HÀM Ý CHÍNH SÁCH

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ sự THAY đổi SINH kế của NGƯỜI dân SAU KHI THU hồi đất của dự án KHU DU LỊCH mũi NAI hộ GIA ĐÌNH TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ hà TIÊN, TỈNH KIÊN GIANG (Trang 63 - 67)

Từ những phân tích những kết quả đạt được, thuận lợi, khó khăn trong sinh kế của hộ gia đình, cũng như trong chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng thuộc dự án thu hồi đất để quy hoạch khu du lịch Mũi Nai, có thể xem xét một số

giải pháp sau nhằm thực hiện tốt hơn công tác thu hồi đất cho dự án Khu du lịch Mũi Nai nói riêng và cho các dự án thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Kiên Giang nói chung, cụ thể như sau:

5.2.1. Đối với nhà nước và chính quyền địa phương

Thứ nhất, trước khi thực hiện các dự án, chính quyền địa phương phải thực

hiện tốt công tác tuyên truyền cho người dân hiểu rõ về chủ trương của nhà nước trong việc thu hồi đất để thực hiện các dự án, trong đó có các dự án du lịch. Khi triển khai thực hiện thu hồi đất, chính quyền địa phương cần giải thích rõ cho người dân về những chính sách bồi thường của nhà trước hiện hành. Trong khi bồi thường, chính quyền địa phương cần họp dân để công khai các khoản bồi thường của các hộ gia đình, giải quyết thỏa đáng những trường hợp khiếu nại, thắc mắc của người dân.

Thứ hai, bố trí đủ kinh phí để bồi thường, giải phóng mặt bằng đồng thời thực hiện đồng bộ việc thu hồi đất, gắn với đầu tư hạ tầng kỹ thuật khu du lịch.

Để đảm bảo việc tỉnh đã bố trí vốn để đầu tư hạ tầng giao thơng, điện, nước,… tại vị trí nhà đầu tư đã lựa chọn, nhưng nhà đầu tư cịn chần chừ, khơng chịu ứng trước vốn để chi trả cho dân. Đề xuất tỉnh nên áp dụng theo điều 27 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ về việc thực hiện ký quỹ đầu tư nhằm đảm bảo nhà đầu tư cam kết thực hiện nhanh dự án đầu tư. Với số tiền ký quỹ, tỉnh sẽ chủ động hơn trong việc sử dụng để thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng gắn với đầu tư đồng bộ hạ tầng một số vị trí theo hình thức cuốn chiếu, từ đó cũng tránh được tình trạng bồi thường dạng da beo làm khó khăn cho sản xuất của người dân trong khu vực bị giải tỏa.

Thứ ba, đối với việc hỗ trợ đào tạo nghề cho người bị thu hồi đất. Nhà nước

cần có chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thơng qua đào tạo nguồn nhân lực cao, đặc biệt là nhân lực phục vụ cho phát triển nông nghiệp đô thị. Đối với những hộ dân bị thu hồi đất nhà nước cần có phương án đào tạo, giải quyết việc làm cho nơng dân để họ có thể chuyển đổi nghề nghiệp. Phương án đào tạo phải gắn với phương án sử dụng, bố trí việc làm sau khi được đào tạo. Căn cứ theo tình hình thực tế kinh tế-xã hội địa phương để đưa ra những ngành nghề phù hợp

cho người dân theo học. Ví dụ căn cứ theo tình hình thực tế tại địa bàn thành phố Hà Tiên cơ cấu kinh tế ngành đang phát triển theo hướng thương mại du lịch. Chính vì vậy khi đào tạo cho người dân cần chú ý phát triển đào tạo những ngành nghề gắn với thương mại dịch vụ như bán hàng, tiếp thị, kinh doanh nhỏ, chế biến thực phẩm, lắp đặt, sửa chữa điện nước, sửa chữa thiết bị văn phòng, điện dân dụng, lái xe,... phù hợp với từng độ tuổi lao động. Trong cơ cấu chi ngân sách nhà nước cho đào tạo nghề của người dân bị thu hồi đất canh tác, cần phải tăng kinh phí cho đào tạo nghề dài hạn thay vì đầu tư chú ý ngắn hạn như hiện nay. Thực tế hiện nay có nhiều chính sách, quy định về đào tạo nghề, tìm kiếm việc làm cho người dân sau thu hồi đất. Theo Khoản 2, 3 Điều 20 Nghị định số 47/2014/NĐ- CP thì trách nhiệm đào tạo nghề và giải quyết việc làm đối với trường hợp Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp được quy định là của Bộ LĐTB & XH và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Tuy nhiên trên thực tế vẫn cịn nhiều bất cập, thiếu tính khả thi chưa phù hợp với trình độ và năng lực của các nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp.

Cần tăng cường phối hợp giữa Nhà nước, doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề trong việc tổ chức các lớp dạy nghề để chuẩn bị cung cấp nguồn lao động khi dự án hoàn thành, ưu tiên cho những hộ gia đình có nhiều ruộng, gia đình chính sách, gia đình có nhiều lao động phổ thơng. Ngồi ra, cần có sự phối, kết hợp chặt chẽ giữa các cơ sở đào tạo nghề, các tổ chức hiệp hội, đồn thể và chính quyền các cấp.

Thực hiện tốt chính sách tư vấn nghề nghiệp và giới thiệu việc làm cho người dân, theo hướng giao đầu mối cho trung tâm giới thiệu việc làm của tỉnh, hoặc một số cơ sở dạy nghề có năng lực, để chủ động trong việc liên kết với các doanh nghiệp trong khu du lịch để tư vấn nghề nghiệp, đào tạo nghề, cung cấp lao động theo nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, tránh trường hợp người dân tự tìm nơi học nghề, tự tìm kiếm việc làm, gây khó khăn, mất nhiều thời gian mà không đem lại hiệu quả.

