Tình hình quản lý và sử dụng đất của quận Cầu Giấy

Một phần của tài liệu Nguyen vinh tung (Trang 50 - 57)

3.1.3.1.Tình hình quản lý đất đai

a. Trước khi có Luật đất đai 2013

Đất đai, nhà ở quận Cầu Giấy được hình thành từ nhiều nguồn gốc khác nhau, tồn tại nhiều loại hình sở hữu nhà ở và sử dụng đất ở: đất thổ cư lâu đời trong khu vực dân cư cũ; đất do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp làm nhà ở, kinh doanh nhà ở; đất do các cơ quan đơn vị tự chuyển đổi mục đích sử dụng từ quỹ đất chuyên dùng phân cho cán bộ công nhân viên làm nhà ở,... dẫn đến công tác quản lý đất đai trên địa bàn quận gặp nhiều khó khăn như: Hồ sơ địa chính được lưu trữ ở các phường chưa được hệ thống đầy đủ và ít được cập nhật biến động thường xuyên; cán bộ làm công tác quản lý đất đai ở các phường chưa có chuyên môn và sự am hiểu cần thiết cho công tác quản lý đất đai ở địa phương; cư dân trên địa bàn quận phần lớn làm nông nghiệp và sản xuất tiểu thủ công do vậy việc am hiểu và chấp hành chính sách, pháp luật

của Nhà nước về đất đai còn hạn chế; hay cơ sở hạ tầng đô thị còn yếu và thiếu đồng bộ; công tác quy hoạch và sử dụng đất theo quy hoạch chưa được quan tâm thực hiện; còn tồn tại nhiều vi phạm trong quản lý sử dụng đất như: tự chuyển đổi mục đích sử dụng đất, lấn chiếm đất công; cấp đất, cho thuê đất sai thẩm quyền.

Xuất phát từ tình hình thực tiễn, quận Cầu Giấy đã đề ra các chương trình, giải pháp cụ thể tại các Nghị quyết của Quận uỷ, của Hội đồng nhân dân nhằm chỉnh đốn, nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác quản lý đất đai trên địa bàn quận. Kết quả đã đạt như: Đã xây dựng xong cơ bản hệ thống cơ sở dữ liệu Địa chính - Nhà đất, xây dựng bản đồ chuyên đề, trích và sao in dữ liệu phục vụ công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn quận, bản quy hoạch chi tiết sử dụng đất tỷ lệ 1/2000 giai đoạn 2000 - 2010.

Về cơ bản quận đã thực hiện quản lý Nhà nước về đất đai theo các nội dung của Luật Đất đai 1993 và 2003 quy định và đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Công tác quản lý đất đai ngày càng đi vào nề nếp, hiệu quả, bộ mặt đô thịđã có những chuyển biến tích cực, phần lớn các vi phạm về sử dụng đất được ngăn ngừa và xử lý triệt để.

b. Sau khi có Luật đất đai 2013

Thực hiện Luật đất đai năm 2013 và các Nghịđịnh của Chính phủ, các văn bản quy phạm pháp luật do UBND thành phố ban hành về thi hành Luật đất đai năm 2013, Ủy ban nhân dân quận đã tổ chức thực hiện các nội dung như: tổ chức 5 lớp tập huấn để trao đổi và triển khai các nội dung thực hiện, đảm bảo các hướng dẫn thi hành có liên quan được nhanh chóng triển khai áp dụng vào công tác quản lý tài nguyên và môi trường trên địa bàn quận; tổ chức thông tin trên hệ thống loa phát thanh của Ủy ban nhân dân các phường về những nội dung đổi mới của Luật Đất đai năm 2013 và các Văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan; hay tổ chức họp tọa đàm tại tổ dân phố, khu dân cư. Tuy nhiên đến nay vẫn còn một số gia đình, cá nhân trên địa bàn các phường chưa kê khai nộp hồ sơ đề nghịđăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận.

