Nguồn vốn tự nhiên

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ sự THAY đổi SINH kế của NGƯỜI dân SAU KHI THU hồi đất của dự án KHU DU LỊCH mũi NAI hộ GIA ĐÌNH TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ hà TIÊN, TỈNH KIÊN GIANG (Trang 41 - 44)

4.2 ĐÁNH GIÁ NGUỒN VỐN SINH KẾ CỦA HỘ GIA ĐÌNH BỊ THU HỒ

4.2.2 Nguồn vốn tự nhiên

Theo McAndrew (1998): “Nguồn vốn tự nhiên là một yếu tố đặc biệt quan trọng ảnh hưởng tới sinh kế của người dân. Nó bao hàm rất nhiều các yếu tố như địa hình, đất đai, khí hậu. Các nguồn vốn tự nhiên này trực tiếp ảnh hưởng tới đời sống hàng ngày của con người”.

Theo báo cáo của UBND phương Pháo Đài, người dân bị thu hồi đất để xây dựng khu du lịch Mũi Nai chủ yếu sản xuất nơng nghiệp. Hộ gia đình sử dụng diện tích đất để trồng cây ăn trái, cây lâu năm, ni trồng thủy sản. Chính vì thế, người dân sẽ gặp khó khăn trong sản xuất khi diện tích đất bị thu hẹp hoặc mất đi hết.

Kết quả khảo sát 60 hộ gia đình bị thu hồi đất cho thấy, trung bình mỗi hộ gia đình bị thu hồi với diện tích 13.304 m2. Trong số những hộ bị thu hồi đất, có những hộ bị thu hồi lên đến 36.021 m2, tuy nhiên có những hộ bị thu hồi một phần diện tích đất nhỏ 3.200 m2. Diện tích đất giảm bình qn của mỗi hộ bị thu hồi đất là 7.293 m2. Cũng theo kết quả khảo sát, diện tích đất trung bình của 60 hộ gia đình sau khi bị thu hồi đất là 6.011m2. Hộ gia đình cịn diện tích đất sản xuất lớn nhất là 32.540 m2, tuy nhiên có những hộ gia sau khi bị thu hồi, diện tích phần đất cịn lại chỉ là 85m2.

Việc thực hiện dự án khu du lịch Mũi Nai đã làm giảm đi đáng kể nguồn vốn tự nhiên của các hộ gia đình. Tuy nhiên, qua khảo sát các hộ gia đình bị thu hồi đất cho thấy có đến 60% hộ gia đình dùng tiền nhà nước bồi thường để mua lại đất ở nơi khác để tiếp tục làm nông nghiệp hay nuôi trồng thủy sản. Những hộ này, về cơ bản sinh kế của gia đình ban đầu gặp khó khăn, tuy nhiên dần về sau khi đã quen dần với điều kiện sản xuất mới, kinh tế hộ gia đình cũng được cải thiện đáng kể.

STT Chỉ tiêu Số hộ Diện tích đất bình qn/ hộ (m2) Diện tích đất nhỏ nhất/ hộ (m2) Diện tích đất lớn nhất/ hộ (m2) 1 Tổng diện tích trước

khi thu hồi

60 13.303,78 3.200 36.021

2 Tổng diện tích sau khi thu hồi

60 6.011,00 85 32.540

Nguồn: Kết quả phân tích từ số liệu điều tra

Theo kết quả phỏng vấn 19/60 hộ gia đình cho rằng sau khi bị thu hồi đất, họ đi tìm đất ở các phường Mỹ Đức, Tô châu lân cận để mua đất mới canh tác. Các hộ gia đình đều cho rằng, điều kiện tự nhiên của các phường lân cận cũng giống như điều kiện tự nhiên ở phường Pháo Đài nên họ lựa chọn những nơi đó để thực hiện chiến lược sinh kế.

Hộp 4.3 Một số thông tin về nhu cầu sản xuất nông nghiệp

Nguồn: Ghi nhận từ kết quả phỏng vấn

Ông Trần Văn Tư, 49 tuổi, ngụ khu phố 3, Phường Pháo Đài cho rằng: “Nhà

nước thu hồi đất của người dân đã làm xáo trộn cuộc sống của họ, tuy nhiên Nhà nước đã bồi thường cho người dân số tiền cũng đủ để mua đất mới để tiếp tục cuộc sống”.

