Phân tích kết quả sau khi thực nghiệm

Một phần của tài liệu Thiết kế chủ đề stem kết hợp với phần mềm scractch vào dạy học môn khoa học ở tiểu học (Trang 71)

8. Kết cấu của đề tài

4.4. Phân tích kết quả sau khi thực nghiệm

4.4.1. Mức độ phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của HS lớp 4, lớp 5 về việc thực hiện chủ đề “Mê cung của những giọt nước” trong dạy học ở trường Tiểu học

Thông qua quá trình khảo nghiệm với 20 GV là những người có hiểu biết về STEM và phần mềm Scratch, tôi thu được kết quả về mức độ phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của HS khi thực hiện mô hình “Mê cung của những giọt nước” trong dạy học ở trường Tiểu học như sau:

Biểu đồ: Mức độ phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh lớp 4 và lớp 5 về việc thực hiện chủ đề “Mê cung của những giọt nước”

Qua kết quả thống kê trên biểu đồ ta thấy: Có 80% GV cho rằng đây là chủ đề rất phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của HSTH, 20% GV cho rằng phù hợp và 0% GV cho rằng chủ đề ít phù hợp hoặc chưa phù hợp. Vậy tôi có thể bước đầu đưa ra kết luận như sau: Chủ đề “Mê cung của những giọt nước” nếu được đưa vào dạy học cho HS lớp 4 và lớp 5 thì hoàn toàn phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của HS.

4.4.2. Mức độ phù hợp của nội dung về chủ đề thiết kế mô hình "Mê cung của những giọt nước" với nội dung CTGDPT môn Khoa học 2018

Biểu đồ: Mức độ phù hợp của nội dung về chủ đề thiết kế mô hình "Mê cung của những giọt nước" với nội dung CTGDPT môn Khoa học 2018

Qua kết quả thống kê trên biểu đồ ta thấy: Có 80% GV cho rằng đây là chủ đề rất phù hợp với CTGDPT 2018, 20% GV cho rằng phù hợp và 0% GV cho rằng chủ đề ít phù hợp hoặc chưa phù hợp. Từ số liệu trên, tôi đưa ra kết luận: Nội dung của chủ đề này hoàn toàn đáp ứng được những yêu cầu cần đạt của nội dung Chương trình Giáo dục phổ thông môn Khoa học, qua đó nhằm hình thành những năng lực, phẩm chất cho HS.

Rất phù hợp, 80% Phù hợp, 20% Ít phù hợp, 0% Không phù hợp, 0% Rất phù hợp, 80% Phù hợp, 20% Ít phù hợp, 0% Không phù hợp, 0%

4.4.3. Khả năng thực hiện của học sinh về việc thiết kế mô hình "Mê cung của những giọt nước" bằng phần mềm Scratch những giọt nước" bằng phần mềm Scratch

Thông qua quá trình thực nghiệm về khả năng thiết kế mô hình bằng phần mềm Scratch của HS theo chủ đề, tôi thu được kết quả như sau:

Biểu đồ: Khả năng thực hiện của HS về việc thiết kế mô hình “Mê cung của những giọt nước” bằng phần mềm Scratch

Từ biểu đồ có 70% GV cho rằng HS có khả năng thực hiện được mô hình “Mê cung của những giọt nước” bằng phần mềm Scratch, 30% GV cho rằng ít có khả năng và 0% GV cho rằng HS không có khả năng thực hiện thiết kế mô hình này. Qua đó, ta kết luận rằng: Chủ đề “Mê cung của những giọt nước” nếu được đưa vào dạy học môn Khoa học cho HSTH thì việc thiết kế mô hình qua nội dung bài học đối với HS là có khả năng thực hiện được.

4.4.4. Khả năng thực hiện mô hình "Mê cung của những giọt nước" vào thực tiễn dạy học hiện nay

Thông qua quá trình hỏi ý kiến đóng góp 20 GV về khả năng thực hiện mô hình này vào thực tiễn dạy học hiện nay, tôi thu được kết quả sau:

Biểu đồ: Khả năng thực hiện mô hình "Mê cung của những giọt nước” vào thực tiễn dạy học hiện nay

Có khả năng, 70% Ít có khả năng, 30% Không có khả năng, 0% Có khả năng, 75% Ít có khả năng, 25% Không có khả năng, 0%

Dựa vào biểu đồ trên ta có được kết quả cụ thể như sau: 75% GV cho rằng mô hình “Mê cung của những giọt nước” có khả năng thực hiện được trong thực tiễn dạy học hiện nay, 25% GV cho rằng ít có khả năng và 0% là không có khả năng. Từ đó ta có kết luận như sau: Việc thiết kế mô hình mang tính thực tiễn như trên là hoàn toàn có khả năng không chỉ GV mà HS cũng có thể tham gia thực hiện, đáp ứng nhu cầu đời sống ngày nay, mang tính thực tế cao.

