Phổ biến, tuyên truyền chính sách hỗ trợ lập nghiệp, tạoviệc làm cho thanh

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC THI CHÍNH SÁCH hỗ TRỢ THANH NIÊN lập NGHIỆP, tạo VIỆC làm TRÊN địa bàn TỈNH KIÊN GIANG (Trang 53 - 80)

cho thanh niêntỉnh Kiên Giang

Nhận thức được“tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung, pháp luật về lập nghiệp, tạoviệc làm nói riêng nên chính quyền tỉnh Kiên Giang đã quan tâm triển khai thực hiện nội dung này đến tất cả với các nhóm đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức, những người tham gia QLNN về việc làm, những người sử dụng lao động, cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ việc làm, người lao động. Hoạt động này nhằm đồng nhất về nhận thức cho các nhóm đối tượng hiểu, nắm rõ quy định của pháp luật về lập nghiệp, tạo việc làm, từ đó làm tiền đề cho việc thực hiện pháp luật”có hiệu quả.

Để“đảm bảo thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về lao động và việc làm trên địa bàn, tỉnh Kiên Giang đã chủ động tổ chức tập huấn được 55 đợt/30.000 lượt cán bộ, công chức, viên chức về hệ thống văn bản liên quan; cử 59 lượt cán bộ tham gia tập huấn pháp luật về việc làm do UBND tỉnh, Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh tổ chức cho đối tượng là công chức cấp xã, huyện. Hoạt động tập huấn tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật về việc làm, pháp luật về lao động có liên quan trực tiếp. Bên cạnh đó, Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh đã tổ chức tổng hợp, biên tập và phát hành những bộ tài liệu tập hợp các quy định của pháp luật về việc làm để tạo thuận tiện cho cán bộ, công chức làm công tác QLNN về việc làm tra cứu, thực thi,”áp dụng.

Định kỳ hàng năm trước ngày 25/5, tỉnh Kiên Giang có“công tác chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh, Tỉnh Đoàn phối hợp tổ chức mít tinh kỷ niệm ngày Quốc tế lao động, thông qua hoạt động đã linh hoạt lồng ghép cả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về việc làm nhằm nâng cao hiểu biết, nhận thức pháp luật của Nhà nước về việc làm cho đối tượng chủ yếu”là người lao động. Nội dung“tuyên truyền, tập trung phát hành các bài báo chuyên đề liên quan đến pháp luật về việc làm, chính sách tạo việc làm của các cấp chính quyền; nội dung biểu ngữ, khẩu hiệu, băng rôn, áp phích với chủ đích chính là khuyến khích tạo việc làm, thúc đẩy các cơ chế giải quyết việc làm, nhấn mạnh đến tạo việc làm tại chỗ”cho lao động, đặc biệt là lao động nông thôn.

47

“Giai đoạn 2015 - 2020,“Sở Lao động, Thương binh và Xã hội cũng đã chủ động phối hợp với Liên đoàn lao động, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Kiên Giang tổ chức 12 buổi tư vấn việc làm, với các nội dung phong phú như: Pháp luật, chính sách của nhà nước về việc làm, tạo việc làm cho đối tượng là thanh niên ở nông thôn với sự tham gia tư vấn của các chuyên gia được mời từ các trung tâm dịch vụ việc làm, những nhà quản lý nhân sự, người tuyển dụng có nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực lao động, nhân sự, việc làm”cho khoảng gần 3.000 lượt thanh niên.”

Ngoài ra,“thông qua các hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về việc làm của các cơ quan chính quyền, đoàn thể, đặc biệt là các đoàn thể của thanh niên ở nông thôn đã góp phần nâng cao nhận thức đúng đắn cho thanh niên về sự quan tâm của Nhà nước trong việc hỗ trợ lập nghiệp, giải quyết việc làm; từ đó, khuyến khích, tạo động lực cho thanh niên ở tham gia vào các chương trình, chính sách về giải quyết việc làm của các cấp, các ngành tổ chức tại địa phương.”

