KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh quận long biên giai đoạn 2017 – 2020 (Trang 40 - 45)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và khái quát về chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai quận Long Biên. văn phòng đăng ký đất đai quận Long Biên.

3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội quận Long Biên

a. Điều kiện tự nhiên

Ngày 6/11/2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 132/2003/NĐ-CP về việc

điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập Quận Long Biên thuộc Thành phố Hà

Nội. Theo đó, Long Biên có diện tích 6.038,24 ha, có 14 đơn vị hành chính trực

thuộc với 301 tổ dân phố. Danh sách các phường bao gồm Cự Khối, Thạch Bàn, Long Biên, Bồ Đề, Ngọc Thụy, Ngọc Lâm, Gia Thụy, Thượng Thanh, Việt Hưng,

Phúc Đồng, Sài Đồng, Phúc Lợi, Giang Biên, Đức Giang.

Long Biên nằm ở cửa ngõ phía đơng Bắc của Thủ đô Hà Nội, là một trong 9

quận nội thành của Thành phố Hà Nội. Phía Bắc giáp với huyện Đơng Anh, Phía đơng giáp với huyện Gia Lâm, Phía Nam giáp quận Hồng Mai, Phía Tây giáp quận

Quận Long Biên nằm có vị trí thuận lợi, là điểm tập trung nhiều đầu mối giao thông quan trọng với nhiều tuyến giao thông lớn như đường sắt, đường quốc lộ, đường thuỷ nối liền các tỉnh phía Bắc và các tỉnh phía Đơng Bắc. Những yếu tố trên

là cơ sở quan trọng phát triển công nghiệp cảng sông hiện đại, đáp ứng yêu cầu của

các cụm công nghiệp kỹ thuật cao trên địa bàn cũng như quá trình phát triển đơ thị

hố, đồng thời tạo được sự giao lưu trong hoạt động kinh tế. b. Đặc điểm kinh tế- xã hội

- Trong giai đoạn vừa qua (2017 - 2020) kinh tế của quận đạt tốc độ tăng

trưởng khá và ổn định, giá trị sản xuất các ngành đạt tốc độ tăng trưởng bình quân

hàng năm: thương mại - dịch vụ 24,2%; công nghiệp 18,2%; nông nghiệp 5,5%. Thu ngân sách trên địa bàn hàng năm đều tăng, năm sau cao hơn năm trước: trung bình tăng 21%/năm (chỉ tiêu đặt ra: 12 - 15%). Cơ bản đã khai thác có hiệu quả các nguồn thu, đặc biệt là các nguồn thu từ lợi thế của địa phương như: thu thuế ngồi quốc doanh bình

qn tăng 30%/năm; các khoản thu khác như thu hoa lợi công sản, thu từ các phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế... đều đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch hàng năm.

- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo đúng định hướng và chuyển dịch nhanh

sang thương mại, dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp đô thị sinh thái. Tỷ trọng của ngành công nghiệp - xây dựng cơ bản đã giảm nhanh từ 53,6% (năm 2017) xuống

42% (năm 2020).Tỷ trọng ngành thương mại, dịch vụ tăng nhanh, năm 2017 là 43,5%, năm 2018 tăng lên 50,8% và năm 2020 là 55,6%. Tỷ trọng ngành nông nghiệp không biến động nhiều, năm 2017 là 1,9%, năm 2018 tăng lên 2,2% và năm 2020 là khoảng 1,9%.

Như vậy, mặc dù cơ cấu kinh tế của quận đã có sự chuyển dịch theo đúng định hướng nhưng chưa nhanh và mạnh, chưa tương xứng

- Thực trạng phát triển ngành kinh tế:

