Nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu Tìm hiểu đánh giá năng lực giải quyết vấn đề trong dạy toán lớp 1 tại trường tiểu học trần quốc toản theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 (Trang 55)

7. Cấu trúc của khóa luận

4.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp

4.1.1. Đảm bảo nguyên tắc chung trong dạy học

Đảm bảo sự thống nhất giữa tính khoa học và tính giáo dục trong dạy học

Trong quá trình dạy học phải trang bị cho HS những tri thức khoa học chân chính, dần dần giúp HS tiếp cận với những phương pháp học tập, nhận thức, thói quen suy nghĩ và làm việc một cách khoa học. Thông qua đó mà dần dần hình thành cơ sở thế giới quan khoa học, tình cảm và những phẩm chất đạo đức cao quý của con người hiện đại.

4.1.2. Đảm bảo tính toàn diện

Giáo dục phải đảm bảo tính toàn diện vì để giáo dục con người trở nên hoàn thiện về mọi mặt thì chúng ta không chỉ quan tâm đến giáo dục trí tuệ mà cần phải giáo dục cả nhân cách, năng lực, kĩ năng, phẩm chất thì sau này mới đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội.

4.1.3. Đảm bảo phù hợp với mục tiêu giáo dục

Dạy học phải bảo đảm phù hợp với mục tiêu giáo dục vì toàn bộ các hoạt động giáo dục của nhà trường đều nhằm vào thực hiện các mục tiêu đã được quy định. Nếu dạy học không nhằm vào mục tiêu giáo dục được quy định trong các văn bản pháp quy thì chắc chắn sẽ nhận được những kết quả sai lệch và không có giá trị nhằm cải thiện chất lượng giáo dục.

4.1.4. Đảm bảo sự phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của đối tượng được dạy học

Trong quá trình dạy học phải đảm bảo phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi vì mức độ nhận thức, độ chín muồi về nhân cách, ứng xử xã hội... của HS ở các độ tuổi rất khác nhau. Cùng một nội dung học tập nhưng mức độ, yêu cầu đòi hỏi đáp ứng đối với HS cần phải xem xét cho phù hợp với lứa tuổi. HS Tiểu học có mức độ phát triển sinh lí, khả năng nhận thức và vốn ngôn ngữ nhất định. Vì vậy, việc đưa ra những nhiệm vụ không vừa sức, quá tải khiến HS mất niềm tin vào bản thân, làm gì cũng e sợ và có thể gây ra những tác hại về cả thể chất và tinh thần lâu dài cho các em.

4.1.5. Đảm bảo tính kế thừa và phát triển

Giáo dục là một lĩnh vực tác động đến tất cả mọi người và là sản phẩm của xã hội trong quá trình hoạt động. Những thành tựu về giáo dục có được ngày hôm nay là sản

phẩm của hoạt động trong lĩnh vực này từ rất nhiều năm, nhiều thế hệ trước. Do đó, những kinh nghiệm quý báu về dạy học trong giáo dục HS được đúc rút trong cả quá trình phát triển của giáo dục từ trước đến nay cần phải được phân tích, áp dụng phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ mới. Đổi mới không có nghĩa là xóa bỏ tất cả những cái cũ. Vì vậy, dạy học trong giáo dục cần đảm bảo cả tính kế thừa và sự phát triển.

4.1.6. Đảm bảo phù hợp với điều kiện giáo dục Việt Nam và định hướng hội nhập quốc

tế

Trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa ngày nay, giáo dục mỗi nước có những đặc điểm, quy cách riêng nhưng đều chịu ảnh hưởng bởi xu hướng phát triển chung của thế giới. Chương trình giáo dục của các nước phát đang chuyển nhanh từ giáo dục theo nội dung sang giáo dục theo năng lực. Chương trình giáo dục theo nội dung là chương trình quy định khối lượng những kiến thức, kĩ năng mà HS theo độ tuổi/ theo lớp học cần phải học. Chương trình theo năng lực là chương tình xác định những chuẩn về phẩm chất, năng lực HS cần đạt sau mỗi giai đoạn. Trong đó, năng lực của HS được hiểu là khả năng vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học đượcvào việc giải quyết những vấn đề của đời sống thực. Vì vậy, việc dạy học phải đảm bảo phù hợp với tình hình thực tiễn nước ta cũng như sự phát triển của thế giới.