Theo số liệu thống kê của Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội và Văn phòng đăng ký đất đai Chi nhánh quận Cầu Giấy, năm 2019 trên địa bàn quận Cầu Giấy đã cấp được 5.427 Giấy chứng nhận (bao gồm Giấy chứng nhận cấp lần đầu đối với nhà đất được thực hiện bởi Chi nhánh Văn phòng đăng ký quận Cầu Giấy và Giấy chứng nhận cấp cho nhà, đất tại các dự án phát triển nhà ở thuộc thẩm quyền của Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội), trong đó phường Yên Hòa có số lượng cấp nhiều nhất với 1626 giấy chứng nhận chiếm 29,96%, thấp nhất là phường Nghĩa Tân với 84 Giấy chứng nhận chiếm 1,55%, chi tiết được trình bày tại bảng 3.3.

Bảng 3.3. Tình hình cấp Giấy chứng nhận trên địa bàn quận Cầu Giấy năm 2019

STT Tên phường Số lượng giấy

chứng nhận (giấy) Tỷ lệ (%) 1 Quan Hoa 111 2,04 2 Nghĩa Tân 84 1,54 3 Nghĩa Đô 951 17,52 4 Yên Hòa 1626 29,96 5 Trung Hòa 1278 23,54 6 Mai Dịch 549 10,12 7 Dịch Vọng 507 9,34 8 Dịch Vọng Hậu 321 5,90 Tổng số 5.427 100,00 (Nguồn: Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội quận Cầu Giấy 2019) Trên địa bàn quận Cầu Giấy đã có hệ thống bản đồđịa chính chính quy theo Dự án tổng thể xây dựng hồ sơ địa chính tổng thể của Sở Tài nguyên Môi trường, đồng thời quận Cầu Giấy cũng đang sử dụng hệ thống bản đồđịa chính từ năm 1993 để quản lý và xét cấp Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất; Những biến động sử dụng đất hàng năm không được cập nhật vào hệ thống bản đồđịa chính.

Công tác thống kê đất đai hàng năm và công tác tổng kiểm kê đất đai 05 năm một lần luôn được quận Cầu Giấy hoàn thành đúng theo kế hoạch của

UBND thành phố Hà Nội. Từ năm 1997 đến nay, quận Cầu Giấy đã thực hiện 04 lần kiểm kê đất đai vào các năm 2000, 2005, 2010 và năm 2015.

Trong giai đoạn 2015-2019, quận đã tập trung chỉđạo quyết liệt kịp thời báo cáo UBND thành phố xử lý, giải quyết những khó khăn, vướng mắc, tạo ra bước đột phá đối với công tác giải phóng mặt bằng các dự án, nhất là đối với các công trình trọng điểm của thành phố và quận, huy động cả hệ thống chính trị tích cực vào cuộc, coi trọng công tác tiếp nhận và giải quyết đơn thư để bảo đảm lợi ích hợp pháp của người dân có đất bị thu hồi theo đúng các quy định nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng dự án.

Ủy ban nhân dân quận cũng ban hành các văn bản pháp lý làm căn cứ giải phóng mặt bằng (829 thông báo thu hồi đất, 1746 Quyết định thu hồi đất, 586 thẩm tra xác nhận nguồn gốc đất…), cụ thể: năm 2014, quận ra 15 Thông báo thu hồi đất và 344 Quyết định thu hồi đất; năm 2015, quận ra 12 Thông báo thu hồi đất và 321 Quyết định thu hồi đất; năm 2016, quận ra 11 Thông báo thu hồi đất và 790 Quyết định thu hồi đất; năm 2017, quận ra 141 Thông báo thu hồi đất, 15 Quyết định thu hồi đất và 244 xác nhận nguồn gốc sử dụng đất; và đến năm 2018, quận đã ra 650 Thông báo thu hồi đất, 276 Quyết định thu hồi đất và 342 xác nhận nguồn gốc sử dụng đất. Tình trạng đơn thư, khiếu kiện đối với việc đền bù giải phóng mặt bằng vẫn còn diễn ra, đây là một vấn đề phức tạp, cần có những chủ trương, chính sách, sự quan tâm vào cuộc hơn nữa của nhà nước, các cấp chính quyền đểđược giải quyết thỏa đáng trong thời gian tới.