Theo ông Nguyễn Văn Hai, 73 tuổi, ngụ khu phố 3, phường Pháo Đài: “Gia

đình tơi có tổng diện tích đất là 20.000m2 là đất lúa. Sau khi bị Nhà nước thu hồi đất trên, ban đầu tơi cũng khơng biết phải làm gì để tiếp tục cuộc sống. Tuy nhiên, được sự giúp đỡ của Hội nông dân phường, tôi đã mua một miếng đất diện tích 10.000m2 từ số tiền bồi thường để ni Bồ Câu và ni Heo nên kinh tế gia đình cũng khá hơn trước”.

Hộp 4.4 Thực trạng hoạt động sản xuất nơng nghiệp của hộ gia đình

Nguồn: Ghi nhận từ kết quả phỏng vấn

Kết quả khảo sát cũng chỉ ra, ngồi những hộ mua được diện tích đất mới để tiếp tục thực hiện các giải pháp sinh kế thì cịn nhiều hộ gia đình gặp phải khó khăn trong việc chuyển đổi mơ hình sinh kế. Có 10% hộ gia đình cho rằng, do số tiền bồi thường ở một số hộ nhận được không nhiều, họ phải bỏ ra chi phí để sửa chữa lại nhà cửa. Mặt khác, nhà nước thực hiện bồi thường tiền theo nhiều đợt cũng làm ảnh hưởng đến kế hoạch đầu tư của hộ gia đình.

Hộp 4.5 Đề xuất của chính quyền địa phương

Phản ảnh của ông Nguyễn Phước Phấn, 48 tuổi, ngụ khu phố 3, phường Pháo Đài: “Gia đình ơng có 6.000m2 đất, gồm đất nuôi trồng thủy sản và trồng cây lâu năm. Thực hiện theo chủ trương của Nhà nước về thu hồi đất để làm khu du lịch Mũi Nai, nên ông đã bàn giao cho Nhà nước 3.660m2 đất vườn, diện tích đất cịn lại là 2.340m2. Do hiện nay, phần diện tích đất canh tác của ơng nằm sát khu du lịch nên không thuận lợi để tiếp tục ni trồng thủy sản, vì khơng có đường thốt nước, ơng có đề nghị Chính quyền địa phương có phương án hỗ trợ”.

Theo ơng Nguyễn Văn Thành, 64 tuổi, ngụ khu phố 3, phường Pháo Đài: “Việc

Nhà nước thu hồi đất để làm khu du lịch ông ủng hộ rất cao. Việc mở ra khu du lịch sẽ giúp cho điều kiện kinh tế người dân trở nên tốt hơn nhờ cung ứng các dịch vụ du lịch. Chính vì vậy, ơng rất đồng tình ủng hộ và bàn giao cho Nhà nước 5.000m2 đất nơng nghiệp để làm khu du lịch, diện tích đất cịn lại của ông là 2.200m2, gồm: đất ở, đất vườn. Ơng tiếp tục canh tác trên phần diện tích cịn lại và tìm kiếm nghề khác làm ăn. Tuy nhiên, do phần diện tích đất cịn lại q ít nên khơng đủ để canh tác. Ơng kiến nghị chính quyền địa phương cần mở các lớp đào tạo nghề về du lịch để gia đình ơng chuyển đổi sinh kế”.

Nguồn: Ghi nhận từ kết quả phỏng vấn

Tóm lại, khi thực hiện dự án khu du lịch Mũi Nai đã làm giảm đáng kể nguồn lực về đất đai trên địa bàn phường Pháo Đài nói chung và các hộ gia đình bị thu hồi đất nói riêng. Đa số người dân đã chủ động lựa chọn giải pháp mua đất mới để tiếp tục sản xuất nơng nghiệp. Từ đó, làm cho sinh kế gia đình ổn định, thu nhập có chiều hướng tăng lên so với trước. Tuy nhiên, vẫn cịn nhiều gia đình cịn thiếu đất sản xuất, họ chưa có chiến lược sinh kế phù hợp nên đời sống gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ sự THAY đổi SINH kế của NGƯỜI dân SAU KHI THU hồi đất của dự án KHU DU LỊCH mũi NAI hộ GIA ĐÌNH TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ hà TIÊN, TỈNH KIÊN GIANG (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)