Giai đoạn 2015 - 2020 trong điều kiện kinh tế - xã hội trong nước vẫn còn nhiều khó khăn, tiềm ẩn rủi ro, đặt ra nhiều thách thức cho quá trình phát triển bền vững; đặc biệt trong năm 2020 do bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội để phòng chống đã tác động đến kinh tế, giao thương kinh tế gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên Kiên Giang nhờ kiên định trong thực hiện “mục tiêu kép” theo chỉ đạo của Chính phủ, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh vẫn duy trì được tính ổn định, có bước phát triển so với cùng kỳ.
Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Kiên Giang lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đánh giá:“Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) theo giá so sánh năm 2010 tăng 3,05%. Cơ cấu nền kinh tế tiếp tục có sự chuyển dịch đúng hướng: khu vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng 32,74%; khu công nghiệp – xây dựng chiếm 20,65%; khu vực dịch vụ chiếm 42,67%; thuế nhập khẩu, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 3,95% trong GRDP. Tổng thu nhập bình quân đầu người ước tính là 2.418 USD/người/năm. Sản xuất nông nghiệp tiếp tục thực hiện có hiệu quả tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; phát triển hợp tác liên kết theo chuỗi giá trị được nhân rộng. Đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa và công nghệ sau thu hoạch trong sản xuất. Thủy sản phát triển thuận lợi, đảm bảo nguồn cung dồi dào và giá cả ổn định. Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng 3,34% so với cùng kỳ. Sản xuất công nghiệp ở các doanh nghiệp trên địa bàn đã khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh tương đối ổn định. Thương mại, dịch vụ là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19, tỉnh đã kịp thời triển khai nhiều biện pháp vừa thúc đẩy sản xuất kinh doanh vừa vừa phòng, chống dịch có hiệu quả. Tình hình hoạt động thương mại, dịch vụ tiêu dùng bắt đầu khôi phục và tăng nhẹ so với năm trước. Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trong tỉnh vẫn duy trì được các thị trường xuất khẩu
36
truyền thống, đồng thời tiếp tục mở rộng thêm các thị trường mới ở các nước Châu Á. Đặc biệt, Hiệp định EVFTA có hiệu lực sẽ giúp các doanh nghiệp tận dụng cơ hội để tăng trưởng xuất khẩu vào thị trường Châu Âu trong thời gian tới. Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động diễn ra hàng năm với tộc độ khá nhanh; lực lượng lao động đang chuyển dần từ khu vực nông – lâm – ngư nghiệp sang khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, từ khu vực nông thôn sang thành thị. Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ tạo việc làm, khởi nghiệp, nhất là hỗ trợ cho lao động nông nghiệp, các nhóm lao động yếu thế như người khuyết tật, người nghèo, người dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa như là: tư vấn, giới thiệu việc làm, hợp đồng lao động đi làm việc nước ngoài; tư vấn tuyển sinh học nghề; vay vốn ưu đãi từ quỹ quốc gia về việc làm và các nguồn tín dụng khác,... Hiện nay tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm có xu hướng giảm dần. Trong đó tỷ lệ thất nghiệp giảm còn 3,55%. Trong lĩnh vực văn hóa, xã hội thực hiện có hiệu quả các chủ trương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết Trung ương 8, khóa XI. Mạng lưới cơ sở giáo dục và đào tạo được kiện toàn sắp xếp lại theo hướng tinh gọn, hiệu quả. Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi vào các cấp học, ngành học tăng dần hằng năm (độ tuổi từ 6-14 tuổi đến trường đạt 96,06%). Kết quả phổ cập giáo dục được củng cố, duy trì (100% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập trung học cơ sở và xóa mù chữ; hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi). Tỷ lệ đào tạo nghề đạt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra.”
Từ những dữ liệu trên ta có thể thấy, tỉnh Kiên Giang có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thuận lợi, đồng thời đây cũng là nơi thu hút nguồn lao động nói chung và thanh niên cả nước đến sinh sống, làm việc. Từ đó, vừa là cơ hội để tỉnh Kiên Giang tiếp tục là trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế hàng đầu của cả nước nhưng cũng là thách thức đối với chính quyền địa phương trong việc đảm bảo trật tự an toàn xã hội và phát triển kinh tế địa phương.“Thời gian tới, tình hình kinh tế - xã hội phát triển ổn định cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và xu thế hội nhập quốc tế đã mở ra nhiều cơ hội cho thanh niên Việt Nam nói chung và thanh niên tỉnh Kiên Giang nói riêng. Thanh niên được tiếp cận với những công nghệ tiên tiến, những ứng dụng khoa học hiện đại; được tạo điều kiện phát huy sức sáng tạo, năng động, nhiệt huyết của tuổi trẻ; được cập nhật kiến thức thường xuyên để
37
nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp;... từ đó góp phần hình thành nên một lực lượng thanh niên có tri thức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, tác phong chuyên nghiệp,... nâng lên cơ hội tìm được việc làm, cải thiện thu nhập.”
Bên cạnh đó, thanh niên còn phải“đối mặt với nhiều thách thức như các ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế thị trường (hàng nhái, hàng giả, kém chất lượng, các văn hóa phẩm độc hại,...), thanh niên dễ rơi vào lối sống thực dụng, làm giàu không chính đáng; việc sử dụng mạng internet, các trang mạng xã hội nhưng không biết chọn lọc, thanh niên dễ bị kẻ xấu lợi dụng, làm lệch lạc ý chí, tư tưởng,... Ngoài ra, những vấn đề về biến đổi khí hậu, tình hình dịch bệnh cũng ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tinh thần, vật chất của một bộ phận thanh niên. Thực hiện chính sách hỗ trợ lập nghiệp và giải quyết việc làm cho thanh niên là một trong những nội dung trong hoạt động quản lý”của nhà nước. Trong tình hình kinh tế - xã hội hiện nay, Nhà nước cần thiết phải có những hoạt động quản lý đúng đắn, hiệu quả để phát huy tiềm năng, thế mạnh của thanh niên.