Thông qua tổ chức thực hiện các hoạt động “Truyền thông nâng cao nhận thức của thanh niên và xã hội về học nghề lập nghiệp”, “Tư vấn, hỗ trợ thanh niên nông thôn khởi sự doanh nghiệp và lập nghiệp”.“Qua đó tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức, ý thức về học nghề và lập nghiệp bằng học nghề cho thanh niên. Thực hiện xây dựng chương trình truyền thông, tư vấn, hướng nghiệp học nghề; xây dựng chương trình tư vấn, hỗ trợ thanh niên nông thôn lập nghiệp, khởi sự doanh nghiệp, đào tạo, bồi dưỡng về khởi sự doanh nghiệp; biểu dương các doanh nhân trẻ tiêu biểu làm kinh tế giỏi. Từ đó giúp thanh niên có định hướng rõ ràng hơn về việc làm, phân luồng đầu vào cho hệ thống đào tạo nghề và có những trang bị vững chắc để lập nghiệp, khởi nghiệp. Có thể nói đây là hoạt động hướng nghiệp, tư vấn đào tạo nghề nghiệp cho thanh niên trên địa bàn tỉnh Kiên Giang thời gian qua thông qua hoạt động tại các Trung tâm dạy nghề và Trung tâm dịch vụ việc làm của tỉnh.”Kết quả là sau 5 năm đã có hơn 155.000 lượt thanh niên được tư vấn việc làm và hướng nghiệp…

Ngoài ra, công tác phổ biến tuyên truyền việc thực hiện chính sách việc làm cho thanh niên còn thông qua một số hoạt động như:

48

- Hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên xuất khẩu lao động. Nhà nước đã“hình thành một hệ thống chính sách thúc đẩy việc làm ngoài nước, xây dựng các chương trình trọn gói từ đào tạo, cho vay vốn để hỗ trợ thanh niên”đi xuất khẩu, đặc biệt là thanh niên thuộc hộ nghèo, thân nhân của người có công với với cách mạng, người bị thu hồi đất. Thực hiện cho vay trên 50 triệu đồng/1lao động.“Mức vay tối đa bằng 100% chi phí đi làm việc ở nước ngoài được ghi trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Lãi suất cho vay bằng lãi suất cho vay đối với hộ nghèo theo từng thời kỳ (hiện nay, lãi suất cho vay hộ nghèo là 0,50%/tháng, 6,0%/năm).”Kết quả là giai đoạn 2015-2020, tỉnh kiên Giang đã có 1.855 thanh niên đi xuất khẩu lao động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

- Hỗ trợ học nghề cho thanh niên. Chính sách đối với người học nghề cũng có vai trò gián tiếp tích cực để giúp thanh niên tìm được việc làm.“Thông qua các chính sách ưu đãi có định hướng trong giáo dục đã góp phần thu hút thanh niên vào học nghề có nhiều ưu đãi hơn thay cho việc phải vào được đại học khó khăn và tốn kém hơn.”Chính sách đào tạo nghề cho thanh niên được thực hiện chủ yếu thông qua các chương trình như: Xây dựng hệ thống các trường, cơ sở đào tạo nghề và nâng cao chất lượng cơ sở vật chất các đơn vị thực hiện đào tạo nghề; sử dụng, bồi dưỡng và quy định trình độ của giảng viên dạy nghề; thực hiện miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu học phí đối với người học nghề; xây dựng chương trình học nghề”theo khung trình độ.

Chương trình“đào tạo nghề cho thanh niên có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học. Trong đó ưu tiên dạy nghề cho các đối tượng là người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi hộ nghèo,”hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật,người bị thu hồi đất canh tác.“Các chính sách ưu đãi trong giáo dục, đào tạo dạy nghề nói trên giúp nhiều thanh niên đang gặp khó khăn không thể học nghề nay có điều kiện được học nghề. Đây là một trong những chính sách hỗ trợ một cách gián tiếp đến tạo việc làm cho thanh niên nông thôn.”

- Hỗ trợ đối với thanh niên là bộ đội xuất ngũ.“Mỗi năm tỉnh Kiên Giang có hàng trăm thanh niên nhập ngũ và hàng trăm“thanh niên hoàn thành nghĩa vụ trở về địa phương. Việc quan tâm, hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên xuất ngũ được

49

Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền đặc biệt quan tâm.”Đối với thanh niên trước khi xuất ngũ đã được tuyên truyền hướng nghiệp, sau khi xuất ngũ thì được miễn giảm học phí, được hỗ trợ để tham gia học nghề.”Với những cố gắng của tỉnh trong 5 năm qua, đã có 8.295 thanh niên là bộ đội xuất ngũ tìm được việc làm…

Tuy nhiên, kết quả tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho lao động là thanh niên còn tồn tại một số hạn chế:

- Chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra, nhiều đối tượng thanh niên đặc biệt là thanh niên ở nông thôn vẫn chưa được tiếp cận một cách đầy đủ về“hệ thống các quy định pháp luật, chính sách về việc làm”cho đối tượng này.