4.4.5. Ý kiến, đánh giá của chuyên gia về việc vận dụng chủ đề dạy học “Mê cung của những giọt nước” trong trường Tiểu học hiện nay

Qua quá trình thực nghiệm với các GV có hiểu biết về STEM và phần mềm Scratch, tôi đã thu về một số ý kiến đánh giá về việc vận dụng chủ đề dạy học “Mê cung của những giọt nước” trong trường Tiểu học như sau:

Hầu hết các GV đều đánh giá đây là một chủ đề có tính khả thi (phù hợp, hiệu quả) cao nếu được vận dụng vào trong dạy học môn Khoa học ở Tiểu học. Tuy nhiên có một số ý kiến cho rằng với tình hình thực tiễn về cơ sở vật chất trong giáo dục của nước ta hiện nay thì khó có thể thực hiện đồng bộ dạy học theo mô hình STEM kết hợp với phần mềm Scratch trên cả nước.

4.5. Kết luận chương 4.

Ở chương này, tôi đã tiến hành lấy ý kiến chuyên gia tại trường TH Trần Cao Vân và trường TH Mỹ Lộc. Tôi sử dụng phương pháp xin ý kiến chuyên gia về mức độ khả thi của chủ đề STEM kết hợp phần mềm Scratch “Mê cung của những giọt nước” mà tôi đã thiết kế trong đề tài, thông qua phiếu xin ý kiến chuyên gia. Đây chính là cơ hội để tôi có thêm những kinh nghiệm quý báu trong thời gian thực hiện công trình nghiên cứu của mình. Đồng thời, chính nhờ quá trình thực nghiệm này sẽ đưa đề tài của tôi đến gần hơn với GV có kinh nghiệm lâu năm trong quá trình giảng dạy cũng như các GV trẻ được tiếp cận nhiều với các phương pháp dạy học mới nói chung và dạy học STEM nói riêng, nhằm tăng tính hiệu quả của công tác dạy học STEM kết hợp phần mềm Scratch trong dạy học môn Khoa học ở TH, góp phần nâng cao chất lượng GD và thực hiện đổi mới phương pháp dạy học.

Kết quả thực nghiệm cho thấy, chủ đề trên thể hiện được mức độ phù hợp và tính hiệu quả cao khi áp dụng trong dạy học môn Khoa học ở trường TH theo hình thức dạy học STEM kết hợp với phần mềm Scratch. Không những vậy, các chuyên gia còn có những nhận định tích cực về chủ đề trên, cụ thể các chuyên gia cho rằng chủ đề này phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của HSTH, đáp ứng với yêu cầu thay đổi của CTGDPT 2018 và có tính thực tế cao; nếu triển khai một cách đồng loạt GD STEM tại các trường TH, thì các chủ đề STEM kết hợp phần mềm Scratch này sẽ thực sự mang lại hiệu quả đáng mong đợi, đẩy mạnh quá trình tư duy sáng tạo và phát triển các năng lực, phẩm chất cần thiết cho người học.

KẾT LUẬN ĐỀ TÀI 1. Một số kết luận và kiến nghị

1.1. Kết luận

Đề tài nghiên cứu của tôi đạt được những kết quả sau:

Qua nghiên cứu, tìm hiểu về đặc điểm tâm sinh lý của HSTH, muốn HS học tập một cách tập trung và mang lại hiệu quả cần áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, hiện đại một cách phù hợp, thu hút được phần lớn sự chú ý và thích thú của HS vào các tiết học Khoa học.

Những lợi ích mà GD STEM và phần mềm Scratch trong GD nói chung và trong dạy học môn Khoa học ở TH nói riêng.

Thực trạng dạy học STEM và ứng dụng phần mềm Scratch trong dạy học ở trường TH nói chung và dạy học môn Khoa học nói riêng.