UBND quận Cầu Giấy đã lập quy hoạch sử dụng đất tại quận Cầu Giấy, được Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định và UBND TP. Hà Nội phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 05 năm (2016-2020). Triển khai thi hành Luật Đất đai 2013, hàng năm, UBND quận lập Kế hoạch sử dụng đất trong năm và được UBND thành phố phê duyệt. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt là căn cứ để UBND quận triển khai thực hiện các công trình, dự án theo đúng các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của thành phố; là cơ sở pháp lý cho việc thu hồi đất, giao đất,

cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sử dụng đất đai ngày càng có hiệu quả. UBND quận đã chỉ đạo sát sao công tác triển khai thực hiện quy hoạch sử dụng đất, không để tình trạng thực hiện các dự án ngoài quy hoạch sử dụng đất. Nhu cầu sử dụng đất của các tổ chức, cá nhân đăng ký được cập nhật và phản ánh đầy đủ trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2017 đạt 75%, năm 2018 đạt 77%.

Với công tác thanh kiểm tra đất đai; thẩm định nhu cầu sử dụng đất và quản lý các ô đất được giao để thực hiện dự án đầu tư, trong năm 2013, Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy đã rà soát, báo cáo UBND thành phố kiểm tra, xem xét đối với 23 dự án chậm triển khai sau 12 tháng kể từ ngày nhận bàn giao mặt bằng hoặc chậm 24 tháng so với tiến độ đầu tư, đồng thời phối hợp, theo dõi xử lý sau thanh tra đối với 15 tổ chức có vi phạm pháp luật đất đai. Năm 2016, Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy đã hoàn thành thanh tra việc quản lý, sử dụng đất nông nghiệp đối với các Hợp tác xã và Ủy ban nhân dân các phường trực thuộc quận theo Quyết định số 1117/QĐ-STNMT-TTr ngày 24 tháng 7 năm 2015 của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.

Công tác phối hợp với các Sở, Ngành, thành phố trong việc thẩm định nhu cầu sử dụng đất, giới thiệu địa điểm sử dụng đất để phục vụ công tác giao đất, cho phép thực hiện đầu tư đối với các dự án trên địa bàn quận được nâng cao. Sự phối hợp, kịp thời đóng góp ý kiến về nguồn gốc, hiện trạng quản lý sử dụng đất đối với các ô đất thực hiện dự án, có ý kiến về việc chấp hành pháp luật đất đai đối với các chủ đầu tư đã góp phần hạn chế việc giao đất chưa phù hợp với quy hoạch hoặc tình trạng chậm sử dụng đất, không đầu tư trên đất theo tiến độ. Trong giai đoạn 2011-2015, Ủy ban nhân dân quận đã ban hành 145 văn bản góp ý kiến vào hồ sơ dự án đầu tư của các đơn vị có nhu cầu sử dụng đất. Trong thời gian tới, Ủy ban nhân dân quận sẽ chỉ đạo các đơn vị chức năng rà soát, kiểm tra hiện trạng các ô đất trống, ô đất được giao đất nhưng chưa thực hiện đầu tư xây dựng để có biện pháp xử lý theo quy định.

3.1.3.2. Hiện trạng sử dụng đất đai

Theo kết quả thống kê đất đai, tính đến thời điểm 31/12/2019, quận Cầu Giấy có tổng diện tích đất tự nhiên là 1.226,0 ha.

- Diện tích đất nông nghiệp 28,4 ha, chiếm 2,32% tổng diện tích đất tự nhiên của quận;

- Diện tích đất phi nông nghiệp của quận 1.174,6ha, chiếm 95,8% tổng diện tích tự nhiên của toàn quận;

- Theo kết quả kiểm kê, diện tích đất chưa sử dụng của toàn quận là 23,0 ha, chiếm 1,88% tổng diện tích tự nhiên của quận. Diện tích này chủ yếu là đất bằng chưa sử dụng. Chi tiết tại bảng 3.4:

Bảng 3.4. Hiện trạng sử dụng đất quận Cầu Giấy năm 2019

STT Mục đích Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích tự nhiên 1.226,0 100,00

