Nghiên cứu được thực hiện theo quy trình hình 3.1 cụ thể như sau: Giới thiệu vấn đề nghiên cứu, xác định cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan, đề xuất phương pháp nghiên cứu, phân tích kết quả nghiên cứu và đề xuất hàm ý chính sách.
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
- Giới thiệu vấn đề nghiên cứu: Bao gồm việc xác định bối cảnh nghiên cứu, nghĩa là chỉ ra được tính cấp thiết của đề tài. Qua đó đề ra các mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, xác định rõ đối tượng khảo sát và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Giới thiệu nghiên cứu
Tổng hợp cơ sở lý thuyết
Nghiên cứu sơ bộ
Thu thập số liệu
Phân tích số liệu
- Trên cơ sở vấn đề nghiên cứu, tác giả luận văn tổng hợp các cơ sở lý thuyết kinh tế có liên quan đến đề tài, tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm, đồng thời đánh giá được những ưu điểm và hạn chế mà các nghiên cứu trước đây đã thực hiện.
- Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng cách thông qua các nghiên cứu liên quan tác giả luận văn xây dựng bảng câu hỏi nháp. Tham khảo ý kiến của những người am hiểu trong lĩnh vực nghiên cứu và phỏng vấn thử một số hộ gia đình để điều chỉnh bảng câu hỏi khảo sát.
- Việc thu thập số liệu sơ cấp được thực hiện bằng cách phỏng vấn hộ gia đình, phỏng vấn chính quyền địa phương về sinh kế của hộ gia đình bị thu hồi đất để triển khai dự án khu du lịch Mũi Nai. Số liệu thứ cấp được tổng từ các báo cáo của chính quyền địa phương và các ngành có liên quan.
- Trên cơ sở số liệu thu thập, tác giả luận văn đánh giá thực trạng sinh kế của hộ gia đình bị thu hồi đất thông qua phân tích thực trạng nguồn vốn sinh kế, chiến lược sinh kế và kết quả sinh kế.
- Qua kết quả phân tích là cơ sở để tác giả luận văn đề xuất các hàm ý chính sách nhằm cải thiện sinh kế của hộ gia đình sau khi bị thu hồi đất.
3.2 DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 3.1.1 Dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp được tổng hợp từ các nguồn gồm báo cáo kết quả thực hiện dự án du khu lịch Mũi Nai của Sở Du lịch Kiên Giang, báo cáo tình hình kinh tế- xã hội của UBND thành phố Hà Tiên, các phòng, ban của thành phố liên quan và của UBND phường Pháo Đài. Ngoài ra, dữ liệu sơ cấp còn được tổng hợp từ các báo cáo bồi thường, giải phóng mặt bằng của Ban quản lý các dự án đầu tư-xây dựng thành phố Hà Tiên, các nguồn dữ liệu từ các nghiên cứu liên quan, Niên giám thống kê thành phố Hà Tiên, báo, đài, internet.
Các thông tin cần thu thập cụ thể như sau:
- Thông tin về điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Hà Tiên giai đoạn 2017 - 2019 được thu thập từ báo cáo năm của UBND thành
phố Hà Tiên và Niên giám thống kê của thành phố Hà Tiên ở các năm 2017, 2018, 2019.
- Thông tin về tình hình thực hiện dự án Khu du lịch Mũi Nai được tổng hợp từ báo cáo kết quả triển khai thực hiện dự án Khu du lịch Mũi Nai của Ban quản lý các dự án đầu tư-xây dựng thành phố Hà Tiên năm 2018.
- Tổng hợp tình hình lao động việc làm của các hộ gia đình thuộc địa bàn phường Pháo Đài nói chung và tình hình lao động, việc làm của các hộ bị thu hồi đất trên địa bàn phường Pháo Đài nói riêng thông qua báo cáo của Phòng Lao động - Thương binh và xã hội thành phố Hà Tiên các năm 2017, 2018, 2019.
- Tổng hợp thông tin về tình hình thu hồi đất, bố trí tái định cư của các hộ gia đình được tổng hợp từ các báo cáo của Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng thành phố Hà Tiên.
3.1.2 Dữ liệu sơ cấp
Thu thập dữ liệu sơ cấp được thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Thực hiện phỏng vấn 06 chuyên gia am hiểu về vấn đề nghiên cứu gồm:
1. Ông Nguyễn Văn Xuân - Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Tiên.
2. Ông Nguyễn Hoàng Nam - Trưởng Phòng Tài nguyên và môi trường thành phố Hà Tiên.
