sử CSR thông qua bài báo "Sự phát triển của một cấu trúc định nghĩa‟, đã đưa ra một tầm cao mới trong các nền văn học liên quan trong thập kỷ này và có thể thực sự được đánh giá cao.
2.2.1.6. Giai đoạn đầu thế kỷ 21
Đầu thế kỷ 21 đến nay, ngày càng có nhiều định nghĩa mới với các yếu tố cấu thành mới về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Ngày nay, các tập đoàn lớn đang có đầy đủ các bộ phận CSR được hình thành và thuê Người quản lý CSR cũng như chuyên gia tư vấn CSR. Các công ty luật và kế toán đang nổi lên để giải quyết các vấn đề CSR trong các lĩnh vực liên quan của họ. Các trường đại học đang tổ chức các hội nghị CSR và các nhà nghiên cứu đang đóng góp cho nền lý thuyết mới trong lĩnh vực CSR với một động lực lớn; có những nhà xuất bản đang in sách và tạp chí liên quan đến CSR; có các nhà báo, những người đang đưa tin về các vấn đề CSR trên các tờ báo. Những quan niệm, nhận thức và quan sát này được hỗ trợ bởi McBarnet và cộng sự (2009). Công chúng hiện đang chú ý hơn bao giờ hết về những gì các công ty đang nói về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và những gì họ đang làm trong thực tế.
2.2.2. Các mô hình của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
2.2.2.1. Mô hình kinh tự tháp của Caroll (1991) về trách nhiệm xã hội củadoanh nghiệp doanh nghiệp
Theo mô hình của Caroll (1991), trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được chia làm 4 khía cạnh là kinh tế, pháp lý, đạo đức và làm từ thiện. Doanh nghiệp lúc này được xem như một khía cạnh kinh tế tồn tại trong xã hội, cho nên chức năng cốt yếu là đảm bảo các mục tiêu kinh tế. Carrol (1991) cũng đã sắp xếp bốn khía cạnh này theo thứ tự quan tâm tăng dần cũng như thực lực của doanh nghiệp. Ngoài ra, mô hình của Caroll cũng phản án quy mô và trật tự hoàn thành mực tiêu của từng thành phần trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp theo bốn yếu tố trên. Tuy nhiên, khi xây dựng mô hình kim tự tháp về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp lúc bấy giờ, Caroll (1991) đã dựa trên bối cảnh từ các doanh nhiệp tại Hoa Kỳ vào những thập niên 1980s và 1990s. Đồng thời, Matten & Moon (2008) nhận định việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp gắn liền với điều kiện văn hoá, kinh tế và chính trị ở mỗi
quốc gia. Thực tiễn thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp giữa các quốc gia là khác nhau (Trần & Nguyễn, 2021) và không thể có một mô hình trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp giống nhau trên toàn thế giới (Visser, 2011). Đến năm 2016 khi nói về mô hình về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, Caroll khẳng định lại mô hình kim tự tháp về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được ông xây dựng từ năm 1979 được dựa trên cơ sở quan trọng là “xã hội tư bản kiểu Mỹ” và “doanh nghiệp tự do”. Do đó, Caroll (2016) đã cảnh báo những người áp dụng mô hình của ông vào năm 1991 cần chú ý và xem xét khi đưa vào áp dụng sao cho phù hợp với bối cảnh của doanh nghiệp và địa phương.
Trách nhiệm từ thiện
Là một công dân doanh nghiệp tốt. Có đóng góp nguồn lực cho cộng động, cải thiện
chất lượng cuộc sống Trách nhiệm đạo đức
Thực hiện đúng những gì được coi là công bằng, đúng đắn, hợp lý
Trách nhiệm pháp lý
Cần phải hoạt động đúng theo pháp luật Trách nhiệm kinh tế
Cần phải có lợi nhuận. Đây là nền tảng của mọi trách nhiệm khác
Hình 2.2. Mô hình kim tự tháp của Caroll về CSR