Thứ tư, bố trí khu tái định cư cho người dân. Để khắc phục tình trạng nhiều

mà người có đất bị thu hồi phải đi thuê nhà ở nhiều năm mà vẫn chưa được bố trí vào khu tái định cư (đối với dự án khu du lịch Mũi Nai tuy chưa bố trí tái định cư, nhưng có hỗ trợ suất đầu tư hạ tầng để người dân chủ động mua đất ở nơi khác, ổn định cuộc sống). Kiến nghị, tỉnh nên đẩy mạnh việc kêu gọi đầu tư hoặc cân đối ngân sách để đầu tư dự án tái định cư theo quy hoạch đã được duyệt, nhằm đảm bảo có sự chủ động trước khi tiếp tục triển khai thu hồi đất giai đoạn 2 khu du lịch Mũi Nai, qua đó vừa khắc phục được những hạn chế trong quá trình triển khai thu hồi đất của giai đoạn 1, vừa đảm bảo thực hiện đúng quy định của Luật Đất đai năm 2013 (Điều 85, 86).

Thứ năm, có chính sách khuyến khích hoặc chế tài đối với các hộ gia đình thực hiện tốt hoặc không tốt việc di dời, bàn giao đất dự án. Nhà nước cần có chính sách khuyến khích đặc biệt đối với một số hộ gia đình sớm nhận tiền bồi thường và bàn giao đất cho dự án, có thể xem xét các chính sách sau: được ưu tiên lựa chọn lô đất trong khu tái định cư, hoặc ưu tiên được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất song song với việc nhận đất tái định cư, hoặc hỗ trợ thêm chi phí ăn ở khi học nghề,… Thơng qua các chính sách này, sẽ khuyến khích được các hộ gia đình sớm di dời, bàn giao mặt bằng triển khai dự án đúng tiến độ. Chính quyền địa phương cần làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân trong công tác thu hồi đất, nếu xảy ra trường hợp người dân cịn chần chừ, cố tình khơng thực hiện đúng theo quyết định thu hồi đất, thì nên mạnh dạn thực hiện cưỡng chế để thu hồi đất theo quy định của pháp luật, tránh làm chậm trễ ảnh hưởng đến tiến độ triển khai dự án.

5.2.2 Đối với doanh nghiệp

- Các doanh nghiệp hoạt động trong khu du lịch Mũi Nai nói riêng và của thành phố Hà Tiên nói chung cần tạo điều kiện thuận lợi, ưu tiên sử dụng lao động trong những hộ gia đình bị thu hồi đất.

- Doanh nghiệp phải có cam kết đào tạo và sử dụng lao động của địa phương theo một tỷ lệ nhất định và phải có đóng góp vào sự phát triển của địa phương. Áp dụng các biện pháp yêu cầu bắt buộc đối với dự án có nhu cầu thu hồi đất phát triển khu cơng nghiệp khi trình duyệt phải có phương án chuyển đổi nghề nghiệp

và đào tạo việc làm kèm theo. Thực hiện các chương trình hỗ trợ kết hợp giám sát doanh nghiệp đào tạo và tuyển dụng lao động tại chỗ.

- Các doanh nghiệp cần có kế hoạch hỗ trợ đào tạo nghề, hướng dẫn người dân địa phương chuyển sang các hoạt động du lịch như làm các sản phẩm du lịch địa phương cung cấp cho doanh nghiệp, tạo các hoạt động kết nối người dân cùng tham gia vào các chuỗi hoạt động của Khu du lịch.

5.2.3 Đối với người dân

Thứ nhất, người lao động sử dụng tiền bồi thường sao cho hợp lý nhất. Sau

khi nhận được tiền bồi thường đất thì một số hộ dân dùng tiền để kinh doanh, học nghề nâng cao thu nhập. Trên thực tế khơng ít hộ đầu tư vào mua sắm đồ dùng đắt tiền, xây dựng, sửa sang nhà cửa, ăn tiêu hoang phí khơng có kế hoạch; nhiều nông dân, đặc biệt là tầng lớp thanh niên ở các vùng đó thì sa vào các tệ nạn xã hội như cờ bạc, nghiện hút. Từ những thực tế trên người dân lao động nên phải sử dụng nguồn vốn đó như sau: Đầu tư bn bán kinh doanh tùy theo năng lực, kinh nghiệm bản thân. Học những ngành nghề phổ biến, có thể dễ dàng xin vào khu công nghiệp như: nghề may, nghề điện, hoặc học làm những mặt hàng thuộc hàng truyền thống của địa phương. Đầu tư vào nền giáo dục cho con cái một cách tốt nhất, tránh trường hợp con em bị sa ngã vào các tệ nạn xã hội sau khi gia đình có một khoản tiền lớn từ đền bù đất nông nghiệp.

Thứ hai, người lao động cần nâng cao năng lực để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Có rất nhiều trường hợp, bản thân người lao động không đáp

ứng được yêu cầu của thị trường lao động, chỉ ỷ lại chính sách hỗ trợ của nhà nước. Chính vì vậy người lao động cần phải thay đổi tư duy thuần nông sang tư duy công nghiệp. Để làm được điều này người lao động phải nỗ lực học tập, trau dồi kinh nghiệm tại các dự án hỗ trợ đào tạo nghề. Người lao động cần phải hiểu rằng học là để làm, là để sống được với nghề. Từ đó năng lực của mình sẽ được nâng cao, đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ sự THAY đổi SINH kế của NGƯỜI dân SAU KHI THU hồi đất của dự án KHU DU LỊCH mũi NAI hộ GIA ĐÌNH TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ hà TIÊN, TỈNH KIÊN GIANG (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)