tâm nhiều hơn về mục tiêu, nội dung, phương tiện dạy học hay cách đánh giá hơn là phương pháp dạy học theo năng lực giải quyết vấn đề cho HS. GV có tổ chức các hoạt động dạy học tích cực như thảo luận nhóm, giải quyết tình huống... nhưng chưa thường xuyên và ít nhiều mang tính hình thức. Đặc biệt, các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm toán học hầu như không được thực hiện.

Mặc dù hầu hết các thầy cô đều khẳng định rằng, nếu dạy học theo năng lực giải quyết vấn đề thì HS sẽ tích cực hơn, hiệu quả bài giảng cao hơn, HS áp dụng được kiến thức vào thực tế hơn. Nhưng việc tìm hiểu, vận dụng các kiến thức, phương pháp vào dạy học hiện nay của GV còn hạn chế. Tôi cho rằng hạn chế trên có thể do những nguyên nhân chính sau:

- Đa số GV quan niệm rằng, kiến thức là mục đích của quá trình dạy học nên họ chỉ quan tâm đến phương pháp truyền thụ kiến thức của bài đúng với nội dung sách giáo khoa, với chuẩn kiến thức kĩ năng. Phương pháp dạy học phổ biến là GV truyền đạt kiến thức, HS thụ động lĩnh hội kiến thức. Các tiết học thông thường hầu như không sử dụng

đồ dùng dạy học, nếu sử dụng thì chỉ đơn giản là các đồ dùng có sẵn như tranh ảnh, mô hình... Việc sử dụng các đồ dùng dạy học hiện đại như máy chiếu, tivi... hay vật mẫu thật thì chỉ dùng khi có các tiết dự giờ, thi GV giỏi... Cách dạy đó chưa phản ánh được những đặc thù trong dạy học toán, chưa phản ánh được các hoạt động toán học trong quá trình hình thành kiến thức cũng như vận dụng các kiến thức toán học vào thực tiễn. Khi học, HS chủ yếu nghe giảng, quan sát GV làm mẫu, thực hành theo mẫu và luôn phụ thuộc vào GV. GV thường đưa ra các mẹo nhận biết và áp đặt HS nhớ theo. Và kết quả là HS thiếu kĩ năng, chưa tự giác, tự khám phá kiến thức, tư duy mà sau khi học chỉ ghi nhớ một cách máy móc, hình thức. - Việc soạn giảng các nội dung dạy học nhằm năng lực giải quyết vấn đề cho HS còn hạn chế. Các GV chưa chú trọng tăng cường các hoạt động ngoài giờ lên lớp, rèn kĩ năng cho HS và chưa chú trọng việc vận dụng các kiến thức, kĩ năng toán học vào thực tiễn.

- GV ít tổ chức các hoạt động dạy học tích cực, phát triển năng lực cho HS là do kĩ năng tổ chức còn non yếu và “ngại” do mất thời gian, công sức soạn bài, chuẩn bị tiết dạy... Bởi lẽ, bản thân GV trong quá trình học tập ở phổ thông cũng như quá trình đào tạo ở các trường sư phạm ít khi được tiếp cận cũng như đào tạo một cách hệ thống, bài bản về năng lực giải quyết vấn đề .

- Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác mang tính chủ quan và khách quan là: cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chính còn hạn chế; chưa có cơ chế, chính sách động viên, khích lệ GV...

- Bên cạnh đó, việc nắm bắt thông tin theo các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo chưa được GV đọc và nghiên cứu kĩ nên việc thực hiện chưa triệt để. Chưa có thang đo năng lực chính xác nên chưa đánh giá được sự phát triển năng lực của HS cụ thể. Công tác quản lí chỉ đạo chưa kịp thời, thời lượng và điều kiện lên lớp không đủ, số HS/lớp đông khó khăn trong việc thực hiện đổi mới các phương pháp dạy học năng lực giải quyết vấn đề

3.4.2. Kết quả khảo sát học sinh 3.4.2.1. Bảng tổng hợp số 1

Bảng 3.1. Tổng hợp thông tin về hoạt động dạy học môn Toán theo năng lực giải quyết vấn đề

Câu Nội dung Kết quả

Sổ lượng Tỷ lệ

Câu 1: Thầy/ cô có

tổ chức các tiết học môn Toán theo năng lực giải quyết vấn đề cho HS không?

- Số GV có tổ chức các tiết học môn Toán theo năng lực giải quyết vấn đề cho HS.

5 33,3%

- Số GV có nhưng không thường xuyên tổ chức các tiết học môn Toán theo năng lực giải quyết vấn đề cho HS.

10 66,7%

- Số GV không tổ chức các tiết học môn Toán theo năng lực giải quyết vấn đề cho HS.

0 0%

Câu 2: Những hoạt

động mà thầy/ cô đã tổ chức nhằm năng lực giải quyết vấn đề môn Toán cho HS?

- Cho HS làm các bài tập trong SGK Toán, VBT Toán.

15 100%

- Cho HS thảo luận theo nhóm, tự tìm hiểu giải quyết vấn đề.

10 66,7%

- Tổ chức các hoạt động vui chơi, đố vui về chủ đề Toán học.

7 46,7%

- Tổ chức các câu lạc bộ “Em yêu Toán học”

5 33,3%

- Các hoạt động khác. 3 20%

Câu 3: Biểu hiện

của HS lớp

- HS làm bài tập dưới sự hướng dẫn của GV.

