Các định nghĩa về CSR đã phát triển tốt trong những năm 1970. Năm 1979, Carroll, một học giả dẫn đầu nghiên cứu về CSR đã đưa ra định nghĩa sau: “Trách nhiệm xã hội của kinh doanh bao gồm các kỳ vọng kinh tế, luật pháp, đạo đức và sự tùy ý mà xã hội có đối với các tổ chức tại một thời điểm nhất định” (Carroll, 1979). Các doanh nhân trong thời kỳ đó đã tham gia đáng kể vào hoạt động từ thiện của doanh nghiệp và các mối quan hệ cộng đồng. Một số định nghĩa xuất hiện lần này nhấn mạnh sự bao gồm của các bên liên quan, cần thiết để phù hợp với kỳ vọng của công chúng và việc sử dụng CSR vì lợi ích lâu dài của xã hội. Bốn khía cạnh của hoạt động xã hội đã trở nên nổi tiếng trong thời kỳ này. Đó là trách nhiệm xã hội, kế toán xã hội, chỉ số xã hội và kiểm toán xã hội (Backman 1975).
2.2.1.4. Giai đoạn những năm 1980
Giai đoạn những năm 1980 đã đóng góp thêm về các định nghĩa CSR và các lý thuyết mở rộng liên quan. Cụ thể, Carroll (1983) đưa ra một định nghĩa mới về các khía cạnh của CSR bao gồm bốn phần: kinh tế, pháp lý, đạo đức và tình nguyện nguyện hoặc từ thiện. Trong khi đó, Freeman (1984) đã đưa ra Lý thuyết các bên liên quan rất tiêu biểu, trong đó thể hiện sự tham gia và vai trò của các bên liên quan trong việc thúc đẩy CSR bao gồm khách hàng, đối thủ cạnh tranh, hiệp hội thương mại, truyền thông, môi trường, nhà cung cấp, chính phủ, người ủng hộ người tiêu dùng, cộng đồng địa phương và cộng đồng doanh nghiệp. Các định nghĩa trong giai đoạn này cũng góp phần xác định mối quan hệ giữa CSR và khả năng sinh lời (Cochran và Wood 1984). Thực tế là các hoạt động CSR làm tăng uy tín của các doanh nghiệp, làm tăng niềm tin của người tiêu dùng vào các sản phẩm và dịch vụ của các doanh nghiệp đó. Kết quả là từ đó lợi nhuận cũng tăng lên.