4.2 ĐÁNH GIÁ NGUỒN VỐN SINH KẾ CỦA HỘ GIA ĐÌNH BỊ THU HỒ
4.2.5 Nguồn vốn tài chính
Nguồn vốn tài chính được hiểu là số tiền mà hộ gia đình có được do nhà nước bồi thường phần diện tích đất bị thu hồi hay là nguồn tiền mà gia đình tích lũy có được. Nguồn vốn tài chính đóng vai trị quan trọng đối với việc hoạch định các chiến lược sinh kế của hộ gia đình. Tùy vào nguồn lực tài chính mà hộ gia đình sẽ lựa chọn giải pháp sinh kế phù hợp.
Kết quả khảo sát cho thấy, sau khi bị thu hồi đất nguồn vốn tài chính của các hộ gia đình tăng lên đáng kể. Số tiền bồi thường của nhà nước được thực hiện theo các quy định đã ban hành bao gồm bồi thường diện tích đất bị thu hồi, bồi thường thiệt hại đối với hoa màu, vật kiến trúc, cơng trình trên phần đất bị thu hồi. Cũng theo kết quả thống kê chỉ ra, mỗi hộ gia đình được nhà nước bồi thường bình quân 826,8 triệu đồng/hộ. Trong số những hộ được nhận tiền bồi thường, có hộ nhận được số tiền bồi thường 3,2 tỷ đồng. Tuy nhiên, cũng có những hộ chỉ nhận được số tiền bồi thường là 28 triệu đồng.
Sự thay đổi về nguồn vốn tài chính nhanh chóng làm cho người dân chưa định hình được cách thức sử dụng nguồn vốn này như thế nào cho hiệu quả. Vấn đề đặt ra là sử dụng nguồn vốn tài chính có được vào chiến lược sinh kế nào cho phù hợp với các nguồn vốn hiện có của hộ gia đình. Nếu sử dụng số tiền bồi thường khơng đúng mục đích dẫn đến hộ gia đình mất đi nguồn vốn tự nhiên, lại
giảm thêm nguồn vốn tài chính, từ đó làm cho thu nhập của họ giảm đi, đời sống càng thêm khó khăn.
Hộp 4.7 Cảm nhận của HGĐ khi nhận tiền bồi
Nguồn: Ghi nhận từ kết quả phỏng vấn
Nhiều giải pháp được các hộ gia đình lựa chọn sử dụng tiền bồi thường như gửi tiết kiệm tại các ngân hàng uy tín, dùng tiền bồi thường để xây mới hoặc sửa chữa lại nhà ở, hoặc dùng tiền bồi thường để mua sắm các phương tiện, dụng cụ sinh hoạt trong gia đình, hoặc chi phí cho học nghề, học phí học tập của con cái, chi phí cho khám chữa bệnh.
Hình 4.7 Phân chi số lượng HGĐ sử dụng tiền bồi thường
Nguồn: Kết quả phân tích từ số liệu điều tra
48 41 32 25 28 6 8 11 6 8975
Phân chi số lượng HGĐ sử dụng tiền bồi thường
Gửi tiết kiệm Mua đất Xây dựng sửa chữa nhà Mua xe Mua sắm đồ dùng Học tập
Học nghề Chia cho con Trả nợ
Đầu tư Chăn nuôi Cho vay
Ông Trần Thanh Hồng, 62 tuổi, ngụ khu phố 1, phường Pháo Đài cho biết:
“Khi được chính quyền địa phương thơng báo số tiền bồi thường của gia đình là 1,5 tỷ đồng, tơi vừa mừng, vừa lo, bởi vì đất nơng nghiệp của tơi có 10.000m2
đã bị thu hồi hết trơn, tơi chưa biết cuộc sống sau này sẽ ra sao, sẽ làm nghề gì để ni 5 miệng ăn trong gia đình”.
Ơng Nguyễn Văn Thành, 64 tuổi, ngụ khu phố 3, phường Pháo Đài cũng có cảm xúc cho biết: “Tơi và một số HGĐ trong khu phố bị thu hồi gần hết diện
tích đất, ban đầu chúng tơi rất lo lắng, chưa biết sinh sống sẽ như thế nào, mặc dù tiền Nhà nước bồi thường rất cao, của gia đình tơi là khoảng 2 tỷ đồng, nhưng tơi cũng rất lo lắng, sợ tính tốn khơng khéo sẽ vừa bị mất hết đất, vừa khơng giữ được tiền”.
Hình 4.8 Cơ cấu sử dụng tiền bồi thường
Nguồn: Kết quả phân tích từ số liệu điều tra
Kết quả khảo sát cho thấy, có 48 hộ gia đình dùng số tiền bồi thường của nhà nước để gửi tiền tiết kiệm tại các ngân hàng có uy tín tại thành phố Hà Tiên. Số tiền gửi tiết kiệm bình quân mỗi hộ là 482 triệu đồng, trong đó có những hộ gửi tiền tiết kiệm cao nhất 2,5 tỷ đồng, tuy nhiên có những hộ chỉ gửi tiền tiết kiệm 42 triệu đồng. Nếu xét theo cơ cấu thì số tiền dùng để gửi tiết kiệm chiếm 36,46% trong tổng số tiền mà người dân nhận được do nhà nước bồi thường thu hồi đất. Nguyên nhân tỷ lệ gửi tiền tiết kiệm cao là do người dân khi nhận được số tiền bồi thường lớn, họ chưa biến sử dụng nguồn tiền này như thế nào nên đã lựa chọn gửi ngân hàng tạm thời.