3. Bà Trần Cẩm Loan - Trưởng phòng Lao động - Thương binh và xã hội thành phố Hà Tiên.
4. Ông Võ Xuân Giang - Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng thành phố Hà Tiên. 5. Ông Nguyễn Hoàng Lân - Chi Cục trưởng Chi cục thống kê thành phố Hà Tiên.
6. Bà Quách Phương Anh - Trưởng phòng Tài chính thành phố Hà Tiên Nội dung phỏng vấn gồm:
- Những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện công tác bồi thường, giải Phóng mặt bằng tại Khu du lịch Mũi Nai?
- Việc triển khai thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư tại Khu du lịch Mũi Nai có những thuận lợi, khó khăn gì?
- Anh/Chị có đề xuất gì với các ngành các cấp để thực hiện tốt hơn chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư hay không?
Tiến hành phỏng vấn trực tiếp chính quyền địa phương gồm 04 cán bộ, công chức phường Pháo Đài cụ thể:
1. Ông Trần Hoàng Nam - Chủ tịch UBND phường Pháo Đài 2. Bà Trần Thị Lan - Phó chủ tịch UBND phường Pháo Đài 3. Bà Huỳnh Xuân Diệu - Phó chủ tịch UBND phường Pháo Đài 4. Ông Trần Tấn Trường - Cán bộ địa chính phường Pháo Đài Các nội dung thu thập thông tin gồm:
- So sánh tình hình đời sống của các hộ dân trước và sau khi bị thu hồi đất để quy hoạch Khu du lịch Mũi Nai?
- Những thuận lợi, khó khăn của các hộ dân sau khi bị thu hồi đất?
- Việc áp dụng các chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng hiện nay có phù hợp hay không? Người dân có phản ảnh hay kiến nghị gì về các chính sách này?
- Cho biết thêm nguyện vọng của các hộ dân trong khu vực bị thu hồi đất? - Anh/Chị có đề xuất gì để cải thiện cuộc sống hiện nay của các hộ dân khi bị thu hồi đất?
- Anh/Chị có đề xuất gì với các ngành các cấp để thực hiện tốt hơn chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư hay không?
- Bước 2: Từ danh sách hộ bị thu hồi đất để thực hiện dự án Khu du lịch Mũi Nai, tác giả luận văn sử dụng phần mềm Excel chọn ra ngẫu nhiên 10 hộ gia đình bị thu hồi một phần diện tích đất và vẫn còn đang sinh sống trên địa bàn phường Pháo Đài, thành phố Hà Tiên gồm:
1. Ông Nguyễn Văn Nam, 62 tuổi, ngụ Khu phố 2, phường Pháo Đài. 2. Bà Danh Thị Na, 72 tuổi, ngụ Khu phố 2, phường Pháo Đài.
3. Ông Trần Văn Đông, 42 tuổi, ngụ Khu phố 2, phường Pháo Đài. 4. Ông Lê Văn Tám, 56 tuổi, ngụ Khu phố 3, phường Pháo Đài. 5. Ông Trần Văn Tư, 49 tuổi, ngụ Khu phố 3, Phường Pháo Đài.
7. Ông Nguyễn Văn Thành, 64 tuổi, ngụ Khu phố 3, phường Pháo Đài. 8. Ông Danh Phúc, Khu phố 3, phường Pháo Đài.
9. Ông Nguyễn Văn Sang, Khu phố 1, phường Pháo Đài.
10.Ông Trần Thanh Hồng, 62 tuổi, ngụ Khu phố 1, phường Pháo Đài. Trên cơ sở danh sách đã lựa chọn ra, tác giả luận văn gọi điện thoại đặt lịch hẹn với chủ hộ gia đình. Sau khi có lịch hẹn, tác giả luận văn thực hiện phỏng vấn trực tiếp chủ hộ gia đình để thu thập các thông tin theo bảng câu hỏi chuẩn bị sẵn (phụ lục 2) với các nội dung chính gồm đặc điểm thông tin cá nhân, tình trạng sức khỏe, thực trạng tìm kiếm việc làm, thông tin về nhu cầu sản xuất nông nghiệp, thực trạng nhà ở, chiến lược sinh kế, kết quả sinh kế của hộ gia đình sau khi bị thu hồi đất để thực hiện dự án Khu du lịch Mũi Nai.