- Nội dung tuyên truyền, phổ biến đã triển khai trong thực tiễn còn mang nặng tính quy phạm, gây khó khăn, lúng túng về mặt nhận thức cho thanh niên, đặc biệt là những người có trình độ học vấn còn hạn chế.

-“Chưa đa dạngcác hình thức tuyên truyền, phổ biến hoặc chưa phù hợp”với đặc điểm phân loại các nhóm đối tượng lao động.”

3.4.3. Phân công, phối hợpthực hiện chính sách hỗ trợ lập nghiệp, tạo

việc làmcho thanh niên tỉnh Kiên Giang

Nhằm“tăng cường trách nhiệm của các phòng, ban, ngành trong tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ lập nghiệp, tạo việc làm cho thanh niên trên địa bàn tỉnh, ngày 06/4/2018, UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành Kế hoạch số 74/KH-UBND về việc thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn II (2016 – 2020) trên địa bàn”tỉnh Kiên Giang.“Mục đích,“nhằm điều chỉnh, bổ sung và cụ thể hóa các mục tiêu, chỉ tiêu, giải pháp của Chương trình phát triển thanh niên tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2012 - 2020 phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2016 - 2020; xác định rõ trách nhiệm của các ngành, các cấp, các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc triển khai thực hiện kế hoạch nhằm thực hiện toàn diện các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch đề ra, góp phần hoàn thành các mục tiêu của Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam”giai đoạn 2011 - 2020.”Theo đó, kế hoạch đã phân công rõ trách nhiệm của các phòng, ban, ngành như sau:

- Sở Nội vụ:Có trách nhiệm“chủ trì hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch; định kỳ kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện của các sở, ban, ngành, địa phương; tổ chức tổng kết việc thực hiện Chương trình phát triển

50

thanh niên tỉnh Kiên Gianggiai đoạn 2012 - 2020 vào năm 2020.”

-“Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư: Có trách nhiệm bố trí các nguồn lực cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch.”

-“Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tin, truyền thông đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với thanh niên; phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Kiên Giang thông tin, tuyên truyền rộng rãi nội dung Kế hoạch này, tình hình và kết quả thực hiện, biểu dương kịp thời các tập thể, cá nhân”thực hiện tốt nhiệm vụ, trách nhiệm được giao.

- Giám đốc (Thủ trưởng)“các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện”có trách nhiệm:

a)“Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn II (2016 - 2020) bảo đảm phù hợp với đặc điểm, điều kiện cụ thể của ngành và địa phương”mình.

b)“Bố trí kinh phí, huy động nguồn lực cần thiết để tổ chức thực hiện nhiệm vụ được phân công trong Kế hoạch này bảo đảm chất lượng”và tiến độ.

c) Tổ chức“đối thoại với thanh niên ở ngành, địa phương mình ít nhất mỗi năm một lần, báo cáo kết quả về Sở Nội vụ”để tổng hợp.

d)“Định kỳ kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch này gửi Sở Nội vụ để tổng hợp, báo cáo cho UBND tỉnh.”

- Đề nghị“Tỉnh đoàn Kiên Giang: Phối hợp với Sở Nội vụ và các sở, ngành liên quan tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch”này.

-“Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Tỉnh đoàn Kiên Giang và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội khác, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình tham gia tổ chức thực hiện Kế hoạch này; đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về phát triển thanh niên trong tổ chức mình tham gia quản lý nhà nước và giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật”đối với thanh niên.

