Đối với nhân tố chất lượng tàu bay (AIR)

Một phần của tài liệu 27A-EMBA-03.NGUYEN HA BAC (Trang 117 - 118)

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ CÁC KIẾN NGHỊ

5.2 Một số kiến nghị (Các hàm ý quản trị)

5.2.5 Đối với nhân tố chất lượng tàu bay (AIR)

Nhân tố chất lượng tàu bay được xem là tác động khá lớn đến chất lượng dịch vụ hành khách vận chuyển nội địa. Hệ số Beta của nhân tố chất lượng tàu bay là 0,126, hệ số này khá cao chứng tỏ rằng nhân tố chất lượng tàu bay tác động mạnh đến chất lượng dịch vụ của hành khách nội địa vận chuyển trong giai đoạn Covid-19. Mặc dù, hành khách đánh giá nhân tố này

ở mức khá (3,81/thang điểm 5), tuy nhiên phân tích sâu vào các yếu tố cấu thành có thể thấy rằng (1) tính thường xuyên của việc sử dụng tàu bay thân rộng được hành khách đánh giá là rất thấp (2,37/thang điểm 5). Điều này đồng nghĩa, việc sử dụng máy bay thân rộng là không thường xuyên. Điều này là đúng vì các tàu thân rộng như Boeing 787 hay Airbus 350 chỉ thật sự lợi về kinh tế cho hãng hàng không khi bay đường dài. Vietnamairlines sử dụng tàu này cho các chuyến bay đi Châu Âu, và sắp tới là dùng cho đường bay nối liền Việt Nam và Hoa Kỳ. Với tính chất tiêu thụ dầu lớn, số lượng khách ít không thể lấp đầy chuyến bay thì việc sử dụng tàu bay thân rộng sẽ làm hãng tốn khá nhiều chi phí.

Tuy vậy, trong mùa dịch này, khi mà các tàu bay đóng băng nằm sân, để động cơ không bị hỏng hóc do nghỉ dài ngày, Vietnamairlines đã tận dụng tàu bay thân rộng như công cụ để thu hút khách hàng cũng như tránh tình trạng động cơ hư hỏng do ngưng lâu ngày, tác giả đưa yếu tố này vào phân tích để xem nhu cầu của khách đối với việc sử dụng thường xuyên loại tàu bay này. Kết quả nhận thấy, khách có xu hướng thích được ngồi tàu lớn, chỗ ngồi và không gian rộng rãi, bên cạnh đấy tàu lớn như Boeing 787 và Airbus 350 có thêm khoang Deluxe

(Premium Economy Class), khách được ngồi ở vị trí ghế thoải mái rộng rãi và tách biệt với các ghế bên cạnh. Điều này làm khách rất thích thú.

Vậy vấn đề đặt ra là làm sao để tăng việc thường xuyên khi sử dụng loại tàu bay lớn này mà vẫn đảm bảo chi phí cho hãng hàng không.

Tác giả đề xuất phương án:

1. Kết hợp khai thác việc vận chuyển hành khách và hàng hóa (CIC- Cargo in cabin – Hàng hóa trên khoang hành khách). Nhằm tối ưu hóa lợi nhuận và giảm tối đa chi phí cho hãng hàng không và vẫn đảm bảo nhu cầu được vận chuyển bằng tàu lớn của khách.

2. Kết hợp với các đại lý bán vé máy bay để tìm hiểu nhu cầu của các nhóm khách đoàn, khách công vụ, nhóm khách của các tập đoàn lớn (VINGROUP) có nhu cầu bay theo thời gian cố định để tiến hành đề xuất khai thác chuyến bay thuê chuyến (charter- flight) tăng doanh thu cho hãng hàng không.

*Hiệu quả của giải pháp:

• Tối ưu hóa được lợi nhuận cho hãng hàng không, thỏa mãn được nhu cầu sử dụng tàu bay thân rộng của khách hàng nhưng vẫn đáp ứng được chi phí cho hãng.

• Tận dụng được tối đa các nguồn khách đoàn dồi dào từ các tập đoàn lớn mang về doanh thu cho hãng trong thời kỳ đại dịch Covid-19 khó khăn này.

Một phần của tài liệu 27A-EMBA-03.NGUYEN HA BAC (Trang 117 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(190 trang)
w