Phân tích nhân tố khẳng định CFA

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm sản phẩm chăm sóc vệ sinh cá nhân của người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn Covid-19 (Trang 79 - 82)

Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) cho phép kiểm tra cấu trúc lý thuyết của các thang đo lường như mối quan hệ giữa một khái niệm nghiên cứu với các khái niệm nghiên cứu khác mà không bị chệch do sai số đo lường (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2009) .

Quá trình phân tích nhân tố EFA trích rút được bảy (07) nhân tố của thang đo, các yếu tố bao gồm:

Thái độ đối với hành vi mua sắm các sản phẩm CSVSCN trong mùa dịch COVID-19: TD1, TD2, TD3, TD4, TD5

Chuẩn chủ quan đối với hành vi mua sắm các sản phẩm CSVSCN trong mùa dịch COVID-19: CQ1, CQ2, CQ3, CQ5, CQ6

Nhận thức kiểm soát hành vi đối với hành vi mua sắm sản phẩm CSVSCN trong mùa dịch COVID-19: KS1, KS2, KS3, KS4, KS5

Nỗi sợ COVID-19: CX1, CX2, CX4, CX5, CX7 Giá trị sức khỏe: SK1, SK2, SK3, SK4, SK5, SK6 Ý định mua sắm: YD1, YD2, YD3, YD4

Hành vi mua sắm: HV1, HV2, HV3, HV4

Bảy thang đo lường các cấu trúc khái niệm từ kết quả phân tích EFA ở trên sẽ là đối tượng của phân tích nhân tố khẳng định (CFA) bằng phần mềm AMOS. Mô hình kết quả phân tích CFA đã chuẩn hóa được thể hiện trong hình 4.1.

Mức độ phù hợp của mô hình với dữ liệu nghiên cứu:

Kết quả của mô hình được thể hiện trong hình 4.1 cho biết Chi-square là 771,435 với 506 bậc tự do, giá trị thống kê p bằng 0,000 nhỏ hơn 0,5 (phụ lục 5.1), chứng tỏ mô hình này có ý nghĩa thống kê với cỡ mẫu 348. Giá trị Chi-square điều chỉnh theo bậc tự do (Chi-square/df) là 1,525 nhỏ hơn 2; chỉ số CFI là 0,966, TLI là 0,962 đều lớn hơn mức đề nghị 0,9; chỉ số GFI là 0,888 gần bằng 0,9; chỉ số RMSEA là 0,039 nhỏ hơn 0,8. Như vậy, có thể kết luận mức độ phù hợp của mô hình với dữ liệu là cao.

Giá trị hội tụ

Tại phụ lục 5.4, cho ta thấy các trọng số chuẩn hóa của thang đo đều lớn hơn 0,5 và các trọng số chưa chuẩn hóa đều có ý nghĩa thống kê (p nhỏ hơn 0,05) (phụ lục 5.3) nên các khái niệm đạt được giá trị hội tụ (Gerbring và Anderson, 1988).

chisquare 771.435; df 506; p=.000

Hình 4.1: Kết quả phân tích CFA đã chuẩn hóa

Độ tin cậy

Kiểm định Cronbach’s Alpha cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha của từng nhân tố đều có giá trị lớn hơn 0,7; độ tin cậy tổng hợp và trung bình phương sai trích (AVE) của từng nhân tố đều có giá trị lớn hơn 0,5 (bảng 4.10). Do vậy các nhân tố trong mô hình là đảm bảo độ tin cậy.

Giá trị phân biệt

Từ kết quả kiểm định khái niệm ở bảng 4.10, cho thấy Maximum Shared Variance (MSV) nhỏ hơn trung bình phương sai trích (AVE) và theo bảng 4.11 căn bậc hai của AVE đều lớn hơn các giá trị tương quan của nó với các khái niệm khác, do vậy thang đo đạt giá trị phân biệt.

Bảng 4.10: Tóm tắt kết quả kiểm định các khái niệm

Khái niệm Mã hóa CA CR AVE MSV

Thái độ TD 0,915 0,915 0,685 0,305 Chuẩn chủ quan CQ 0,913 0,914 0,680 0,305 Nhận thức kiểm soát hành vi KS 0,915 0,918 0,693 0,274 Nỗi sợ COVID-19 CX 0,908 0,911 0,671 0,187 Giá trị sức khỏe SK 0,888 0,889 0,573 0,187 Ý định mua sắm YD 0,868 0,872 0,632 0,274 Hành vi mua sắm HV 0,861 0,865 0,617 0,281

(CA: Cronbach’s Alpha; CR: độ tin cậy tổng hợp; AVE: trung bình phương sai trích; MSV: phương sai riêng lớn nhất).

(Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả (2021))

Như vậy, kết quả đo lường cho thấy mô hình có độ tin cậy, có giá trị hội tụ và giá trị phân biệt, và vì vậy phù hợp để phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM.

Tóm lại, trên nền tảng kết quả phân tích độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích nhân tố khẳng định CFA, mô hình nghiên cứu sẽ sử dụng các khái niệm cùng với các biến quan sát tương ứng như bảng 4.12.

Bảng 4.11: Căn bậc hai của AVE và hệ số tương quan Thành AVE TD CQ KS CX SK YD HV phầnTD 0,685 0,827 0,827 CQ 0,680 0,825 0,552 0,825 KS 0,693 0,833 0,457 0,346 0,833 CX 0,671 0,819 0,278 0,278 0,229 0,819 SK 0,573 0,757 0,297 0,195 0,249 0,433 0,757 YD 0,632 0,795 0,452 0,392 0,523 0,400 0,349 0,795 HV 0,617 0,785 0,435 0,530 0,478 0,193 0,205 0,353 0,785

(Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả (2021))

Bảng 4.12: Các khái niệm cho mô hình nghiên cứu

TT Khái niệm Biến quan sát Số biến

quan sát

1 Thái độ đối với hành vi TD1, TD2, TD3, TD4, TD5 5

2 Chuẩn chủ quan CQ1, CQ2, CQ3, CQ5, CQ6 5 Nhận thức kiểm soát hành 3 vi KS1, KS2, KS3, KS4, KS5 5 4 Nỗi sợ COVID-19 CX1, CX2, CX4, CX5, CX7 5 SK1, SK2, SK3, SK4, SK5, 5 Giá trị sức khỏe SK6 6

6 Ý định mua sắm YD1, YD2, YD3, YD4 4

7 Hành vi mua sắm HV1, HV2, HV3, HV4 4

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm sản phẩm chăm sóc vệ sinh cá nhân của người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn Covid-19 (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(163 trang)
w