4.1.7. Đảm bảo sự thống nhất giữa lí luận và thực tiễn

Việc dạy học theo năng lực giải quyết vấn đề phải đảm bảo 4 đặc trưng cơ bản:

Một là dạy học thông qua các hoạt động của HS. Dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các

hoạt động học tập, giúp HS tự khám phá những điều chưa biết chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức được sắp đặt sẵn. GV không cung cấp, áp đặt kiến thức có sẵn mà là người tổ chức và chỉ đạo HS tiến hành các hoạt động học tập như nhớ lại kiến thức cũ, tìm tòi và phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào các tình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn,..

Hai là dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học: phương pháp tự học ở

đây là rèn luyện cho HS biết khai thác sách giáo khoa và các tài liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có, suy luận để tìm tòi và phát hiện kiến thức mới... Định hướng cho HS cách tư duy như phân tích, tổng hợp...để dần hình thành và phát triển tiềm năng sáng tạo.

Ba là tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác, lớp học trở thành

thực hành và thảo luận nêu ý kiến nhiều hơn nhằm vận dụng sự hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết các các nhiệm vụ học tập chung.

Bốn là chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt tiến

trình dạy học thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập. Chú trọng phát triển kĩ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của HS với nhiều hình thức như theo lời giải/ đáp án mẫu, theo hướng dẫn hoặc hoặc tự xác định tiêu chí để có thể phê phán, tìm được nguyên nhân và nêu cách sửa chữa các sai sót.

4.1.8. Phù hợp với đặc trưng của môn toán ở Tiểu học nói chung và môn toán lớp 1 nói

riêng

Chương trình môn toán được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của người học và trên cơ sở quán triệt các quan điểm sau: Tuân thủ quan điểm, mục tiêu, yêu cầu cần đạt, kế hoạch giáo dục và các định hướng về nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và kiểm tra đánh giá... Góp phần hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất toán học cần thiết nhất mà người học cần phải có cho cuộc sống và tham gia có hiệu quả trong đời sống xã hội. Đồng thời, chú ý hình thành những phẩm chất tốt đẹp như: tính cần cù, chăm chỉ, sự kiên trì, cẩn trọng trong công việc. Nội dung chương trình môn Toán chú trọng tính ứng dụng thiết thực, gắn với đời sống thực tế hay các môn học khác, gắn với xu hướng phát triển hiện đại của kinh tế, khoa học, đời sống xã hội và những vấn đề cấp thiết có tính toàn cầu...

Trong chương trình môn Toán có chứa đựng các nội dung, chủ đề liên quan hoặc các kiến thức toán học được khai thác, sử dụng trong các môn học khác nhau. Khai thác tốt những yếu tố liên môn nêu trên vừa mang lại hiệu quả với các bộ môn, vừa góp phần củng cố kiến thức môn Toán, cũng như góp phần rèn luyện cho HS năng lực vận dụng toán học vào thực tiễn.

Chương trình môn Toán được tích hợp xoay quanh ba mạch kiến thức: Số và Đại số; Hình học và Đo lường; Thống kê và Xác suất và có cấu trúc dựa trên sự phối hợp cả cấu trúc tuyến tính với cấu trúc “đồng tâm xoáy ốc” (đồng tâm, mở rộng và nâng cao, phát triển dần theo các vòng số), từ các số trong phạm vi 10, 100, 1000,100 000 đến các số có nhiều chữ số, phân số, số thập phân đảm bảo tính hệ thống và thực hiện ôn tập, củng cố thường xuyên.

Với HS lớp 1, các em có kiến thức cơ bản, đơn giản, thiết thực về phép đếm, về các số tự nhiên trong phạm vi 100; về độ dài và đo độ dài trong phạm vi 20cm; về tuần lễ

và ngày trong tuần; về đọc đúng giờ trên mặt đồng hồ; về một số hình học (đoạn thẳng, hình vuông, hình tam giác, hình tròn, hình chữ nhật); về bài toán có lời văn.