- Bước 3: Thực hiện phỏng vấn trực tiếp chủ hộ hoặc người đại diện 60 hộ gia đình bằng bảng câu hỏi chuẩn bị trước (phụ lục 1). Các thông tin chính cần thu thập bao gồm:
- Các thông tin về đặc điểm cá nhân của chủ hộ: tên, tuổi, giới tính, năm sinh, nghề nghiệp, trình độ học vấn.
- Các thông tin về hộ gia đình: số thành viên trong hộ, số lao động trong hộ, tỷ lệ phụ thuộc.
- Thu thập các thông tin về các nguồn vốn: nguồn vốn con người, nguồn vốn tự nhiên, nguồn vốn vật chất, nguồn vốn tài chính, nguồn vốn xã hội.
- Thu thập các thông tin về chiến lược sinh kế: sự chuyển đổi nghề nghiệp trước và sau khi bị nhà nước thu hồi đất.
- Thu thập thông tin về kết quả sinh kế: thay đổi thu nhập, đánh giá điều kiện sống.
3.2.3 Chọn mẫu nghiên cứu
Từ danh sách hộ gia đình bị thu hồi đất, tác giả luận văn sử dụng phần mềm Excel lựa chọn ngẫu nhiên 60 hộ gia đình bị thu hồi đất để thực hiện dự án Khu du lịch Mũi Nai thành phố Hà Tiên. Qua rà soát kiểm tra cho thấy, có 03 hộ không còn sinh sống trên địa bàn thành phố Hà Tiên. Tác giả luận văn lựa chọn ngẫu nhiên 03 hộ gia đình khác đang sống trên địa bàn thành phố Hà Tiên để thay thế.
3.2 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
Các phương pháp sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh, cụ thể:
- Phương pháp thống kê mô tả dùng để tính các giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất giá trị trung bình, độ lệch chuẩn của các đặc điểm biến định lượng bao gồm tuổi, diện tích đất sản xuất, thu nhập,…Phương pháp này cũng dùng để tính giá trị tần số, tỷ lệ % các biến định tính bao gồm giới tính, dân tộc,….
- Phương pháp so sánh dùng để so sánh trung bình giữa 02 lượng biến với nhau. Phương pháp này dùng trong nghiên cứu để xem xét mức độ của các biến của các nguồn vốn sinh kế trước, chiến lược sinh kế và kết quả sinh kế trước và sau thu hồi đất của các hộ gia đình khác nhau như thế nào.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu của luận văn bao gồm phương pháp thu thập dữ liệu và phương pháp phân tích dữ liệu. Tác giả chỉ ra phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp, chọn phương pháp phân tích dữ liệu gồm phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh và phương pháp nghiên cứu định tính. Trên cơ sở các phương pháp nghiên cứu, tác giả tiến hành phân tích và thảo luận kết quả nghiên cứu ở chương 4.
4.1 TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ HÀ TIÊN 4.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 4.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
Hà Tiên được thành lập từ năm 1988 với tên gọi là huyện Hà Tiên trực thuộc tỉnh Kiên Giang. Thành phố Hà Tiên được thành lập năm 2018, với diện tích tự nhiên của thành phố Hà Tiên hiện tại là 10.048,83 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 7.475,96 ha, chiếm tỷ lệ 74,40%; diện tích đất phi nông nghiệp là 2.370,59 ha, chiếm tỷ lệ 23,59%. Diện tích đất mà thành phố chưa sử dụng bao gồm núi đá, rừng cây, bãi bồi là 202,29 ha, chiếm 2,01%.
Hình 4.1 Bản đồ Hà Tiên
Nguồn: hatien.kiengiang.gov.vn
Về các đơn vị trực thuộc, hiện tại có 05 phường và 02 xã trực thuộc thành phố Hà Tiên gồm phường là Pháo Đài, Tô Châu, Bình San, Đông Hồ, Mỹ Đức và xã Tiên Hải, xã Thuận Yên. Theo báo cáo của UBND thành phố Hà Tiên, tính đến tháng 12/2019 thành phố có tổng dân số là 49.011 người. Có 03 dân tộc chính cùng sinh sống trên địa bàn gồm dân tộc Kinh, dân tộc Hoa và dân tộc Khmer, trong đó dân tộc Kinh có 41.561 người chiếm tỷ lệ cao nhất 84,8% trong tổng số các dân tộc. Hà Tiên là thành phố biên giới giáp với nước bạn Campuchia nên tỷ lệ dân tộc Khmer cũng chiếm tỷ lệ cao, theo số liệu báo cáo năm 2019 có 5.906 người, chiếm 12,05%. Thấp nhất là dân tộc Hoa có 6.352 người, chiếm 12,96%.
