Thứ nhất, việc tuân thủ“quy trình thực hiện chính sách là một trong những nguyên tắc của các nhà quản lý. Kết hợp với các hoạt động tuyên truyền với vận động thực thi sẽ giúp thanh niên nêu cao tinh thần, tự giác trong thực hiện chính sách. Đồng thời vận động lẫn nhau trong quá trình thực hiện chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chính sách hỗ trợ lập nghiệp, tạo việc”làm cho thanh niên.
Thứ hai, năng lực thực thi chính sách của cán bộ, công chức.“Điều này phản ánh đạo đức công vụ, năng lực thiết kế tổ chức, năng lực thực tế, phân tích, dự báo để có thể chủ động ứng phó với những tình huống phát sinh trong tương lai. Đây là yếu tố có vai trò quyết định đến kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ lập nghiệp, tạo việc làm cho thanh niên. Tinh thần trách nhiệm và ý thức kỷ luật của cán bộ công chức trong thực tế, phản ánh thành năng lực thực tế.”Nhìn chung, cán bộ, công chức có năng lực thực thi chính sách tốt, không những điều phối các yếu tố chủ quan tác động theo định hướng mà còn khắc phục những yếu tố khách quan để hoạt động thực hiện chính sách mang lại những kết quả.
Thứ ba, điều kiện“vật chất cho quá trình thực hiện chính sách việc làm cho thanh niên. Việc đầu tư trang thiết bị kỹ thuật và phương tiện hiện đại để hỗ trợ các quá trình quản lý của nhà nước về lao động việc làm là một vấn đề cơ bản cho việc thực hiện chính sách. Như muốn phổ biến, tuyên truyền chính sách, các nhà thực thi cần sự hỗ trợ của phương tiện truyền thông; muốn hỗ trợ nguồn vốn cho thanh niên làm ăn, phát triển mô hình kinh tế phải đảm bảo nguồn vốn vay. Do vậy, yếu tố về nguồn vật lực là một yết tố không thể thiếu trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ lập nghiệp, tạo việc làm cho thanh”niên.
Thứ tư, sự đồng tình, ủng hộ của người dân.“Đây là yếu tố có vai trò đặc biệt trọng, quyết định sự thành bại của chính sách.”Thanh niên không có việc làm, thiếu vốn để phát triển kinh tế là một vấn đề bức thiết cần giải quyết và xã hội, cộng đồng rất quan tâm, ủng hộ việc thực hiện chính sách này.“Việc thực hiện chính sách không chỉ là nhiệm vụ của các cơ quan QLNN mà còn cần sự tham gia của các tầng lớp nhân dân. Huy động sức người, sức của, phát huy tối đa sức mạnh tổng thể, người dân vừa tham gia thực hiện chính sách, vừa là đối tượng thụ hưởng chính sách.”
26
2.5. Tổng quan các nghiên cứu trước
Liên quan đến đề tài“thực hiện chính sách hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, tạo việc làm là vấn đề được rất nhiều nhà lãnh đạo, nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.”Đã có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu của nhiều tác giả dưới nhiều gốc độ khác nhau như:
Luận án tiến sĩ của Nguyễn Ngọc Thức (2020) về “Tác động của chính sách hỗ trợ khởi nghiệp đến cơ hội khởi nghiệp”. Nghiên cứu này cho rằng: Hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khó, vướng mắc: Chưa phát huy được nguồn nhân lực tốt nhất cho hoạt động sáng tạo;“nhận thức về lập nghiệp, khởi nghiệp vẫn còn thấp; các nguồn đầu tư cho lập nghiệp, khởi nghiệp đã có nhưng chưa thật đầy đủ, chính sách hỗ trợ lập nghiệp, khởi nghiệp còn nhiều bất cập,”chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế ngày càng cao; mạng lưới thông tin về lập nghiệp, khởi nghiệp còn yếu, dẫn đến khó khăn trong việc khai thác hiệu quả các nguồn lực của hệ sinh thái và các nhà hoạch định chính sách khó có thể xây dựng chính sách mới dựa trên bằng chứng khoa học.“Để giải quyết những khó khăn này, tác giả đề xuất các giải pháp như: (1) Nhanh chóng triển khai các chính sách liên quan đến lập nghiệp, khởi nghiệp vừa ra đời; (2) Tiếp tục hoàn thiện và sớm ban hành các quy định pháp lý về khởi nghiệp và (3) Tăng cường hiệu quả triển khai các đề án, chương trình quốc gia về khởi nghiệp...”