Ngành nông nghiệp: Kết quả bước đầu đã tăng năng suất lúa bình quân đạt

45,5tạ/ha (kế hoạch 41,5tạ/ha), ngô đạt 40 tạ/ha (kế hoạch 37tạ/ha); giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác đạt 45 triệu đồng, tăng 2,3% so với năm 2018. Xây dựng các mô

hình sản xuất cây ăn quả, mơ hình chăn ni rắn tập trung và mơ hình vùng sản xuất tập trung để có cơ chế đầu tư tiến bộ kỹ thuật. Q trình cơng nghiệp hố và đơ thị

hố cùng với sự hình thành các khu dân cư tập trung làm cho diện tích đất nông

nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Những năm gần đây, thực hiện chủ trương của Quận uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND quận Long Biên về chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp nên diện tích đất trũng đã được sử dụng để ni trồng thuỷ sản, trồng

cây ăn quả, chăn nuôi kết hợp…đến nay trên địa bàn quận đã có một số trang trại có diện tích lớn như: Khu Hồ Miễu (phường Thượng Thanh); khu Hồ Thạch Bàn, khu Tầm Dâu (phường Phúc Đồng); khu Bể, khu Vườn Trũng (phường Giang Biên). Về

quy mơ, số trang trại có diện tích lớn hơn 3 ha chiếm tỷ lệ nhỏ (20,5%), còn lại chủ yếu có diện tích từ 1 đến 2,5 ha tập trung tại các phường có diện tích ao hồ lớn thuộc vùng trũng của quận như Thạch Bàn, Phúc Lợi, Phúc Đồng. Năm 2019, đã chuyển đổi được 48ha từ diện tích trồng ngô sang trồng cây ăn quả tại phường Cự Khối,

Long Biên, Giang Biên, Ngọc Thụy, Thượng Thanh. Đến nay toàn quận đã chuyển đổi được 200ha từ cây ngô sang trồng các loại cây ăn quả như ổi, táo, đu đủ, nhãn…

bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao; tiếp tục duy trì tổ chức sản xuất rau an toàn

tại 3 vùng bãi phường Giang Biên, Cự Khối, Phúc Lợi với diện tích 20,2ha, phát triển mới tại phường Thượng Thanh 1,8ha.

Ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng: Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 3330 tỷ đồng, tỷ trọng ngành công nghiệp chiếm 44,78% trong cơ cấu

kinh tế. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp đã có khởi sắc, sản

xuất và tiêu thụ sản phẩm tăng cao, đặc biệt là trong những ngành sản xuất phục vụ

thị trường nội địa. Tính theo thành phần kinh tế, Cơng ty cổ phần tăng 10,6%, công ty TNHH tăng 8,5%, kinh tế cá thể tăng 8,2%; kinh tế tập thể sau thời kỳ suy giảm

đã có sự tăng trưởng khá (tăng 9,2%). Tồn quận có 3 khu cơng nghiệp là Sài Đồng

A, Đài Tư và Hanel, gần 300 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp phân bố trên khắp các phường của quận.

Nhìn chung giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn quận hàng năm đều tăng nhanh, chủ yếu tập trung ở hai thành phần kinh tế cá thể và kinh tế hỗn hợp. Trên địa bàn quận ngành nghề sản xuất cơng nghiệp ngồi quốc doanh khá đa dạng và phong phú. Nhưng chủ yếu vẫn là các ngành thuộc khối công nghiệp chế biến tập trung chủ yếu vào các ngành: Sản xuất thực phẩm, đồ uống, trang phục, hoá chất, đồ gỗ và các

Ngành dịch vụ - thương mại: Ngành thương mại dịch vụ đóng vai trị quan

trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của quận Long Biên. Cùng với q trình đơ

thị hố đang diễn ra nhanh chóng và đời sống nhân dân ngày một nâng cao, ngành

thương mại dịch vụ trên địa bàn quận đang phát triển với tốc độ nhanh. Tỷ trọng

thương mại dịch vụ tăng nhanh trong những năm gần đây. Quận đang chủ trương tập trung tạo điều kiện để các ngành sản xuất kinh doanh kim khí, sản phẩm gỗ, bào bì ... phát triển mạnh và đẩy mạnh các nhà nghỉ, ăn uống và y tế. Trong năm qua, đã xây mới và hoàn thành, đưa vào sử dụng 5 chợ: chợ Thượng Cát – Thượng Thanh, chợ May 10 – Phúc Lợi, chợ Kim Quan – Việt Hưng, chợ Diêm Gỗ - Đức Giang, chợ Cự Khối với tổng diện tích 12.938,6m2 , tạo chỗ kinh doanh ổn định cho 866 hộ, kinh

phí xây dựng chợ là 12,6 tỷ đồng.

Tổng số dân của quận tính đến cuối kỳ 31/12/2019 là 248.992 người, mật độ

dân số trung bình chung ở mức cao đạt 3.183 người/km2 . Thu nhập bình quân đầu người đạt 49,37 triệu đồng/người.