Với mục tiêu cần đạt như trên, xét thực tế tâm lý lứa tuổi cùng nhận thức của HS lớp 1, người dạy cần hiểu rằng: HS lớp 1 học Toán với khả năng trực quan nhiều. Các em được học những vấn đề thật cơ bản và gần gũi chứ không trừu tượng, tư duy nhiều. Với đặc trưng này, GV phải sử dụng linh hoạt các phương pháp học tập như: Phương pháp giải quyết vấn đề, giải thích minh họa, mô phỏng, trực quan, trò chơi học tập, dạy học khám phá, trải nghiệm sáng tạo... Đặc biệt là phương pháp giải thích minh họa, sử dụng đồ dùng trực quan và dạy học tìm tòi - khám phá bởi khi kiến thức được nâng cao dần, tính phức tạp tăng thì GV phải là người giúp các em sáng tỏ tri thức, khi bài học có độ phức tạp khái quát các em sẽ khó đạt được yêu cầu của bài học khi làm việc độc lập. Tuy nhiên, với những kiến thức gần gũi với thực tế thì GV và HS có thể trao đổi, HS động não giải quyết các vấn đề đặt ra trong bài. Trong khi học, các em sẽ có điều kiện thể hiện những hiểu biết vốn có của mình, có thể trình bày và tranh luận cũng như bảo vệ ý kiến của bản thân trên cơ sở những điều các em đã thấy từ trong cuộc sống. Có như vậy mới phát huy được tính tích cực chủ động trong việc chiếm lĩnh tri thức của HS.

4.2. Một số biện pháp nâng cao năng lực giải quyết các bài toán thực tiễn của học sinh lớp 1

4.2.1. Biện pháp 1: Hướng dẫn giáo viên thiết kế bài soạn và tổ chức triển khai bài

soạn

4.2.1.1. Mục đích của biện pháp

Đổi mới chương trình giáo dục và cùng với nó là đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) và đổi mới đánh giá là những phương diện thể hiện sự quyết tâm cách tân, đem lại những thay đổi về chất lượng và hiệu quả giáo dục. Và ở khía cạnh hoạt động, tất cả những đổi mới này đều được biểu hiện sinh động trong mỗi giờ học qua hoạt động của người dạy và người học.

Một giờ học thành công là một giờ học phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của cả người dạy và người học nhằm nâng cao tri thức, bồi dưỡng năng lực hợp tác, năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn, bồi dưỡng phương pháp tự học, tác động tích cực đến tư tưởng, tình cảm, đem lại hứng thú học tập cho người học. Ngoài những yêu cầu có tính chất truyền thống như: bám sát mục tiêu giáo dục, nội dung dạy

học, đặc trưng môn học; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi HS; giờ học đổi mới PPDH còn có những yêu cầu mới như: được thực hiện thông qua việc GV tổ chức các hoạt động học tập cho HS theo hướng chú ý đến việc rèn luyện phương pháp tư duy, khả năng tự học, nhu cầu hành động và thái độ tự tin; được thực hiện theo nguyên tắc tương tác nhiều chiều: giữa GV với HS, giữa HS với nhau (chú trọng cả hoạt động dạy của người dạy và hoạt động học của người học). Về bản chất, đó là giờ học có sự kết hợp giữa học tập cá thể (hình thức học cá nhân) với học tập hợp tác (hình thức học theo nhóm, theo lớp); chú trọng kết hợp học với hành, nâng cao tri thức với rèn luyện các kĩ năng, gắn với thực tiễn cuộc sống; phát huy thế mạnh của các PPDH tiên tiến, hiện đại; các phương tiện, thiết bị dạy học và những ứng dụng của công nghệ thông tin...; chú trọng cả hoạt động đánh giá của GV và tự đánh giá của HS.