Luận văn thạc sĩ chính sách công “Thực hiện chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh” của Trương Đặng Thu Hiền – Học viện Khoa học Xã Hội (2018). Luận văn“tập trung nêu rõ các chính sách khuyến khích thanh niên khởi nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh, nghiên cứu, tìm hiểu về quá trình thực hiện chính sách khởi nghiệp cho thanh niên tại thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua đã đạt được những kết quả gì. Qua đó đánh giá chính sách khởi nghiệp đã được ban hành cần phải điều chỉnh, bổ sung những gì và tìm ra giải pháp thực hiện tốt chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”trong thời gian tới.
Luận văn thạc sĩ chính sách công “Thực hiện chính sách quản lý nhà nước đối với thanh niên ở thành phố Hồ Chí Minh” của Nguyễn Minh Kiệt – Học viện Khoa học và Xã Hội (2019). Luận văn“nghiên cứu cơ sở lý luận và pháp lý về quản lý nhà nước đối với thanh niên, trên cơ sở đó đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với
27
thanh niên ở Thành phố Hồ Chí Minh, đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước đối với thanh niên”ở thành phố Hồ Chí Minh.
Hồ Việt Hạnh (2017), “Bàn về khái niệm chính sách công” Tạp chí nhân sự khoa học xã hội số 55.“Trong tạp chí có nội dung chính sách công là những quyết định của chủ thể được trao quyền lực công nhằm giải quyết những vấn đề vì lợi ích chung của cộng đồng.”
Đỗ Phú Hải (2016), “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về năng lực xây dựng và thực hiện chính sách công”, tạp chí tổ chức Nhà nước. Bài viết nghiên cứu“năng lực xây dựng và thực hiện chính sách công trong đó phân tích về năng lực quản lý và năng lực chính trị từ đó đưa ra các tiêu chí về năng lực chính sách của đội ngũ cán bộ công chức phải được thể hiện trên các mặt: năng lực thiết kế, soạn thảo, ban hành chính sách công, năng lực xây dựng triển khai thực hiện chính sách, năng lực phổ biến, tuyên truyền chính sách, năng lực phân công, hợp tác trong xây dựng và thực hiện chính sách, năng lực duy trì chính sách, năng lực theo dõi, đôn đốc, giám sát, kiểm tra việc thực hiện chính sách, năng lực đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm chính sách, các tiêu chí này được tác giả vận dụng trong việc phân tích luận văn”này.
Nguyễn Hữu Dũng (2005), “Thị trường lao động và định hướng nghề nghiệp cho thanh niên”,“Nxb Lao động xã hội, Hà Nội. Tác giả Nguyễn Hữu Dũng đã khái quát về thị trường lao động của nước ta trong giai đoạn tới và một số nghề nghiệp cần được tập trung nguồn lực đào tạo phục vụ đất nước.
“Ngô Quỳnh An với luận án tiến sĩ “Tăng cường khả năng tự tạo việc làm cho thanh niên Việt Nam” bảo vệ năm 2012 tại trường đại học KTQD đã phân tích và đánh giá thực trạng tự tạo việc làm của thanh niên Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế thị trường đang hội nhập quôc tế. Bên cạnh đó, luận án cũng đề cập những giải pháp, bao gồm giải pháp về tín dụng nhằm hỗ trợ thanh niên tự tạo việc làm.”
“Tuy nhiên, cho đến nay chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu vấn đề thực thi chính sách hỗ trợ lập nghiệp, tạo việc làm cho thanh niên ở tỉnh Kiên Giang. Trên cơ sở tiếp thu, có sự kế thừa, chọn lọc và phát triển những thành quả, những vấn đề được nghiên cứu trong các công trình khoa học và xuất bản phẩm đã có, những tài liệu liên quan trước đó như: nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của việc thực hiện chính sách hỗ trợ lập nghiệp, tạo việc làm; những bất cập, khó khăn hiện nay trong vấn đề
28
triển khai, thực hiện chính sách; vấn đề về quản lý nhà nước đối với thanh niên cũng như thực hiện chính sách đối với thanh niên; năng lực xây dựng và thực hiện chính sách,... Đồng thời, kết hợp với phân tích, đánh giá, khảo sát thực trạng ở địa bàn tỉnh Kiên Giang, từ đó đề xuất ra các giải pháp phù hợp với tình hình thực tế và chủ chương phát triển kinh tế - xã của tỉnh Kiên Giang trong những năm tới cụ thể.”
