4.2 ĐÁNH GIÁ NGUỒN VỐN SINH KẾ CỦA HỘ GIA ĐÌNH BỊ THU HỒ
4.2.1 Nguồn vốn con người
Về đặc điểm giới tính chủ hộ: Kết quả khảo sát 60 hộ gia đình bị thu hồi đất
cho thấy, chủ hộ gia đình là nam giới chiếm tỷ lệ 85% cao hơn nhiều so với nữ giới. Thực tế cho thấy, người đứng tên chủ hộ trong gia đình Việt Nam đa phần là nam giới. Số người đứng tên chủ hộ là nữ giới là chiếm số ít, đa phần là chủ hộ là nữ giới là do tình trạng ly hơn hoặc người chồng đã mất. Do đặc điểm giới tính nam thường có khuynh hướng mạnh mẽ, gánh vác tốt việc gia đình nên chủ hộ có giới tính nam giới có dễ thích nghi với cuộc sống sau khi bị thu hồi đất hơn nữ giới.
Hình 4.2 Giới tính
Nguồn: Kết quả phân tích từ số liệu điều tra Về đặc điểm tuổi chủ hộ: Kết quả thống kê cho thấy, trong 60 hộ gia đình
được khảo sát thì chủ hộ có độ tuổi từ 51-60 và trên 60 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 60%, kế tiếp là chủ hộ có tuổi đời từ 40 - 50 tuổi chiếm tỷ lệ 28,3%. Số hộ với chủ hộ có tuổi đời trên dưới 40 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất 11,7%. Tuổi trung bình của chủ hộ trong mẫu khảo sát là 53,1 tuổi, điều này cho thấy tuổi bình quân của chủ hộ bị thu hồi đất là cao. Theo báo cáo của UBND thành phố Hà Tiên 2019, những người dân sống trong khu vực bị giải tỏa để thực hiện dự án khu du lịch Mũi Nai đã có thời gian sinh sống tại địa phương rất lâu, do đó đa phần chủ hộ là những người lớn tuổi. Chủ hộ có tuổi đời cao họ có nhiều kinh nghiệm trong cuộc
85% 15%
Giới tính
sống, tuy nhiên khi bị thu hồi đất thì nhóm người có tuổi đời cao sẽ khó khăn trong việc chuyển đổi nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm mới.
Hình 4.3 Tuổi chủ hộ
Nguồn: Kết quả phân tích từ số liệu điều tra Về đặc điểm trình độ học vấn của chủ hộ: Kết quả khảo sát 60 hộ gia đình
cho thấy, đa số trình độ học vấn của chủ hộ bị thu hồi đất có trình độ từ trung học cơ sở trở xuống, chiếm tỷ lệ 70%. Điều này chứng tỏ, trình độ học vấn của chủ hộ bị thu hồi đất là rất thấp. Thực tế cho thấy, trình độ học vấn của chủ hộ ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chiến lược sinh kế của hộ gia đình sau khi nhận tiền bồi thường từ việc thu hồi đất. Chủ hộ có trình độ học vấn cao sẽ dễ dàng tiếp cận với những chính sách hỗ trợ thu hồi đất của nhà nước, tận dụng được cơ hội nguồn vốn tài chính tăng lên, chủ hộ sẽ có những chiến lược sử dụng tiền bồi thường vào các hoạt động sinh lợi, làm cho thu nhập tăng lên. Ngược lại, chủ hộ có học vấn thấp đa phần có nghề nghiệp là nơng dân hay lao động tự do, cộng thêm lớn tuổi sẽ khó khăn trong việc chuyển đổi nghề nghiệp để cải thiện sinh kế. Những chính sách hỗ trợ của nhà nước như đào tạo nghề, hỗ trợ vốn vay để chuyển đổi nghề nghiệp sẽ khó tác động làm cải thiện thu nhập đối với những người có trình độ học vấn thấp. Bảng 4.2 Thống kê trình độ học vấn của chủ hộ STT Học vấn Tần số Tỷ lệ (%) % tích lũy 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 30.00% 35.00% 40.00% Dưới 40 tuổi Từ 40 đến 50 tuổi Từ 51 đến 60 tuổi Trên 60 tuổi 11.7% 28.3% 40.00% 20.00% Tuổi chủ hộ
1 Tiểu học 20 33,33 33,33
2 Trung học cơ cở 22 36,67 70,00
3 Trung học phổ thông 8 13,33 83,33
4 Trung cấp, cao đẳng 6 10,00 93,33
5 Đại học, sau đại học 4 6,67 100
Tổng 60 100
Nguồn: Kết quả phân tích từ số liệu điều tra Về đặc điểm quy mơ hộ gia đình: Số hộ bị thu hồi đất trong mẫu khảo sát
có từ 4 - 6 thành viên trong gia đình chiếm tỷ lệ cao nhất 75%. Đặc biệt có những hộ có từ 7 - 9 thành viên, chiếm tỷ lệ 11,7%. Số thành viên trong gia đình cao sẽ có những lợi thế nhất định nếu tỷ lệ lao động trong hộ cao. Ngược lại, nếu tỷ lệ lao động trong hộ thấp, nghĩa là tỷ lệ người phụ thuộc cao sẽ làm cho chi phí sinh hoạt trong gia đình cao, và sẽ gặp khó khăn khi mất đi diện tích sản xuất.
