7. Cấu trúc của khóa luận
5.5. Kết quả thực nghiệm
Qua quá trình tiến hành các tiết dạy thực nghiệm, tôi đã dự giờ, quan sát HS và có những nhận xét như sau:
5.5.1.Đánh giá mức độ khả thi biện pháp 1: Hướng dẫn GV thiết kế bài soạn và tổ chức triển khai bài soạn.
5.5.1.1. Đánh giá của giáo viên
Biểu đồ 1: Đánh giá mức độ khả thi biện pháp 1 của GV
Qua phiếu khảo sát và quá trình trao đổi, các giáo viên đều thấy đây là một biện pháp khả thi (95% rất khả thi, 5% khả thi) khi áp dụng vào quá trình giảng dạy nhất là
95% 5% Rất khả thi Khả thi Bình thường Không khả thi
vận dụng kiến thức hay kiểm tra. Khâu thiết kế bài soạn và tổ chức triển khai bài soạn dựa trên hệ thống kiến thức theo mục tiêu bài học. Không những thế đây còn là bước quan trọng để giáo viên cũng như học sinh kiểm tra và đánh giá kết quả dạy và học của mình.
Trong phần khảo sát các giáo viên cho rằng việc thiết kế bài soạn và triển khai bài sọan đến học sinh theo hướng NL giải quyết vấn đề là rất tốt. Đa số các bài soạn trên lớp thường ít đưa tình huống, bài toán thực tiễn vào dạy học. Vì vậy thiết kế bài soạn và triển khai bài soạn theo hướng giải quyết vấn đề sẽ giúp học sinh phát triển tư duy, khả năng giải quyết, biết cách áp dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống hằng ngày. Điều này làm cho kiến thức không trở nên xa lạ với học sinh.
5.5.1.2. Đánh giá của sinh viên
Đa số sinh viên đều thấy biện pháp này có hiệu quả có tính khả thi cao. Đây là một biện pháp thiết thực có thể áp dụng dễ dàng trong các tiết học toán, làm cho giờ học thêm sinh động, góp phần thay đổi không khí lớp học. Biện pháp này nếu được áp dụng hiệu quả sẽ góp phần nâng cao năng lực giải quyết các bài toán thực tiễn cho học sinh lớp 1.
5.5.2. Đánh giá mức độ khả thi biện pháp 2: Kiểm tra, đánh giá theo NL giải quyết vấn đề học sinh
Biểu đồ 2: Đánh giá mức độ khả thi biện pháp 2 của GV
Đa số giáo viên cho rằng biện pháp kiểm tra, đánh giá theo NL giải quyết vấn đề của học sinh là một biện pháp tốt, có tính khả cao (95%) đây là một biện pháp rất cần thiết có thể đáp ứng được yêu cầu nâng cao năng lực giải quyết các bài toán thực tiễn của học sinh. Toán là một môn học khô khan nhưng cần tính chính xác cao, nếu học sinh được kiểm tra đánh giá theo năng lực giải quyết vấn đề thì sẽ giúp cho học sinh làm quen với việc luôn tư duy, giải quyết khi gặp một vài tình huống thực tiễn trong bài học tạo động cơ ban đầu để học sinh có nhu cầu muốn giải quyết tình huống đó bằng cách phải được học nội dung bài thì sẽ mang lại nhiều lợi ích cho hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh.
Qua khảo sát giáo viên, chúng tôi thấy rằng, đa số các giáo viên đều cho rằng đây là biện pháp sư phạm có tính khả thi cao giúp nâng cao năng lực giải quyết các bài toán thực tiễn, năng lực tư duy của học sinh lớp 1 hiệu quả.
5.5.2.2. Đánh giá của sinh viên
Tôi khảo sát 20 sinh viên Chương trình 2 và 40 sinh viên lớp 17STH, các bạn sinh viên đều thấy đây là biện pháp tốt, 100% sinh viên thấy biện pháp này rất khả thi. Các bạn đều có mong muốn biết cách thực hiện của biện pháp để trau dồi chuyên môn, kỹ năng dạy học cho bản thân.
90%
5% 5%
0%
5.5.3. Đánh giá mức độ khả thi biện pháp 3: Thiết kế các bài toán thực tiễn để bổ sung vào phần bài tập trong sách giáo khoa.
5.5.3.1. Đánh giá của giáo viên
Qua quá trình khảo sát và trao đổi trò chuyện với các giáo viên, 100% các giáo viên đều đánh giá biện pháp này rất khả thi, trong các tiết luyện tập ngoài những bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập có thể đưa thêm một vài bài toán có thiết kế nội dung thực tiễn để học sinh giải quyết giúp nâng cao năng lực giải quyết các bài toán thực tiễn của học sinh và kích thích khả năng tư duy của học sinh. Các bài toán thực tiễn đó có thể lồng ghép nhiều lĩnh vực về Tự nhiên xã hội, đạo đức … làm cho học sinh thích thú hơn nhiều so với các bài toán thuần túy ở sách giáo khoa.