2.6. Khung phân tích
Để“phân tích đa chiều những nhân tố của quá trình thực thi chính sách hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, tạo việc làm, luận văn sử dụng khung phân tích thực thi chính sách từ trên xuống (Van Meter & Van Horn, 1975) để xem xét các yếu tố tác động đến kết quả của việc thực thi chính sách, cùng với đó là sử dụng khung phân tích thực thi chính sách từ dưới lên (Michael Lipsky, 1971) để tìm hiểu vai trò cũng như vướng mắc của cán bộ cơ sở hay người trực tiếp thực thi khiến cho kết quả chưa đạt được so với mục tiêu kỳ vọng của chính sách để từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục.”
2.6.1. Khung phân tích thực thi chính sách từ trên xuống
Mô hình triển khai chính sách từ trên xuống do Donald Van Horn và Carl Van Meter (1975) đề xuất, mô hình này phân tích các yếu tố trong quá trình thực thi chính sách tác động đến kết quả của thực thi chính sách.“Mô hình gồm 6 biến: (1) Tiêu chuẩn và mục tiêu của chính sách. (2) Nguồn lực. (3) Đặc tính của các cơ quan triển khai. (4) Hoạt động truyền thông và thực thi giữa các tổ chức. (5) Điều kiện kinh tế, xã hội. (6) Quyền định đoạt và phản ứng của người thực thi.”
Các biến này“được liên kết cộng với việc tạo ra kết quả, việc triển khai chính sách bao gồm những hành động của các cá nhân khu vực công và tư được hướng đến để đạt các mục tiêu đề ra trong chính sách.”Quá trình“thực thi chính sách được thể hiện thông qua một chuỗi nhiều giai đoạn (Van Meter và Van Horn, 1975), và được Michael Hill và Peter Hupe (Hill và Hupe, 2008) khái quát”hóa như sau:
29
Hình: Mô hình quy trình triển khai chính sách do tác giả tự vẽ
Nguồn: Michael Hill & Peter Hupe (2014)
-“Tiêu chuẩn và mục tiêu của chính sách: Một chính sách được ban hành
cần phải có tiêu chuẩn và mục tiêu rõ ràng, hợp lý và có sự đồng thuận cao sẽ là cơ sở để triển khai thực thi chính sách hiệu quả bởi vì nó tạo ra những thước đo cụ thể giúp cho quá trình thực thi bám sát được mục tiêu ban đầu, còn một mục tiêu mông lung thiếu rõ ràng hoặc quá rộng xa rời thực tế thì dù có hệ thống truyền tải thông điệp của chính sách có tốt cũng không giúp cho chính sách được thực thi thành công.
Nguồn lực con người
Mục tiêu các chính sách
Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
Đặc tính của các cơ quan triển khai
Hoạt động truyền thông và thực thi giữa
các tổ chức
Quyền định đoạt và phản ứng của người thực thi
Nội dung Kết quả thực thi chính sách khởi nghiệp, tạo việc làm tỉnh Kiên Giang:
Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, tạo việc làm cần đảm bảo các nội dung
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến và vận động thực hiện chính sách hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, tạo việc làm
Phân công phối hợp thực hiện chính sách hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, tạo việc làm
Giám sát, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chính sách hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, tạo việc làm
Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm việc thực hiện chính sách hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, tạo việc làm
30
Yếu tố tiêu chuẩn và mục tiêu của chính sách sẽ tác động đến hoạt động truyền thông và thực thi giữa các tổ chức.”
- Nguồn lực:“Nguồn lực là một trong những yếu tố quan trọng vì nó tác động đến nhiều thành tố khác trong mô hình (hoạt động truyền thông và thực thi giữa các tổ chức, điều kiện kinh tế, xã hội chính trị, quyền định đoạt và phản ứng của người thực thi), nguồn được phân bổ để thực thi các chính sách luôn trong tình trạng có giới hạn. Vì vậy việc phân bổ nguồn lực một cách hợp lý vừa tránh lãng phí vừa đạt được mục tiêu, tiêu chuẩn của chính sách là yếu tố quan trọng trong việc thiết kế chính sách.”
