Kết quả nghiên cứu định tính

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm sản phẩm chăm sóc vệ sinh cá nhân của người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn Covid-19 (Trang 48 - 50)

Các cuộc phỏng vấn được thực hiện sau hai vòng đã đạt được sự đồng thuận. Kết quả của phần một: các ý kiến tương đối trùng khớp với nhau ở vòng một.

- Các chuyên gia đều cho rằng có khá nhiều mặt hàng chăm sóc vệ sinh cá nhân được sử dụng trong giai đoạn đại dịch COVID-19, nhưng quan trọng hơn hết là:

xà phòng rửa tay, gel rửa tay khô, dung dịch diệt khuẩn tay và bề mặt, nước súc miệng, sữa tắm kháng khuẩn. Thị trường sản phẩm chăm sóc cá nhân nói chung và sản phẩm chăm sóc vệ sinh cá nhân nói riêng đều có tăng trưởng mạnh trong thời kỳ dịch Covid-19 so với trước khi có dịch nhưng thị trường này sẽ dần đi vào ổn định sau khi thành phố Hồ Chí Minh bước vào giai đoạn “bình thường mới”. Các nhân tố chính ảnh hưởng đến hành vi mua các sản phẩm chăm sóc vệ sinh cá nhân này có thể kể đến gồm: tính năng diệt khuẩn của sản phẩm, tính an toàn, sự quan tâm về sức khỏe, sự lo lắng vì rủi ro nhiễm bệnh, lời khuyên từ các cơ quan y tế. Các nhân tố này đều có tác động đến hành vi mua của người tiêu dùng trong giai đoạn trước dịch và trong dịch, nhưng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố được thể hiện rõ hơn trong thời kỳ dịch bệnh.

Kết quả của phần hai: ở vòng một, có một số ý kiến cho rằng khái niệm nêu trong bảng hỏi còn hơi khó hiểu vì vậy cần thay đổi một số từ ngữ, cùng như cách diễn đạt phù hợp hơn với văn hóa và bối cảnh tại Việt Nam thay vì dịch ngữ nghĩa một cách cứng nhắc từ phiên bản nước ngoài. Ngoài ra, cần bổ sung thêm một số nhân tố mang tính chất thời sự của dịch bệnh Covid-19 như “việc tuân thủ nguyên tắc 5K”, “các thông tin trên nhãn sản phẩm”. Vì vậy, tác giả đã bổ sung và tham khảo ý kiến của các chuyên gia ở vòng hai, cuối cùng đều đạt được sự đồng thuận ở vòng này.

Kết quả của cả hai vòng phỏng vấn, các ý kiến đều cho rằng mô hình đề xuất là phù hợp và nội dung của các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm các sản phẩm vệ sinh cá nhân của người tiêu dùng thành phố Hồ Chí Minh được thiết kế phù hợp với thực tế, dễ hiểu. Do vậy, bảng câu hỏi cuối cùng đã được chính thức đưa vào khảo sát. Bảng câu hỏi cuối cùng gồm 7 nhân tố: (1) Thái độ, (2) Chuẩn chủ quan, (3) Nhận thức kiểm soát hành vi, (4) Giá trị sức khoẻ, (5) Nỗi sợ COVID-19, (6) Ý định mua sắm và (7) Hành vi mua sắm; với 37 biến quan sát trong đó 33 biến được kế thừa từ các tài liệu nghiên cứu và 4 biến được thêm vào từ ý kiến của các chuyên gia như: (1) “Tôi mua các sản phẩm CSVSCN vì có thông tin “kháng khuẩn” hay “diệt khuẩn” trên nhãn”; (2)Tôi sẽ không mua sản phẩm CSVSCN trong thời gian tới”; (3) “Tôi mua các sản phẩm CSVSCN có thành phần tự nhiên và an toàn”. (4) “Các phương

tiện thông tin đại chúng (báo, đài, TV, internet…) khuyến khích người tiêu dùng mua sản phẩm CSVSCN trong giai đoạn dịch COVID-19” (tham khảo Phụ lục 1.2 đến 1.3: Biên bản phỏng vấn sâu).

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm sản phẩm chăm sóc vệ sinh cá nhân của người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn Covid-19 (Trang 48 - 50)