Từ khi trở thành thành phố, Hà Tiên không ngừng phát triển về kinh tế - xã hội. Theo báo cáo của UBND thành phố, năm 2019 tốc độ tăng trưởng GDP của thành phố đạt 18%, với GDP bình quân đầu người đạt 2.912 USD (tương đương 64.059 triệu đồng/năm). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch từ nông - lâm - nghiệp, thủy sản sang dịch vụ, du lịch. Năm 2019, tỷ trọng thương mại - dịch vụ - du lịch chiếm 65,02% cao hơn 3 lần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng (18,06%), trong khi tỷ trọng nông - lâm - ngư nghiệp chỉ chiếm 16,93%. Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều có xu hướng giảm, chỉ còn 6,04% vào cuối năm 2019. Tỷ lệ tăng dân số hằng năm trên dưới 1%, số hộ sử dụng điện đạt 99%, đã có điện lưới quốc gia kéo ra xã đảo Tiên Hải vào giữa năm 2020. Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch đạt 96%.
4.2.2 Tình hình triển khai thực hiện dự án khu du lịch Mũi Nai
Khu du lịch Mũi Nai nay thuộc phường Pháo Đài, thành phố Hà Tiên. Với lợi thế được thiên nhiên ưu đãi về nhiều mặt, Mũi Nai là một điểm nhấn về du lịch của Hà Tiên. Nhằm phát huy thế mạnh đó, năm 2015, UBND thị xã Hà Tiên (nay là thành phố Hà Tiên) đã tiến hành lập Dự án đầu tư “Xây dựng cơ sở hạ tầng khu du lịch Mũi Nai và khu du lịch Thạch Động” và được UBND tỉnh Kiên Giang phê duyệt tại Quyết định số 2581/QĐ-UBND ngày 29-10-2015 với các nội dung chính sau:
- Xây dựng 01 tuyến nối trung tâm với tỉnh lộ 28, chiều dài L=600m, vận tốc thiết kế V=50km/h, mặt cắt ngang tuyến B=23m, đô thị loại III.
- Xây dựng tuyến trục chính khu du lịch Mũi Nai, chiều dài tuyến L=1.100m, vận tốc thiết kế V=50km/h, mặt cắt ngang tuyến 32m, đô thị loại III.
- Xây dựng 02 tuyến nhánh nối tỉnh lộ 28 với tổng chiều dài L=1.400m, vận tốc thiết kế V=25km/h, mặt cắt ngang tuyến 17m, đô thị loại III.
Sau khi dự án được phê duyệt lần 1, thực hiện chỉ đạo của UBND thị xã Hà Tiên rà soát quy mô đầu tư, kiểm tra việc thực hiện các chế độ chính sách, đơn vị tư vấn cập nhật dự án với các nội dung sau:
- Đầu tư xây dựng cải tạo tuyến đường nối trung tâm bãi tắm Mũi Nai với tỉnh lộ 28, chiều dài tuyến L =542,25 (m);
- Đầu tư xây dựng nâng cấp tuyến đường ven biển bãi tắm Mũi Nai, chiều dài tuyến L =900,44 (m);
- Đầu tư xây dựng cải tạo nâng cấp 02 tuyến nhánh từ tỉnh lộ 28 vào bãi tắm Mũi Nai, tổng chiều dài 2 tuyến L = 508,21+454,92 = 963,13 (m).
Bảng 4.1 Tổng hợp Quy mô của dự án khu du lịch Mũi Nai
TT Hạng mục
Chiều dài (m) Vtk (km/h) Mặt cắt ngang (m) 2581/Q Đ - UBND Đề nghị điều chỉnh (+)/(-) 2581/Q Đ - UBND Đề nghị điều chỉnh (+)/(-) 2581/ QĐ - UBND Đề nghị điều chỉnh (+)/(-) 1 Tuyến nối trung tâm (T1) 600 542,25 -57,75 50 40 -10 23 23 - 2 Tuyến trục chính (T2) 1.100 900,44 199,56 50 40 -10 32 26 -6 3 02 tuyến nhánh nối tỉnh lộ 28 1.400 963,13 436,87 25 30 +5 17 15 -2 3.1 Tuyến phía Nam (T3) 508,21 25 30 17 15 3.2 Tuyến phía Bắc (T4) 454,92 25 30 17 15
Nguồn: UBND thành phố Hà Tiên
Nhiệm vụ chính của dự án là xây dựng cơ sở hạ tầng khu du lịch Mũi Nai, tạo