Mục đích chủ yếu của biện pháp Hướng dẫn GV thiết kế bài soạn và tổ chức triển khai bài soạn đó là dựa vào một số gợi ý, hướng dẫn về mục tiêu, cách chuẩn bị đồ dùng, cách tổ chức các hoạt động… để từ đó, GV có thể thiết kế bài soạn và tổ chức được các bài học theo năng lực giải quyết vấn đề cho HS một cách có hiệu quả nhất

4.2.1.2. Cách thực hiện

Dạy học môn Toán theo năng lực giải quyết vấn đề cho HS Tiểu học nói chung và cho HS lớp 1 nói riêng đòi hỏi ở người GV phải tổ chức quá trình dạy học đạt được mục tiêu năng lực giải quyết vấn đề cho HS. Việc năng lực giải quyết vấn đề này là một quá trình lâu dài, phải được tiến hành, duy trì qua mỗi hoạt động học tập, từng tiết học, từng bài học... Khi đó, người GV cần đảm bảo mục tiêu, phương pháp, hình thức tổ chức và kiểm tra, đánh giá phải thống nhất với nhau, liên hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau và cùng hướng tới mục đích chung là năng lực giải quyết vấn đề , phát triển được năng lực cho HS.

Bước 1: Xác định mục tiêu của bài học

Trong dạy học, mục tiêu chính là yếu tố hàng đầu, yếu tố đầu tiên của việc triển khai chương trình giáo dục, chương trình môn học hay mỗi bài học, mỗi hoạt động được tổ chức cho HS. Mục tiêu sẽ quy định nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức và kiểm tra, đánh giá (thành tố của quá trình dạy học) và nếu xác định mục tiêu chính xác thì mục đích của việc năng lực giải quyết vấn đề HS mới đi đúng hướng, đạt được hiệu quả và có chất lượng.

phụ thuộc vào yếu tố cơ bản sau:

- Những năng lực cần tiếp cận, phát triển cho HS.

- Tính chất môn học, nội dung chương trình của bài học và khả năng của nó trong việc năng lực giải quyết vấn đề HS.

- Khả năng của HS trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập để đạt được mục tiêu bài học.

- Điều kiện thực hiện (phương tiện dạy học, cơ sở vật chất…)

Việc xác định mục tiêu dạy học môn Toán lớp 1 theo năng lực giải quyết vấn đề cũng phải phụ thuộc vào các yếu tố cơ bản như trên, cụ thể là:

- Những năng lực cần tiếp cận, phát triển cho HS, nhất là năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực mô hình hóa; năng lực giao tiếp toán học và năng lực sử dụng các phương tiện, dụng cụ toán học.

- Tính chất môn Toán, nội dung chương trình của bài học và việc bài học đó giúp HS tiếp cận, phát triển những năng lực toán học gì ở HS?

- Khả năng, năng lực của HS khi thực hiện các hoạt động học tập để đạt được mục tiêu. Qua bài học, HS có khả năng phát triển được những năng lực gì?

- Những điều kiện thực hiện. GV cần xác định được: Để HS năng lực giải quyết vấn đề , cần những điều kiện gì? Những điều kiện đó có phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của trường, lớp… hay không?

Tóm lại, một bài dạy thành công phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó khâu chuẩn bị giáo án lên lớp là hết sức quan trọng. Mục tiêu bài giảng tuy không phải là phần trọng tâm của một giáo án lên lớp, không xuất hiện trực tiếp trong bài giảng trên lớp nhưng đó chính là “đích” cuối cùng mà thầy trò đều phải hướng tới và đạt được; nó là cơ sở để GV có những phương pháp giảng dạy phù hợp với từng bài dạy, từng đối tượng. Vì thế, khi bắt tay vào công việc soạn giáo án GV cần phải xác định đúng, cụ thể và rõ ràng mục tiêu bài giảng.

Bước 2: Chuẩn bị đồ dùng dạy học

Những đồ dùng dạy học dùng trong các hoạt động dạy học rất phong phú, đa dạng và linh hoạt như: sách giáo khoa, phiếu bài tập, tranh ảnh, mô hình, vật thật, máy chiếu… Việc chuẩn bị đồ dùng dạy học cho từng hoạt động của bài học phụ thuộc vào

Một phần của tài liệu Tìm hiểu đánh giá năng lực giải quyết vấn đề trong dạy toán lớp 1 tại trường tiểu học trần quốc toản theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 (Trang 55)