5.5.3.2. Đánh giá của sinh viên
Với 20 bạn sinh viên Chương trình 2 và 40 bạn sinh viên của lớp 17STH, các bạn đều cho rằng đây là một biện pháp khả thi qua các bài tập được thiết kế thêm để bổ sung vào phần bài tập trong sách giáo khoa sẽ giúp học sinh biết cách giải quyết, biết cách sử dụng công thức toán phù hợp cho từng tình huống thực tiễn.
5.5.4. Biện pháp 4: Tổ chức các hoạt động ngoại khóa toán học
5.5.4.1. Đánh giá của giáo viên
Biểu đồ 3: Đánh giá mức độ khả thi biện pháp 4 của GV
Đa số giáo viên cho rằng việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa nhằm nâng cao Rất khả thi
90% Không
khả thi 10%
năng lực giải quyết các bài toán thực tiễn của học sinh lớp 1 là rất khả thi (90%). Các giáo viên thấy nếu tổ chức được các hoạt động ngoại khóa như tham quan hay tổ chức trò chơi học tập để các em thấy được thực tiễn giải quyết được thực tiễn thì sẽ góp phần giúp học sinh có thêm nhiều kiến thức và nâng cao năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.
10% giáo viên còn lại cho rằng dù biện pháp này rất hay, rất thiết thực để nâng cao năng lực giải quyết các bài toán thực tiễn của học sinh nhưng khâu chuẩn bị cần nhiều thời gian, quá trình còn phụ thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất của từng trường. Do đó không thể áp dụng rộng rãi được.
Qua khảo sát giáo viên, chúng tôi nhận thấy rằng đa số giáo viên đều nhận xét đây là biện pháp hay và thiết thực để khắc phục các lý do dẫn đến khó khăn khi học sinh giải quyết các bài toán thực tiễn. Tuy nhiên cũng có một số giáo viên thấy không được khả thi vì phụ thuộc vào điều kiện và cơ sở vật chất của từng trường.
5.5.4.2. Đánh giá của sinh viên
Các bạn sinh viên Chương trình 2 và lớp 17STH đều thấy biện pháp sư phạm rất khả thi (100%) và cảm thấy hứng thú với biện pháp này. Đó là một sân chơi mà học sinh có thể vừa học vừa chơi, vừa được trải nghiệm vừa nâng cao năng lực của bản thân. Nếu tổ chức được biện pháp này thì giáo viên có thể đánh giá được năng lực của học sinh một cách khách quan.
Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy HS lớp thực nghiệm có kết quả bài kiểm tra thực nghiệm cao hơn HS lớp đối chứng. Như vậy, kết quả đúng như mong đợi và kì vọng. Lớp thực nghiệm có kết quả tốt hơn. Qua dự giờ, quan sát và dựa vào điểm kiểm tra thực nghiệm, tôi thấy rằng nguyên nhân lớp đối chứng đạt kết quả như vậy là do: - GV thực hiện đúng quy định, đặc trưng bộ môn Toán. Tiến trình trên lớp GV đưa ra theo các bước theo giáo án truyền thống, phương pháp, hình thức tổ chức hầu hết là GV giảng - HS nghe, GV làm - HS bắt chước; giờ học diễn ra đều đều, không có điểm nhấn, không khí lớp học trầm, HS ít có cơ hội được trao đổi, thảo luận với nhau để giải quyết vấn đề GV đưa ra.
- Sau khi GV hình thành kiến thức mới và yêu cầu HS làm bài, GV chữa và nhận xét; phần vận dụng mở rộng GV cũng đưa ra để HS tham khảo chứ không gợi mở, định hướng, động viên HS tư duy sáng tạo... Trong giờ học, GV ít sử dụng những lời đánh giá, nhận xét mang tính động viên, khích lệ HS; nếu có chỉ nhận xét đúng/sai... gây nhàm
chán và không sự động viên.
Bên cạnh đó, nhìn vào kết quả lớp thực nghiệm chúng tôi thấy các biện pháp, cách làm của tôi đã đi đúng hướng và đạt khả thi.
- GV thực hiện theo giáo án năng lực giải quyết vấn đề tôi đưa ra, GV hiểu và thực hiện linh hoạt các phương pháp, hình thức dạy học, đặc biệt là phương pháp hợp tác làm việc nhóm. HS được chủ động tư duy, thực hành, đưa ra những phương án giải quyết vấn đề một cách tự nhiên, không bị gò ép... Trong giờ học, HS sôi nổi, hào hứng và thích thú khi được thảo luận nhóm, đưa ra ý kiến của bản thân, được GV và các bạn trong lớp ghi nhận... GV chủ động đánh giá, nhận xét HS, quan sát HS làm việc và có sự giúp đỡ kịp thời đến từng nhóm, từng đối tượng HS.
Sự khác nhau giữa lớp thực nghiệm và đối chứng là có ý nghĩa cũng là hiệu quả tác động của việc áp dụng một số biện pháp sư phạm mà luận văn đã đề xuất là chắc chắn, chứ không phải ngẫu nhiên. Điều này cho thấy rằng, thiết kế, tổ chức bài học và thực hiện kiểm tra, đánh giá môn Toán lớp 1 nên tập trung vào năng lực của HS thì sẽ góp phần phát triển năng lực HS trong quá trình dạy học; đồng thời nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học môn toán lớp 1 năng lực giải quyết vấn đề