Qua quá trình khảo sát 120 HS và 30 GV tại trường TH Trần Cao Vân và trường TH Mỹ Lộc, tôi thấy rằng, hầu hết các GV đã được biết và tìm hiểu về GD STEM và phần mềm Scratch, tuy nhiên việc áp dụng hình thức dạy học STEM và phần mềm Scratch vào dạy học môn Khoa học vẫn chưa được phổ biến vì nhiều lí do khách quan khác nhau và lực lượng GV thật sự có thể tiến hành dạy học STEM còn rất hạn chế (đặc biệt đối với khu vực nông thôn). Và phần đông các em HS đều có mong muốn được tham gia vào các tiết học STEM cũng như được học và được chơi với phần mềm Scratch.

Từ những thông tin tìm hiểu được, tôi đã thiết kế chủ đề GD STEM kết hợp với phần mềm Scratch "Mê cung của những giọt nước” trong dạy học môn Khoa học ở TH nhằm đáp ứng với nhu cầu thực tiễn và nhu cầu học tập của HS hiện nay. Việc xác định và thiết kế được các chủ đề STEM kết hợp phần mềm Scratch vào dạy học môn Khoa học ở trường TH là một hoạt động vô cùng quan trọng, giúp GV định hướng được những hoạt động cần thiết, chủ đạo và tiến trình bài dạy hợp lí để phát triển tốt nhất các năng lực và phẩm chất cho người học.

Tiến hành thực nghiệm lấy ý kiến chuyên gia thông qua việc xin ý kiến từ các GV trong nhà trường thông qua bảng thực nghiệm.

1.2. Kiến nghị

Tôi đưa ra một số đề xuất để có thể hiện thực hóa chủ đề STEM kết hợp phần mềm Scratch vào dạy học môn Khoa học ở TH:

- Sinh viên khoa TH và GVTH nên tiếp cận với chương trình GDPT Tổng thể 2018 để hiểu rõ nội dung chương trình.

- Tổ chức tập huấn và đào tạo đội ngũ GV dạy học STEM

- GV phải chủ động nâng cao kĩ năng và nghiệp vụ sư phạm phục vụ cho dạy học STEM và phần mềm Scratch trong dạy học TH.

- Vận dụng chủ đề GD STEM kết hợp phần mềm Scratch “Mê cung của những giọt nước” vào dạy học môn Khoa học ở TH nhằm giúp HS hình thành, phát triển các năng lực và các phẩm chất chủ yếu.

- Cần nâng cao nhận thức của GV, các thành phần GD nói riêng và các cơ quan, ban nghành nói chung về tầm quan trọng của đổi mới phương pháp GD, đưa GD STEM và phần mềm Scratch vào thực hiện đồng bộ, nâng cao chất lượng GD, phát triển vững mạnh đất nước.

2. Hướng nghiên cứu sau đề tài

Từ những kết quả thu được sau quá trình nghiên cứu và thực nghiệm lấy ý kiến chuyên gia, tôi mong muốn có thể tiếp tục một số hướng nghiên cứu cho công trình khác nhằm nâng cao hiệu quả của công tác dạy học STEM và ứng dụng phần mềm Scratch vào dạy học môn Khoa học nói riêng và dạy học ở TH nói chung, tạo bước đệm kiến thức vững chắc trước khi hiện thực hóa các kiến thức ấy.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ GD&ĐT (2018)- Định hướng giáo dục STEM trong trường trung học.

2. Bộ GD&ĐT (2019), Tài liệu tập huấn về xây dựng và thiết kế các chủ đề giáo dục STEM trong trường trung học, Hà Nội.

3. Bộ GD&ĐT (2018), Chương trình giáo dục phổ thông mới trong Chương trình tổng thể

(Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

4. Đánh giá thực trạng giáo dục STEM Trên thế giới và giáo dục STEM tại Việt Nam, trên

trang https://robotsteam.vn/thuc-trang-giao-duc-stem-tren-the-gioi-va-giao-duc-stem- tai-viet-nam

5. Bùi Việt Hà (2020), Sách Tự học lập trình SCRATCH, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

6. TS. Nguyễn Thanh Nga, TS. Phùng Việt Hải, TS. Nguyễn Quang Linh, Th.S Hoàng Phước Muội, Th.S Nguyễn Anh Dũng, Th.S Ngô Trọng Tuệ (2017), Dạy học chủ đề

STEM cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông, NXB Đại học Sư phạm TP

Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.

7. Bùi Anh Tuấn, Bùi Lê Diễm, Trương Quốc Tuấn và Lâm Minh Huy (2019), Tiếp cận

mô hình giáo dục STEM thông qua phần mềm Scratch cho sinh viên sư phạm toán tại Trường Đại học Cần Thơ, “Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ”, 55 (3C), 56-

64.