1 Nhóm đất nông nghip NNP 28,4 2.32

1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 4,7 0.38

1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 23,7 1.93

2 Nhóm đất phi nông nghip PNN 1.174,6 95.80

2.1 Đất ở tại đô thị ODT 475,4 38.78

2.2 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 24.1 1.97

2.3 Đất quốc phòng CQP 32,0 2.61

2.4 Đất an ninh CAN 16,5 1.35

2.5 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 158,8 12.95

2.6 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông CSK 66,6 5.43

2.7 Đất sử dụng vào mục đích công cộng CCC 366,0 29.85

2.8 Đất cơ sở tôn giáo TON 6,5 0.53

2.9 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 3,4 0.28

2.10 Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, NTD 13,4 1.09

2.11 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 9,3 0.76

2.12 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 2,6 0.21

3 Nhóm đất chưa s dng CSD 23,0 1.88

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 23,0 1.88

Về tình hình biến động đất đai của quận Cầu Giấy giai đoạn 2017 – 2019 có sự biến động lớn do sự chuyển đổi giữa các loại đất và kết quả đo đạc của dự án tổng thể hồ sơ địa chính thành phố Hà Nội. Biến động tổng diện tích đất tự nhiên của quận Cầu Giấy năm 2019 so với năm 2017 giảm 5,7ha, nguyên nhân chủ yếu do kỳ kiểm kê năm 2019, trên địa bàn quận Cầu Giấy đã sử dụng bản đồ địa chính mới theo dự án tổng thể để thực hiện kiểm kê đất đai nên có độ chính xác về ranh giới loại đất và loại đối tượng sử dụng cao hơn. Cụ thể, nhóm các loại đất thuộc đất nông nghiệp có sự biến động, tăng 11,89ha, nguyên nhân chủ yếu là do đất bằng chưa sử dụng đã được khai hoang sử dụng. Đối với nhóm đất phi nông nghiệp thì loại đất sử dụng vào mục đích công cộng có sự biến động lớn tăng 44,15ha. Đất bằng chưa sử dụng đã được khai thác đưa vào sử dụng 52,51ha. Việc biến động đất đai của một số loại đất tại quận Cầu Giấy giai đoạn 2017 -2019 là phù hợp với xu hướng phát triển hiện nay của quận, chi tiết tại bảng 3.5.

Bảng 3.5. Biến động đất đai theo mục đích sử dụng đất

Thứ tự MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG Diện tích Năm 2019 So với năm Diện tích năm 2017 Tăng (+) giảm (-) Tổng diện tích đất 1.226,0 1.231,70 - 5,7 1 Nhóm đất nông nghip NNP 28,4 16,51 11,89 1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 4,7 3,32 1,38 1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 23,7 12,78 10,92 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 0,0 0,41 - 0,41

2 Nhóm đất phi nông nghip PNN 1.174,6 1.139,68 34,92

2.1 Đất ở tại đô thị ODT 475,4 463,70 11,7 2.2 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 24.1 26,10 - 2,0 2.3 Đất quốc phòng CQP 32,0 33,82 - 1,82 2.4 Đất an ninh CAN 16,5 11,23 5,27 2.5 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 158,8 175,89 - 17,09 2.6 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 66,6 73,00 - 6,4

Thứ tự MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG Diện tích Năm 2019 So với năm Diện tích năm 2017 Tăng (+) giảm (-) 2.7 Đất sử dụng vào mục đích công cộng CCC 366,0 321,85 44,15 2.8 Đất cơ sở tôn giáo TON 6,5 4,15 2,35 2.9 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 3,4 2,13 1,27 2.10 Đất nghĩa trang, nghĩa địa… NTD 13,4 14,00 - 0,6 2.11 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 9,3 9,32 - 0,02 2.12 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 2,6 3,24 - 0,64 2.13 Đất phi nông nghiệp khác PNK 0,0 1,27 - 1,27

3 Nhóm đất chưa s dng CSD 23,0 75,51 - 52,51

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 23,0 75,51 - 52,51

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Cầu Giấy)

Một phần của tài liệu Nguyen vinh tung (Trang 50 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)