15 100%

thầy/cô khi tham gia các hoạt động học tập trên?

- HS thích thú khi làm các bài tập GV đưa ra.

7 46,7%

- HS hào hứng, phấn khởi khi tham gia các hoạt động học tập.

8 53,3%

- Đa số HS là thành viên câu lạc bộ “Em yêu Toán học”

5 33,3%

- Các biểu hiện khác. 3 20%

Câu 4: Trong quá

trình triển khai trên, thầy/cô gặp những thuận lợi và khó khăn gì?

- Được sự ủng hộ của phụ huynh HS. 13 86,7% - Không được sự ủng hộ của phụ huynh

HS.

2 13,3%

- Mất nhiều thời gian soạn bài, lên kế hoạch dạy học và tổ chức.

12 80%

- Trình độ, năng lực còn hạn chế. 10 66,7% - Cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu...

còn hạn chế. 12 80% - Chưa có chính sách động viên, khích lệ GV. 5 33,3% 3.4.2.2. Bảng tổng hợp số 2

Bảng 3.2. Bảng tổng hợp thông tin về thực trạng của HS học môn Toán theo năng lực giải quyết vấn đề

(Điều tra trên 600 HS lớp 1 thuộc 2 trường trên địa bàn tỉnh Quảng Nam)

Câu Nội dung Kết quả

Sổ lượng Tỷ lệ Câu 1: Em có thích học Toán không? - Số HS thích học Toán. 500 83,3% - Số HS không thích học Toán. 100 16,7% Câu 2: Những hoạt động của các em trong giờ học Toán?

- Lắng nghe cô giáo giảng bài. 550 91,6% - Hoàn thành các bài tập cô giáo giao. 500 83,3% - Giơ tay phát biểu ý kiến xây dựng bài. 270 45% - Trao đổi bài học với các bạn trong lớp. 205 34,2% - Tham gia các hoạt đọng vui chơi, đố vui

về môn Toán

212 35,3%

- Các hoạt động khác. 114 19%

thuận lợi và khó khăn của các em trong việc học Toán?

- Không có sự giúp đỡ của bố mẹ, anh chị.

114 19%

- Có sự hướng dẫn của thầy/cô giáo. 600 100% - Không có sự hướng dẫn của thầy/cô

giáo. 0 0% - Có sách vở, đồ dùng học tập môn Toán. 583 97,2% - Không có sách vở, đồ dùng học tập môn Toán. 17 2,8% Câu 4: Em có vận dụng những

- Có vận dụng những kiến thức môn Toán vào cuộc sống hàng ngày.

253 42,2%

kiến thức môn Toán vào cuộc sống hàng ngày

của em không?

- Không vận dụng những kiến thức môn Toán vào cuộc sống hàng ngày.

347 57,8%

Đa số HS nhận thức được tầm quan trọng của môn Toán và biết được môn Toán rất cần thiết cho cuộc sống. Việc học tập của HS về môn Toán cũng được gia đình quan tâm, đầu tư nhưng sự hiểu biết, phương pháp dạy học của phụ huynh chưa có sự đồng nhất, “lệch” so với GV, nhà trường. Một số HS học Toán trong tình trạng học thụ động, máy móc, lúng túng khi vận dụng vào các dạng bài tập hay tình huống khác nhau do đó hiệu quả lĩnh hội kiến thức không cao, làm giảm hiệu quả môn học.

Khi học, HS chủ yếu là nghe giảng, quan sát GV làm mẫu, HS học thụ động, luôn phụ thuộc vào GV. HS chưa được tự giác, tự khám phá, tìm tòi kiến thức; lĩnh hội, tiếp thu và hiểu kiến thức một cách máy móc, hình thức. Cũng qua điều tra cho thấy, trong giờ lên lớp, các hoạt động học tập tập trung chủ yếu vào GV, GV giảng - HS nghe, GV làm mẫu - HS bắt chước. GV chưa hướng dẫn HS tự tìm kiếm, tự tư duy lĩnh hội kiến thức mà chỉ thụ động, nghe và làm theo mà không hiểu bản chất vấn đề.

Việc dạy học cho HS chỉ dừng lại ở việc “nghe, quan sát, bắt chước”. Phương pháp chủ yếu vẫn chỉ là “giảng giải, thuyết trình”. Việc dạy học như việc dẫn đến hệ quả người học chỉ ỷ lại, trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác, không có sự tư duy, nỗ lực, cố gắng của bản thân.

Thêm vào đó là sự tác động của các vấn đề tiêu cực bên ngoài xã hội, ảnh hưởng đến nhà trường, đến môi trường giáo dục càng làm cho các em thiếu nghiêm túc trong việc học tập. Nhiều HS lười học, ỷ lại vào thầy cô giáo và các bạn, chưa cân bằng được thời gian học tập và vui chơi, bị xao nhãng học hành khi tiếp xúc các phương tiện hiện đại như máy tính bảng, điện thoại thông minh... Các bài tập thầy cô giao các em ngại suy nghĩ, lười động não tìm tòi, phát hiện cách giải mà chỉ chờ vào thầy cô và các bạn chữa rồi chép lại. Như vậy, khi gặp các tình huống cụ thể trong cuộc sống các em không tự mình giải quyết được, từ đó không phát huy được các năng lực của bản thân

Một phần của tài liệu Tìm hiểu đánh giá năng lực giải quyết vấn đề trong dạy toán lớp 1 tại trường tiểu học trần quốc toản theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)