8. TS. Đỗ Văn Tuấn – Chuyên gia giáo dục STEM (2014), Những điều cần biết về giáo

dục STEM, “Tin học và Nhà trường”, (182), 4-7.

9. Phạm Văn Tuấn (2015), Giáo trình SCRATCH 2.0, ngôn ngữ lập trình trực quan - Phần

cơ bản, Edutech.Vn.

10. Trần Trọng Thuỷ (Chủ biên), Nguyễn Quang Uẩn, Lê Ngọc Lan (1998), Tâm lí học

(Giáo trình đào tạo giáo viên Tiểu học hệ CĐSP và SP12+2), NXB Giáo dục, Hà Nội.

11. Nguyễn Quang Uẩn (Chủ biên), Nguyễn Kế Hào, Phan Thị Hạnh Mai (2007), Dự án

phát triển giáo viên tiểu học (Giáo trình Tâm lí học – Tài liệu đào tạo giáo viên tiểu học trình độ Cao đẳng và Đại học Sư phạm), NXB Giáo dục, Hà Nội.

12. Gonzalez, Heather B. & Kuenzi, Jeffrey J. Science, technology, engineering and mathematics (STEM) education 4 primer.

13. National Research Council, Evaluating and improving undergraduate teaching in

14. National Research Council (2011), Successful K-F2 STEM education: Identifying effective approaches in Science, technology, engineering, and mathematics, National

Academies Press.

15. Tsupros, N. Kohler and Hallinen, J. (2009), STEM education: 4 project to identify the

missing components, Intermediate Unit 1 and Carnegie Mellon, Pennsylvania.

16. Senay Purzer, Tamara J. Moore, Dale Baker, Leema Berland, Supporting the

implementation of the Next Generation Science Standards (NGSS) through research: Engineering.

PHỤ LỤC Phụ lục 1:

PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HIỂU BIẾT VỀ GIÁO DỤC STEM VÀ PHẦN MỀM SCRATCH DÀNH CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC

Kính chào quý thầy/ cô! Tôi đang thực hiện nghiên cứu đề tài “Thiết kế chủ đề STEM hết hợp với phần mềm Scratch vào dạy học môn Khoa học ở Tiểu học”. Để thực hiện đề tài này rất mong quý thầy cô giúp đỡ. Các câu hỏi này chỉ nhằm mục đích nghiên cứu và đảm bảo bí mật hoàn toàn ý kiến của quý thầy cô.

---

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời mà thầy/ cô cho là đúng. Câu hỏi 1: Theo thầy /cô, STEM là gì?

a. Là một nhóm nghiên cứu về dạy học tích hợp theo định hướng phát triển năng lực cho HSTH.

b. Là một thuật ngữ viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kĩ thuật) và Mathematics (Toán học), dùng để giải quyết các chính sách giáo dục và lựa chọn chương trình giảng dạy trong các trường học.

c. Là hoạt động dạy học lập trình, lắp ráp robot, cách tiếp cận công nghệ 4.0 cho HSTH.

d. Là môn học mà học sinh được học các kiến thức về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học một cách tích hợp, được thiết kế ở dạng chủ đề và học sinh được học kiến thức tích hợp dựa trên các chủ đề này.

Câu hỏi 2: Đâu là cách hiểu đúng nhất về giáo dục STEM?

a. Giáo dục STEM là hoạt động dạy học tích hợp theo định hướng phát triển năng lực cho HSTH.

b. Giáo dục STEM là phương pháp giáo dục sử dụng các thành tựu của Khoa học- Công nghệ- Kĩ thuật và các kiến thức Toán học vào trong dạy học nhằm tạo ra sự liên kết giữa kiến thức lí thuyết và thành tựu thực tiễn.

c. Giáo dục STEM là phương thức giáo dục tích hợp các môn Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức khoa học gắn liền với ứng dụng của chúng trong thực tiễn.

d. Giáo dục STEM là hình thức dạy học các môn Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học thông qua hoạt động trải nghiệm thực tế, tham quan các công trình, thành tựu Khoa học- Công nghệ- Kĩ thuật- Toán học.

Câu 3: Theo thầy/ cô, để dạy bài “Tre, mây, song” (Khoa học lớp 5) theo định hướng STEM thì có thể vận dụng các kiến thức từ những môn học nào?

Một phần của tài liệu Thiết kế chủ đề stem kết hợp với phần mềm scractch vào dạy học môn khoa học ở tiểu học (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)