Hộp 4.8 Phỏng vấn việc gửi tiền tiết kiệm
Nguồn: Ghi nhận từ kết quả phỏng vấn
38.85% 22.64% 15.02% 3.66%4.22%2.85%3.15%5.60% 2.20%0.92%0.55%0.28%0.06% 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 30.00% 35.00% 40.00% 45.00% Gửi tiết kiệm Mua đất Xây dựng sửa chữa nhà Mua xe Mua sắm đồ dùng Học tập nghềHọc Chia cho con Trả nợ Đầu tư Chăn nuôi Cho vay Chữa bệnh Tỷ lệ sử dụng tiền bồi thường
Ghi nhận từ kết quả phỏng vấn Lê Văn Tám, 56 tuổi, ngụ khu phố 3, phường Pháo Đài và một số hộ gia đình khác cho rằng: “Bà con nơi đây lựa chọn gửi
một số Ngân hàng lớn như: Ngân hàng nông nghiệp, Ngân hàng công thương, Ngân hàng ngoại thương, Ngân hàng đầu tư phát triển, để được an tâm hơn, thời gian gửi có khi cả năm chúng tôi mới đi lãnh tiền đối với một số hộ khá giả, vì đây là số tiền để dành, cịn thường ngày thì chúng tơi có đủ tiền trang trải từ sản xuất, từ buôn bán nhỏ”.
Tỷ lệ hộ gia đình lựa chọn sử dụng tiền bồi thường của nhà nước để mua đất sản xuất chiếm tỷ lệ cao thứ 2 trong tổng số các phương án sử dụng tiền bồi thường của hộ gia đình. Kết quả khảo sát cho thấy có 31,62% hộ gia đình lựa chọn mua đất để canh tác. Bình quân mỗi hộ gia đình dùng tiền bồi thường để mua đất là 425 triệu đồng, trong đó có những hộ sử dụng 1,6 tỷ đồng để mua đất. Các hộ gia đình sử dụng 18,84 tỷ đồng tiền bồi thường của nhà nước để mua đất. Qua thống kê cũng chỉ ra, những hộ gia đình dùng tiền để mua đất tiếp tục sản xuất tuy thu nhập không cao hơn trước nhưng cuộc sống tương đối ổn định, đảm bảo được sinh kế của hộ gia đình.
Hộp 4.9 Phỏng vấn việc mua đất sản xuất
Nguồn: Ghi nhận từ kết quả phỏng vấn
Qua kết quả khảo sát cũng cho thấy, bên cạnh người dân sử dụng tiền bồi thường của nhà nước để gửi tiết kiệm và mua đất thì có 18 hộ gia đình sử dụng tiền bồi thường để sửa chữa nhà cửa, 26 hộ dùng tiền để mua xe gắn máy, 18 hộ
Theo ông Nguyễn Văn Nam, 62 tuổi, ngụ Khu phố 2, phường Pháo Đài cho biết: “Gia đình ơng bị thu hồi 8.200m2đất sản xuất nông nghiệp, số tiền bồi thường ông nhận được trên 1,2 tỷ đồng, do gia đình ơng từ nhiều đời nay sinh sống bằng nghề ni trồng thủy sản, trồng lúa nên việc tìm kiếm và chuyển sang nghề nghiệp khác là rất khó, mặt khác với số tiền bồi thường cũng rất cao, nên ông đã quyết định tiếp tục mua đất khu vực khác để tiếp tục nghề nuôi trồng thủy sản cho ít rủi ro, số tiền cịn lại ơng gửi tiết kiệm, cho con học nghề và mua sắm trang thiết bị trong gia đình. Cuộc sống hiện nay cũng ổn định, thoải mái hơn, nhờ có dư một số tiền gửi tiết kiệm nên không lo lắng nhiều”.
Ghi nhận từ kết quả phỏng vấn Bà Danh Thị Na, 72 tuổi, ngụ khu phố 2, phường Pháo Đài cũng cho rằng: “Số tiền Nhà nước bồi thường đất nông nghiệp tương đương với giá thị trường, do đó sau khi nhận được, gia đình tơi đã quyết định mua lại đất ở khu phố khác để tiếp tục trồng trọt, số tiền tôi chi ra để mua đất khoảng 1 tỷ đồng, cịn lại 2 tỷ tơi lấy một ít chia cho 3 đứa con, cịn lại tơi trả nợ, đầu tư cho chăn nuôi và chi cho 02 đứa cháu học tập”.
gia đình dùng tiền để mua sắm các vật dụng sinh hoạt trong gia đình, có 22 hộ gia đình sử dụng tiền bồi thường để đầu tư vào việc học tập của con cái và học nghề. Ngồi ra, có 14 hộ gia đình dùng tiền bồi thường để mua sắm các thiết bị phục vụ cho sản xuất, 8 hộ gia đình dùng tiền bồi thường để chi trả nợ, 6 hộ gia đình chi cho khám chữa bệnh.
Tóm tại, hộ gia đình có nhiều cách sử dụng tiền hỗ trợ bồi thường vào các mục đính khác nhau. Nhìn chung, vốn tài chính của hộ gia đình đã được chuyển sang các loại nguồn vốn khác như vốn vật chất hay vốn tự nhiên. Từ đó, làm cho nguồn vốn tài chính giảm đi. Nếu những hoạt động đầu tư của hộ gia đình khơng sinh lợi thì làm cho thu nhập của hộ có chiều hướng giảm. Mất cân đối về thu chi diễn ra làm ảnh hưởng đến sinh kế của hộ gia đình.