- Đặc tính“của các tổ chức triển khai: Những đặc tính của các tổ chức thực
hiện được biểu hiện thông qua quy trình và tiêu chuẩn hoạt động, quyền quản lý và chịu trách nhiệm của các tổ chức, yếu tố này là một trong những biến ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thực hiện đồng thời cũng tác động lớn đến phản ứng của tổ chức thực thi.”
- Hoạt động truyền thông và thực thi giữa các tổ chức: mang tính chất
truyền tải các tiêu chuẩn và mục tiêu đến các tổ chức triển khai,“trong một hệ thống phân nhiệm hoàn hảo, khắc phục được các rào cản thì sẽ khiến cho các tiêu chuẩn mục tiêu của chính sách được thấu hiểu và các tổ chức triển khai sẽ thực hiện hiệu quả hơn. Ngược lại, khi mà những trục trặc trong hệ thống truyền thông và thực thi giữa các tổ chức, dễ gây ra hiện tượng bất cân xứng thông tin, đặc biệt là vấn đề “người thừa hành, người ủy quyền” khiến cho các tổ chức triển khai không nắm bắt được mục tiêu chính sách,”hoặc thậm chí có thể gây ra những phản ứng tiêu cực như rủi ro về đạo đức và sự lựa chọn ngược trong quá trình thực thi chính sách.
- Điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị:“Đây là các yếu tố khách quan, yếu tố môi trường khi chính sách ban hành được triển khai, một môi trường thuận lợi sẽ là nền tảng để thúc đẩy thực thi chính sách, nhưng với điều kiện kinh tế, xã hội và chính trị gặp nhiều bất lợi sẽ là rào cản khiến cho chính sách khó đạt được mục tiêu.”
-“Quyền định đoạt và phản ứng của người thực thi: Đây là nhân tố sát sườn
và mang tính chất quan trọng trong quá trình việc đạt được mục tiêu chính sách, vì sự hiểu biết và thái độ của đơn vị triển khai đối với mục tiêu chính sách sẽ tạo ra phản ứng của người thực thi trong việc đưa ra các quyết định triển khai chính sách.”
31
2.6.2. Khung phân tích thực thi chính sách từ dưới lên
Micheal Lipsky (1971)“đề xuất mô hình phân tích chính sách từ dưới lên, theo quan điểm của ông, những người Cán bộ cấp cơ sở (Street level bureaucrats) là những người trực tiếp triển khai chính sách, họ đối mặt với những điều kiện thực tế của chính sách ban hành, vừa phải trực tiếp đối diện với những áp lực nội bộ từ trên xuống trong việc thực thi các chính sách của mình: nguồn lực phân bổ thì có hạn, nhưng nhu cầu và đòi hỏi thì càng ngày càng tăng cấp,…. Chính vì vậy dựa vào các yếu tố mang tính cá nhân của cán bộ cấp cơ sở (những quyết định và thói quen họ đưa ra, các công cụ mà họ sử dụng để đối phó với những áp lực được nêu trên) để đưa ra các biện pháp thực thi chính sách. Từ đó các kết quả đạt được sẽ được đúc rút, và qua quá trình thương lượng, thỏa hiệp để trình lên các cơ quan bên trên nhằm có những thay đổi chính sách có tiêu chẩn,”mục tiêu phù hợp với nguồn lực phân cấp cho cơ sở.
Các nội dung thực thi chính sách khởi
nghiệp và tạo việc làm tỉnh Kiên Giang :
Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, tạo việc làm cần đảm bảo các nội dung
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến và vận động thực hiện chính sách hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, tạo việc làm
Phân công phối hợp thực hiện chính sách hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, tạo việc làm
Giám sát, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chính sách hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, tạo việc làm
Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm việc thực hiện chính sách hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, tạo việc làm
Mô hình thực thi chính sách từ dưới lên do tác giả tự vẽ
Nguồn: Michael Hill & Peter Hupe (2014)
Chính sách Thực thi chính sách
- Quyết định họ đưa ra - Thói quen họ tạo dựng - Các công cụ họ sử dụng để