Các nghiên cứu về hành vi mua sắm thông thường

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm sản phẩm chăm sóc vệ sinh cá nhân của người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn Covid-19 (Trang 33 - 35)

Nghiên cứu của Hà Ngọc Thắng và Nguyễn Thành Độ (2016) trong khảo sát “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng Việt

Nam: Nghiên cứu mở rộng thuyết hành vi dự định” đã ứng dụng mô hình thuyết hành vi dự định của Ajzen với sự mở rộng thêm yếu tố rủi ro cảm nhận, khảo sát trên những người có kinh nghiệm sử dụng Internet vào mục đích mua sắm trực tuyến ở Việt Nam. Kết quả từ phân tích hồi quy cho thấy, thái độ và nhận thức kiểm soát hành

vi của người tiêu dùng có ảnh hưởng cùng chiều đến ý định mua trực tuyến, trong khi rủi ro cảm nhận có ảnh hưởng ngược chiều đến ý định mua trực trực tuyến của người

tiêu dùng.

Nghiên cứu “Sức khỏe và mỹ phẩm: khảo sát giá trị tiêu dùng về việc mua các sản phẩm chăm sóc cá nhân hữu cơ” (tên gốc tiếng Anh: “Health and cosmetics: Investigating consumers’ values for buying organic personal care products”) của tác giả Ghazalia và cộng sự (2017) được thực hiện trên sự vận dụng mô hình TPB mở rộng thêm các yếu tố về cảm nhận giá trị. Kết quả nghiên cứu cho thấy thái độ, nhận thức hành vi kiểm soát và các giá trị nhận thức về sức khỏe, an toàn, hưởng lạc và môi trường có ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ mua sắm sản phẩm chăm sóc cá nhân hữu cơ.

Nguyễn Thị Quỳnh Nga và Lê Đặng Như Huỳnh (2020) đã khám phá và phân tích “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm mỹ phẩm organic của người

tiêu dùng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” dựa trên mô hình lý thuyết hành vi dự định. Mô hình nghiên cứu đề xuất 5 biến độc lập gồm nhận thức về sức khỏe, nhận thức về môi trường, nhận thức về giá trị an toàn, nhận thức về chất lượng và chuẩn chủ quan. Với phương pháp nghiên cứu định lượng trên mẫu khảo sát 200 người tiêu dùng, kết quả cho thấy cả 5 nhân tốc đều có tác động đến ý định mua của người tiêu dùng, trong đó nhận thức về giá trị an toàn là nhân tố có tác động mạnh nhất. Hạn chế của bài nghiên cứu là chỉ đo lường mối quan hệ một chiều giữa các nhân tố thông qua mô hình tuyến tính bội. Tác giả đề xuất sử dụng phần mềm AMOS nhằm ứng dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM để có kết quả chuẩn xác hơn về các mối quan hệ giữa các nhân tố trong mô hình.

Nghiên cứu của Phạm Hùng Cường và Trần Thị Hậu (2021) đã xem xét những yếu tố ảnh hưởng đến “Quyết định mua sản phẩm chăm sóc da mặt của người tiêu dùng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”dựa trên thuyết hành vi dự định. Qua

phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM), kết quả nghiên cứu cho thấy thái độ, chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi, hình ảnh thương hiệu, kiến thức của người tiêu dùng, xuất xứ và mức độ tham gia có ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng, trong đó thái độ được xem xét dưới cả góc độ thái độ đối với đối tượng – sản phẩm chăm sóc da mặt và thái độ đối với hành vi – mua và sử dụng sản phẩm chăm sóc da mặt.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm sản phẩm chăm sóc vệ sinh cá nhân của người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn Covid-19 (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(163 trang)
w