Kết luận chương 5

Một phần của tài liệu Tìm hiểu đánh giá năng lực giải quyết vấn đề trong dạy toán lớp 1 tại trường tiểu học trần quốc toản theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 (Trang 96 - 99)

7. Cấu trúc của khóa luận

5.6. Kết luận chương 5

Ở chương 5, tôi đã lấy ý kiến chuyên gia tại trường Tiểu học Trần Quốc Toản và các bạn sinh viên lớp khoa Giáo dục Tiểu học trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng để đánh giá mức độ khả thi của 4 biện pháp giúp nâng cao năng lực giải quyết các bài toán thực tiễn của học sinh lớp 1. Qua khảo sát, trao đổi tôi không chỉ đánh giá được mức độ khả thi của các biện pháp mà còn có những kinh nghiệm quý báu trong công tác giảng dạy sau này.

Quá trình thực nghiệm và kết quả thực nghiệm đạt được cho thấy mục đích của thực nghiệm đã được hoàn thành, tính khả thi và tính hiệu quả của các biện pháp đã được khẳng định. Thực hiện các biện pháp mà luận văn đã xây dựng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn Toán lớp 1 năng lực giải quyết vấn đề .

KẾT LUẬN

Hiện nay, đất nước ta đang trên đà phát triển và hội nhập quốc tế, cùng với sự phát triển bùng nổ, mạnh mẽ của các lĩnh vực khác thì giáo dục đã đóng một vai trò đặc biệt quan trọng và đang được cả xã hội quan tâm, tạo mọi điều kiện tốt nhất để nâng cao chất lượng giáo dục, vươn tầm thế giới.

Trong hệ thống giáo dục nước ta, giáo dục Tiểu học có một vị trí hết sức quan trọng, bởi đây là bậc giáo dục “nền móng” để xây dựng một “con người mới” nên được xã hội dành sự quan tâm sâu sắc nhất.

Trong quá trình dạy học Toán Tiểu học nói chung và Toán lớp 1 nói riêng, việc dạy học theo năng lực giải quyết vấn đề là điều vô cùng thiết thực.

Sau một thời gian tìm hiểu, nghiên cứu cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn và tiến hành làm thực nghiệm dạy học môn Toán lớp 1 năng lực giải quyết vấn đề , tôi rút ra một số kết luận sau:

- Về mặt lí luận, khóa luận đã bổ sung và làm sáng tỏ được những nội dung cơ bản về khái niệm năng lực, dạy học năng lực giải quyết vấn đề ; phân tích làm rõ nguyên tắc dạy học năng lực giải quyết vấn đề .

- Dựa trên những nguyên tắc đề xuất biện pháp, tôi đã xây dựng một số biện pháp dạy học môn Toán lớp 1 theo năng lực giải quyết vấn đề là: : (1) Hướng dẫn GV thiết kế bài soạn và tổ chức triển khai bài soạn ; (2) Kiểm tra, đánh giá theo năng lực giải quyết vấn đề HS; (3) Thiết kế các bài toán thực tiễn để bổ sung vào phần bài tập trong sách giáo khoa; (4) Tổ chức các hoạt động ngoại khóa toán học.

- Trên cơ sở phân tích các kết quả thu được trong quá trình thực nghiệm tôi thấy các biện pháp thực nghiệm do chúng tôi xây dựng là khả thi.

- Qua thăm dò, phỏng vấn lấy ý kiến HS tôi thấy: khi được học các tiết học năng lực giải quyết vấn đề , HS đều cảm thấy hiểu bài và nhớ bài hơn; các em được tự tin tham gia các hoạt động học tập; tập trung chú ý cao độ vào những vấn đề của bài học; quyết tâm để hoàn thành nhiệm vụ. HS hào hứng tham gia trả lời các câu hỏi của GV, trình bày quan điểm của bản thân về vấn đề đang tranh luận, mong muốn GV giải đáp những vấn đề bản thân còn chưa rõ,...

