Khả năng thực hiện của học sinh về việc thiết kế mô hình "Mê cung của những

Một phần của tài liệu Thiết kế chủ đề stem kết hợp với phần mềm scractch vào dạy học môn khoa học ở tiểu học (Trang 73 - 76)

8. Kết cấu của đề tài

4.4.3. Khả năng thực hiện của học sinh về việc thiết kế mô hình "Mê cung của những

những giọt nước" bằng phần mềm Scratch

Thông qua quá trình thực nghiệm về khả năng thiết kế mô hình bằng phần mềm Scratch của HS theo chủ đề, tôi thu được kết quả như sau:

Biểu đồ: Khả năng thực hiện của HS về việc thiết kế mô hình “Mê cung của những giọt nước” bằng phần mềm Scratch

Từ biểu đồ có 70% GV cho rằng HS có khả năng thực hiện được mô hình “Mê cung của những giọt nước” bằng phần mềm Scratch, 30% GV cho rằng ít có khả năng và 0% GV cho rằng HS không có khả năng thực hiện thiết kế mô hình này. Qua đó, ta kết luận rằng: Chủ đề “Mê cung của những giọt nước” nếu được đưa vào dạy học môn Khoa học cho HSTH thì việc thiết kế mô hình qua nội dung bài học đối với HS là có khả năng thực hiện được.

4.4.4. Khả năng thực hiện mô hình "Mê cung của những giọt nước" vào thực tiễn dạy học hiện nay

Thông qua quá trình hỏi ý kiến đóng góp 20 GV về khả năng thực hiện mô hình này vào thực tiễn dạy học hiện nay, tôi thu được kết quả sau:

Biểu đồ: Khả năng thực hiện mô hình "Mê cung của những giọt nước” vào thực tiễn dạy học hiện nay

Có khả năng, 70% Ít có khả năng, 30% Không có khả năng, 0% Có khả năng, 75% Ít có khả năng, 25% Không có khả năng, 0%

Dựa vào biểu đồ trên ta có được kết quả cụ thể như sau: 75% GV cho rằng mô hình “Mê cung của những giọt nước” có khả năng thực hiện được trong thực tiễn dạy học hiện nay, 25% GV cho rằng ít có khả năng và 0% là không có khả năng. Từ đó ta có kết luận như sau: Việc thiết kế mô hình mang tính thực tiễn như trên là hoàn toàn có khả năng không chỉ GV mà HS cũng có thể tham gia thực hiện, đáp ứng nhu cầu đời sống ngày nay, mang tính thực tế cao.

4.4.5. Ý kiến, đánh giá của chuyên gia về việc vận dụng chủ đề dạy học “Mê cung của những giọt nước” trong trường Tiểu học hiện nay

Qua quá trình thực nghiệm với các GV có hiểu biết về STEM và phần mềm Scratch, tôi đã thu về một số ý kiến đánh giá về việc vận dụng chủ đề dạy học “Mê cung của những giọt nước” trong trường Tiểu học như sau:

Hầu hết các GV đều đánh giá đây là một chủ đề có tính khả thi (phù hợp, hiệu quả) cao nếu được vận dụng vào trong dạy học môn Khoa học ở Tiểu học. Tuy nhiên có một số ý kiến cho rằng với tình hình thực tiễn về cơ sở vật chất trong giáo dục của nước ta hiện nay thì khó có thể thực hiện đồng bộ dạy học theo mô hình STEM kết hợp với phần mềm Scratch trên cả nước.

4.5. Kết luận chương 4.

Ở chương này, tôi đã tiến hành lấy ý kiến chuyên gia tại trường TH Trần Cao Vân và trường TH Mỹ Lộc. Tôi sử dụng phương pháp xin ý kiến chuyên gia về mức độ khả thi của chủ đề STEM kết hợp phần mềm Scratch “Mê cung của những giọt nước” mà tôi đã thiết kế trong đề tài, thông qua phiếu xin ý kiến chuyên gia. Đây chính là cơ hội để tôi có thêm những kinh nghiệm quý báu trong thời gian thực hiện công trình nghiên cứu của mình. Đồng thời, chính nhờ quá trình thực nghiệm này sẽ đưa đề tài của tôi đến gần hơn với GV có kinh nghiệm lâu năm trong quá trình giảng dạy cũng như các GV trẻ được tiếp cận nhiều với các phương pháp dạy học mới nói chung và dạy học STEM nói riêng, nhằm tăng tính hiệu quả của công tác dạy học STEM kết hợp phần mềm Scratch trong dạy học môn Khoa học ở TH, góp phần nâng cao chất lượng GD và thực hiện đổi mới phương pháp dạy học.