- Cơ sở hạ tầng: Giao thông Hệ thống giao thông trên mặt đê sông Hồng và đê sông Đuống. Hệ thống này cùng với đường vành đai 3 chạy gần như bao quanh quận. Hệ thống đê chia quận thành khu vực trong đồng và khu vực ngoài bãi (bao gồm bãi sông Hồng và bãi sông Đuống). Hệ thống chiều dài các tuyến đường bộ (có bề rộng từ 2m trở lên) trên địa bàn quận là 301,67 km, đạt 5,02 km/km2 (chỉ tiêu này của quận Hoàn Kiếm là hơn 14 km/km2). Khái quát phân nhóm các loại đường trên địa

bàn quận Long Biên như sau: Dọc theo đường quốc lộ 1 cũ và đường quốc lộ 5 có

hai tuyến đường sắt đi Lạng Sơn và đi Hải Phòng. Đây là hai tuyến giao thông đường sắt đối ngoại liên tỉnh chạy qua quận Long Biên. Hai tuyến này hầu như chưa có vai trị tích cực trong giao thơng nội đơ; Hồng và sông Đuống đã và đang là hai tuyến

giao thông đường thuỷ quan trọng đối với quận Long Biên. Tuy nhiên, năng lực vận tải thủy của hai tuyến này đối với Long Biên còn hạn chế, do hệ thống cảng sơng cịn yếu kém; Trên địa bàn quận Long Biên có cụm cảng hàng khơng Gia Lâm. Cụm này

đóng vai trị giao thơng đối ngoại cho cả khu vực, hầu như khơng có vai trị gì trong

- Hệ thống cấp nước, thoát nước Nguồn cấp nước: Trên địa bàn Quận có Nhà máy nước Gia Lâm có cơng suất 30.000 m3 /ngày đêm và trạm nước sân bay Gia

Lâm có cơng suất 6.000 m3 /ngày đêm, dự án nâng công suất nhà máy nước Gia Lâm lên 60.000 m3 /ngày đêm đang được triển khai. Hiện trên địa bàn quận có 8/14

phường được cấp nước sạch là: Ngọc Lâm, Bồ Đề, Thượng Thanh, Đức Giang, Việt Hưng, Gia Thụy, Phúc Đồng, Sài Đồng với 25.000 hộ dân tiêu thụ 20.000 m3 nước/ngày đêm. Hiện đã có 2 phường đã có dự án đầu tư nước sạch là: Ngọc Thụy,

Thạch Bàn với giá trị dự án là 29 tỷ đồng. Phường Long Biên đang lập dự án nước sạch với giá trị 14 tỷ đồng. Như vậy vẫn cịn 3 phường chưa có dự án nước sạch

gồm: Cự Khối, Giang Biên, Phúc Lợi. Những phường này hiện cũng đang đề nghị

UBND Thành phố triển khai lập dự án cung cấp nước sạch. Hệ thống thốt nước: Nhìn chung hệ thống thốt nước của Long Biên vẫn gồm các cống, rãnh, mương đất nhỏ giúp thoát nước từ các khu dân cư ra các mương tiêu liên phường hoặc thoát ra các ao hồ hiện có, sau đó thốt vào hệ thống mương tiêu nông nghiệp và đổ ra sông Cầu Bây. Tuy nhiên, hệ thống mương này đều thiếu, xuống cấp và khơng đảm bảo

khả năng thốt nước. Trên địa bàn quận chưa có hồ điều hồ kết hợp trạm bơm

cưỡng bức, hầu hết hệ thống kênh dẫn chủ yếu là kênh đất.

3.1.2. Hiện trạng sử dụng đất đai quận Long Biên

Tổng diện tích tự nhiên của tồn quận theo kết quả thống kê đất đai năm 2019 của quận là 5993,03ha. Trong đó :

- Đất nơng nghiệp 1.579,23 ha, chiếm 26.35% diện tích tự nhiên. - Đất phi nơng ngiệp 4.279,32 ha, chiếm 71,40% diện tích tự nhiên. - Đất chưa sử dụng 134,48 ha, chiếm 2.25 % diện tích tự nhiên.

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh quận long biên giai đoạn 2017 – 2020 (Trang 40 - 45)