- Dạy học theo năng lực giải quyết vấn đề ở Tiểu học nói chung và ở lớp 1 nói riêng đáp ứng các mục tiêu, nhiệm vụ dạy học của bộ môn Toán đó là kiến tạo tri thức, củng cố các kĩ năng toán học, góp phần phát triển năng lực của HS. Bên cạnh đó, vận

dụng các kiến thức, kĩ năng, hành vi vào cuộc sống góp phần rèn luyện các phẩm chất, tính cách, thái độ làm việc khoa học như tính chính xác, cẩn thận, thói quen làm việc khoa học,...

- Các biện pháp mà đề tài đưa ra có thể giúp đỡ cho GV trong việc dạy học với mục đích làm tích cực hóa hoạt động của HS, góp phần đổi mới phương pháp dạy học đáp ứng nhu cầu ngày cao của xã hội.

- Việc dạy học cho HS theo năng lực giải quyết vấn đề đã góp phần tạo được hứng thú, lôi cuốn HS, nuôi dưỡng lòng say mê ham thích môn Toán. GV đã thay đổi nhận thức của HS: HS thấy rằng môn Toán là một môn học đầy hấp dẫn, lí thú và gần gũi. Kết quả trên cho thấy việc dạy học môn Toán lớp 1 theo năng lực giải quyết vấn đề đã thay đổi tích cực đến cả GV và HS, đổi mới phương pháp dạy học, cách đánh giá HS nhưng vẫn tôn trọng nội dung chương trình và sách giáo khoa cũng như kế hoạch dạy học hiện hành.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Chương trình Tiểu học, NXB Giáo dục Việt Nam. [2]. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Dự án phát triển GV tiểu học (2006), Toán và Phương

pháp dạy học toán ở tiểu học (Tài liệu đào tạo GV), NXB Giáo dục Việt Nam.

[3]. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Dự án phát triển GV tiểu học (2007), Đổi mới Phương

pháp dạy học ở tiểu học, NXB Giáo dục Việt Nam.

[4]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, NXB Giáo dục Việt Nam.

[5]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư 22 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định

đánh giá HS tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

[6]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Sách GV Toán 1, NXB Giáo dục Việt Nam. [7]. Nguyễn Thị Lan Phương (2004), Đo lường - đánh giá kết quả học tập của HS, tài liệu giảng dạy, Khoa Sư phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội.

[7]. Vũ Quốc Chung (chủ biên), Đào Thái Lai, Đỗ Tiến Đạt, Trần Ngọc Lan, Nguyễn Hùng Quang, Lê Ngọc Sơn (2005), Giáo trình Phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

[8]. Vũ Quốc Chung, Tài liệu tập huấn Thông tư 22 và môn Toán, Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

[9]. Lê Hoàng Thùy Linh (2017), Thiết kế tình huống vận dụng toán học để phát triển

năng lực cho HS lớp 4, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

[10]. Đỗ Tiến Đạt (2013), “Cơ sở khoa học của việc xây dựng Chuẩn giáo dục phổ

thông”, Kỉ yếu Hội thảo “Một số vấn đề chung về xây dựng chương trình Giáo dục phổ thông sau năm 2015”, Hà Nội.

[11]. Hà Xuân Thành (2012), “Đánh giá năng lực học Toán của học sinh trung học phổ thông”, tài liệu giảng dạy, Khoa Sư phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội.

[12] Phan Xuân Tài (2014), “Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học Toán”, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

[13] Shavelson và Huang (2016), “Năng lực giải quyết vấn đề của học sinh phổ thông”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

[14] M. Wu (2003), “Năng lực giải quyết vấn đề trong toán học”, NXB Đại học sư phạm Hà Nội.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu đánh giá năng lực giải quyết vấn đề trong dạy toán lớp 1 tại trường tiểu học trần quốc toản theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 (Trang 96 - 99)