Kết quả thực nghiệm cho thấy, chủ đề trên thể hiện được mức độ phù hợp và tính hiệu quả cao khi áp dụng trong dạy học môn Khoa học ở trường TH theo hình thức dạy học STEM kết hợp với phần mềm Scratch. Không những vậy, các chuyên gia còn có những nhận định tích cực về chủ đề trên, cụ thể các chuyên gia cho rằng chủ đề này phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của HSTH, đáp ứng với yêu cầu thay đổi của CTGDPT 2018 và có tính thực tế cao; nếu triển khai một cách đồng loạt GD STEM tại các trường TH, thì các chủ đề STEM kết hợp phần mềm Scratch này sẽ thực sự mang lại hiệu quả đáng mong đợi, đẩy mạnh quá trình tư duy sáng tạo và phát triển các năng lực, phẩm chất cần thiết cho người học.

KẾT LUẬN ĐỀ TÀI 1. Một số kết luận và kiến nghị

1.1. Kết luận

Đề tài nghiên cứu của tôi đạt được những kết quả sau:

Qua nghiên cứu, tìm hiểu về đặc điểm tâm sinh lý của HSTH, muốn HS học tập một cách tập trung và mang lại hiệu quả cần áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, hiện đại một cách phù hợp, thu hút được phần lớn sự chú ý và thích thú của HS vào các tiết học Khoa học.

Những lợi ích mà GD STEM và phần mềm Scratch trong GD nói chung và trong dạy học môn Khoa học ở TH nói riêng.

Thực trạng dạy học STEM và ứng dụng phần mềm Scratch trong dạy học ở trường TH nói chung và dạy học môn Khoa học nói riêng.

Qua quá trình khảo sát 120 HS và 30 GV tại trường TH Trần Cao Vân và trường TH Mỹ Lộc, tôi thấy rằng, hầu hết các GV đã được biết và tìm hiểu về GD STEM và phần mềm Scratch, tuy nhiên việc áp dụng hình thức dạy học STEM và phần mềm Scratch vào dạy học môn Khoa học vẫn chưa được phổ biến vì nhiều lí do khách quan khác nhau và lực lượng GV thật sự có thể tiến hành dạy học STEM còn rất hạn chế (đặc biệt đối với khu vực nông thôn). Và phần đông các em HS đều có mong muốn được tham gia vào các tiết học STEM cũng như được học và được chơi với phần mềm Scratch.

Từ những thông tin tìm hiểu được, tôi đã thiết kế chủ đề GD STEM kết hợp với phần mềm Scratch "Mê cung của những giọt nước” trong dạy học môn Khoa học ở TH nhằm đáp ứng với nhu cầu thực tiễn và nhu cầu học tập của HS hiện nay. Việc xác định và thiết kế được các chủ đề STEM kết hợp phần mềm Scratch vào dạy học môn Khoa học ở trường TH là một hoạt động vô cùng quan trọng, giúp GV định hướng được những hoạt động cần thiết, chủ đạo và tiến trình bài dạy hợp lí để phát triển tốt nhất các năng lực và phẩm chất cho người học.

Tiến hành thực nghiệm lấy ý kiến chuyên gia thông qua việc xin ý kiến từ các GV trong nhà trường thông qua bảng thực nghiệm.

1.2. Kiến nghị

Tôi đưa ra một số đề xuất để có thể hiện thực hóa chủ đề STEM kết hợp phần mềm Scratch vào dạy học môn Khoa học ở TH:

- Sinh viên khoa TH và GVTH nên tiếp cận với chương trình GDPT Tổng thể 2018 để hiểu rõ nội dung chương trình.

- Tổ chức tập huấn và đào tạo đội ngũ GV dạy học STEM

- GV phải chủ động nâng cao kĩ năng và nghiệp vụ sư phạm phục vụ cho dạy học STEM và phần mềm Scratch trong dạy học TH.

- Vận dụng chủ đề GD STEM kết hợp phần mềm Scratch “Mê cung của những giọt nước” vào dạy học môn Khoa học ở TH nhằm giúp HS hình thành, phát triển các năng lực và các phẩm chất chủ yếu.

- Cần nâng cao nhận thức của GV, các thành phần GD nói riêng và các cơ quan, ban nghành nói chung về tầm quan trọng của đổi mới phương pháp GD, đưa GD STEM và phần mềm Scratch vào thực hiện đồng bộ, nâng cao chất lượng GD, phát triển vững mạnh đất nước.

Một phần của tài liệu Thiết kế chủ đề stem kết hợp với phần mềm scractch vào dạy học môn khoa học ở tiểu học (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)