Hình 4.4 Quy mơ hộ gia đình
Nguồn: Kết quả phân tích từ số liệu điều tra Về lực lượng lao động và số người phụ thuộc trong hộ gia đình: Kết quả
thống kê mẫu khảo sát ở bảng 4.3 cho thấy, số hộ có từ 3 - 4 lao động trong gia trình chiếm tỷ lệ cao nhất trong số hộ được khảo sát 66,6%. Tuy nhiên, hộ có từ 3 - 4 người phụ thuộc trong hộ chiếm tỷ lệ 61,6%.
Bảng 4.3 Thống kê tỷ lệ lao động trong hộ gia đình
10.00%
75.00% 11.7%
3.3%
Quy mơ hộ gia đình
Hộ gia đình dưới 4 nhân khẩu
Hộ gia đình có 04 - 06 nhân khẩu Hộ gia đình trên 07 - 09 nhân khẩu Hộ gia đình có từ 10 nhân khẩu trở lên
STT Chỉ tiêu Số hộ Số lao động trung bình/hộ (người) Số lao động ít nhất/hộ (người) Số lao động nhiều nhất/hộ (người) 1 Số lao động chính 60 3,22 1 6 2 Số người phụ thuộc 60 2,20 0 5
Nguồn: Kết quả phân tích từ số liệu điều tra
Kết quả khảo sát cũng cho thấy, số lao động chính trung bình trong hộ bị thu hồi đất trong mẫu khảo sát là 3,22 người, có những hộ có 06 lao động chính. Đây là những thuận lợi khi thực hiện các chiến lược sinh kế sau khi bị thu hồi đất.
Bảng 4.4 Thống kê nhóm lao động trong hộ gia đình
STT Học vấn Tần số Tỷ lệ (%) % tích lũy 1 Số lao động chính 01 lao động 1 1,7 1,7 02 lao động 13 21,7 23,3 03 lao động 26 43,3 66,7 04 lao động 14 23,3 90,0 05 lao động 4 6,7 96,7 06 lao động 2 3,3 100,0 Tổng 60 100 2 Số người phụ thuộc 01 người 6 10,0 10,0 02 người 9 15,0 25,0 03 người 23 38,3 63,3 04 người 14 23,3 86,6 05 người 5 8,4 100,0 Tổng 54 100
Nguồn: Kết quả phân tích từ số liệu điều tra
Tuy nhiên, số người phụ thuộc trong hộ cũng khá cao, có 23/60 hộ gia đình có 02 người phụ thuộc, chiếm tỷ lệ 38,30%. Điều này cho thấy, số lao động chính
phải gánh vác số người phụ thuộc cũng rất cao. Kết quả này cũng cho thấy việc khó khăn trong hoạch định chiến lược sinh kế của các hộ gia đình khi mất đất sản xuất.
Về đặc điểm sức khỏe: Tình trạng sức khỏe là một yếu tố tạo nên nguồn
vốn con người. Hộ gia đình mà các thành viên trong gia đình đều có sức khỏe tốt sẽ khơng phải mất đi chi phí khám chữa bệnh. Mặc khác, có sức khỏe làm cho năng suất lao động của các thành viên trong hộ cũng cao hơn. Vốn con người cũng được xem là một trong những nguồn vốn quan trọng nhất trong tất cả các nguồn vốn của tài sản sinh kế. Kết quả khảo sát 60 hộ gia đình bị thu hồi đất cho thấy, có trên 80% thành viên trong hộ có sức khỏe tốt, ít phải khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế. Trong 20% thành viên trong hộ cịn lại có sức khỏe kém là những người lớn tuổi trong hộ hay những trẻ em. Khi hộ gia đình có thành viên thường xun phải điều trị bệnh dẫn đến chi phí hộ tăng cao, làm giảm đi nguồn vốn tài chính của hộ, từ đó ảnh hưởng đến hoạch định các chiến lược sinh kế.