3.4.4. Đôn đốc, theo dõi,kiểm tra thực hiện chính sách hỗ trợ lập nghiệp,

tạo việc làm cho thanh niêntỉnh Kiên Giang

Công tác“theo dõi, kiểm tra chỉ đạo cơ sở được tiến hành thường xuyên, UBND tỉnh Kiên Giang ban hành Kế hoạch kiểm tra và tự kiểm tra việc thực hiện

51

chính sách hỗ trợ lập nghiệp, tạo việc làm cho thanh niên hàng năm, trên cơ sở Hướng dẫn và Thông báo của UBND tỉnh tiến hành kiểm tra chính sách hỗ trợ lập nghiệp, tạo việc làm cho thanh niên nói chung, việc thực hiện các đề án nói riêng của 15/15 đơn vị cấp huyện và 145/145 đơn vị cấp xã, thị trấn trong từng năm, nhằm kịp thời phát hiện những mặt tồn tại, hạn chế để có biện pháp hướng dẫn khắc phục, nhân rộng những mô hình điển hình, cách làm hay trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ lập nghiệp, tạo việc làm cho thanh niên”trên phạm vi toàn tỉnh.

Thực hiện kế hoạch kiểm tra việc thực hiện chính sách việc hỗ trợ lập nghiệp, tạo việc làm cho thanh niên năm 2020,“UBND tỉnh đã thành lập 5 đoàn kiểm tra và tiến hành kiểm tra việc thực hiện chính sách hỗ trợ lập nghiệp, tạo việc làm cho thanh niên tại 05 đơn vị cấp huyện (huyện Giang Thành, huyện Giồng Riềng, huyện Tân Hiệp, huyện Gò Quao và huyện U Minh Thượng), trong đó mỗi huyện chọn từ 1 đến 2 đơn vị cấp xã để đoàn kiểm tra trực tiếp; các đơn vị còn lại tổ chức tự kiểm tra tổng thể chính sách thực hiện hỗ trợ lập nghiệp, tạo việc làm cho thanh niên và đề xuất phương hướng nâng cao hiệu quả việc thực hiện này trong thời gian tới;”có báo cáo về UBND huyện (qua Phòng Lao động Thương binh và Xã hội) và huyện Đoàn kịp thời báo cáo Tỉnh Đoàn và UBND tỉnh.“Nhìn chung, việc kiểm tra chỉ đạo cơ sở đảm bảo thời gian chất lượng, thông qua việc kiểm tra đã nắm bắt những vướng mắc, bất cập trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ lập nghiệp, tạo việc làm cho thanh niên, kịp thời có những kiến nghị, đề xuất phù hợp.”

“Thông qua việc kiểm tra thường xuyên giúp cho UBND huyện, Huyện Đoàn, UBND tỉnh,Tỉnh đoàn nắm chắc được tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ lập nghiệp, tạo việc làm cho thanh niên, từ đó đánh giá khách quan về những điểm mạnh, điểm yếu của việc tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ lập nghiệp, tạo việc làm cho thanh niên trên địa bàn, đồng thời phát hiện những thiếu sót trong việc công tác lập kế hoạch, tổ chức thực hiện chính sách, tham mưu với các cấp có thẩm quyền”để điều chỉnh.”

3.4.5. Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệmthực hiện chính sách hỗ trợ lập

nghiệp, tạo việc làmcho thanh niên tỉnh Kiên Giang

Ở cấp quốc gia, nhiệm vụ theo dõi, giám sát và đánh giá việc“thực hiện chính sách hỗ trợ lập nghiệp, tạo việc làm cho thanh niên được giao cho các Bộ, ngành và

52

các cơ quan liên quan ở trung ương. Tại địa phương, cấp tỉnh, thành phố và cấp huyện (tương đương) do các sở, các phòng, ban, ngành liên quan chịu trách nhiệm thực hiện việc tổ chức thực hiện chính sách việc làm cho người lao động nói chung, và chính sách hỗ trợ lập nghiệp, tạo việc làm cho thanh niên nói riêng, bao gồm cả thanh niên nông thôn, đồng thời theo dõi, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện”trong phạm vi địa phương mình phụ trách.

Trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ lập nghiệp, tạo việc làm cho thanh niên, UBND tỉnh Kiên Giang đã chú trọng đến công tác đánh giá, định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, chương trình, kế hoạch có liên quan đến“chính sách hỗ trợ lập nghiệp, tạo việc làm cho thanh niên như: Báo cáo tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC THI CHÍNH SÁCH hỗ TRỢ THANH NIÊN lập NGHIỆP, tạo VIỆC làm TRÊN địa bàn TỈNH KIÊN GIANG (Trang 53 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)