Hộp 4.1 Phỏng vấn tình trạng sức khỏe
Nguồn: Ghi nhận từ kết quả phỏng vấn Về đặc điểm nghề nghiệp của hộ gia đình: Kết quả điều tra 60 hộ bị thu hồi
đất để thực hiện dự án khu du lịch Mũi Nai cho thấy, có 68,33% hộ gia đình bị thu hồi đất có nghề nghiệp là nơng dân. Hoạt động sản xuất chính của các hộ gia đình là trồng trọt, chăn ni, đánh bắt thủy hải sản. Một số ít hộ có nghề nghiệp Theo ơng Nguyễn Văn Nam, 62 tuổi, ngụ Khu phố 2, phường Pháo Đài cho rằng: “Người dân ở đây đa số sống bằng nghề biển và trồng lúa, nên ít khi khám bệnh định kỳ. Mặt khác, do kinh tế của các hộ gia đình ở nơi đây cũng khó khăn, khi bệnh nhẹ chỉ tự mua thuốc uống bên ngoài. Trong trường hợp bệnh nặng mới đến các cơ sở y tế khám bệnh.”
Đối với bà Danh Thị Na, 72 tuổi, ngụ khu phố 2, phường Pháo Đài cũng cho rằng: “Hiện nay đa số là người lớn tuổi và trẻ nhỏ còn sinh sống. Số con em
có đi học được nhà trường hỗ trợ mua bảo hiểm y tế, còn những đứa nhỏ khơng đi học thì chưa được bảo hiểm y tế”.
là buôn bán, kinh doanh. Kết quả khảo sát cũng chỉ ra, sau khi bị thu hồi đất có 36,67% số hộ gia đình chuyển đổi nghề nghiệp từ hoạt động sản xuất nông nghiệp sang làm dịch vụ du lịch, bn bán, kinh doanh. Có 13,0% hộ gia đình có người làm việc cho các doanh nghiệp du lịch tại khu du lịch Mũi Nai.
Hộp 4.2 Thực trạng tìm kiếm việc làm mới của hộ gia đình
Nguồn: Ghi nhận từ kết quả phỏng vấn
Sự chuyển đổi ngành nghề để thích ứng với điều kiện sống mới, làm tăng thêm thu nhập, góp phần ổn định cuộc sống là mong muốn của tất cả hộ gia đình bị thu hồi đất. Kết quả khảo sát chỉ ra đã có nhiều hộ gia đình chuyển sang nghề nghiệp mới và có thu nhập ổn định. Tuy nhiên, vẫn cịn nhiều hộ gia đình bị mất diện tích đất sản xuất khó khăn trong chuyển đổi nghề nghiệp do trình độ học vấn thấp, khơng có sức khỏe, độ tuổi cao khó tìm kiếm được việc làm mới. Đây cũng là một vấn đề khó khăn cho địa phương trong việc thực hiện các giải pháp giúp các hộ gia đình cải thiện sinh kế.
Ơng Trần Văn Đông, 42 tuổi, ngụ khu phố 2, phường Pháo Đài cho biết: “Việc
tìm kiếm việc làm cho con em trong gia đình rất khó khăn. Nhà có 04 người, nhưng trong đó chỉ có 02 lao động chính, cịn lại là 02 lao động phụ thuộc là 02 đứa nhỏ đang tuổi đi học. Khi Nhà nước thu hồi đất, có hứa hẹn cho con em chúng tơi được ưu tiên vào làm việc trong khu du lịch Mũi Nai, nhưng vợ chồng tơi có làm đơn xin việc nhưng khơng được nhận hồ sơ. Gia đình tơi tính chuyển đổi nghề xin vào làm việc tại khu du lịch để tăng thêm thu nhập, ổn định cuộc sống gia đình nhưng khơng xin được”.
Ơng Lê Văn Tám, 56 tuổi, ngụ khu phố 3, phường Pháo Đài cũng phản ảnh:
“Sau khi thu hồi đất, thì Nhà nước cũng có hứa là ưu tiên chọn lao động từ các hộ bị thu hồi, nhưng do trình độ học vấn thấp nên đa số con em ở đây không xin được việc làm trong khu du lịch Mũi Nai. Gia đình tơi may mắn có được 01 đứa con xin được vào làm bảo vệ của một công ty Du lịch, nên thu nhập cũng khoảng 3,0 triệu đến 3,2 triệu đồng/ tháng, phần nào cũng trang trải được cuộc sống cho gia đình”.