Tình hình thực hiện các quyền sử dụng đất tại thành phố HàN ội

Một phần của tài liệu Nguyen vinh tung (Trang 35 - 37)

Từ năm 1993 trở về trước, công tác quản lý đất đai và nhà ở tại Hà Nội phức tạp và chồng chéo, do nhiều cơ quan cùng quản lý. Sở quản lý ruộng đất là đơn vị quản lý đất ở các huyện ngoại thành; Sở nhà đất chủ yếu quản lý nhà

và đất có nhà ở khu vực nội thành; Sở Xây dựng và Kiến trúc sư trưởng – nay là Sở Quy hoạch kiến trúc quản lý đất thuộc các dự án đầu tư phát triển khu đô thị, khu công nghiệp, giao cấp đất cho các tổ chức làm trụ sở cơ quan, sản xuất kinh doanh, xây dựng nhà ở, Sở Nông nghiệp quản lý đất nông nghiệp, lâm nghiệp, mặt nước nuôi trồng thủy sản, quản lý đất của các nông, lâm trường. Vì vậy, hồ sơ về nhà, đất tản mạn, không tập trung một đầu mối, người sử dụng đất thì tự do xây dựng không có phép, không có quy hoạch….hồ sơ quản lý ban đầu không có hoặc thiếu.

Tuy nhiên, thực trạng qua nhiều năm do không có cơ quan nào được giao cụ thể nên việc quản lý nhà nước về đất đai bị buông lỏng, tình trạng lấn chiếm đất công, cấp đất trái thẩm quyền, tự chuyển đổi mục đích sử dụng đất diễn ra tràn lan ở nhiều địa phương, cơ quan tổ chức. Cùng với cơn sốt đất năm 1992, trên 90% đất đai bị mua bán trao tay, chuyển nhượng trái phép, vì vậy, các cơ quan chức năng và chính quyền các cấp không quản lý, thống kê và theo dõi được biến động. Những thông tin về bất động sản thường không đầy đủ, thiếu độ tin cậy.

Trước năm 1993, nhà ở chưa được coi là hàng hóa, chưa hình thành thị trường, các giao dịch nếu có đều là các “giao dịch ngầm”… Thời gian này phần lớn việc cung cấp nhà ở cho người dân ở đô thị là do Nhà nước bao cấp, ở nông thôn người dân tự xây nhà đểở.

Trong giai đoạn này, Nhà nước đã ban hành một số chính sách làm tiền đề hình thành thị trường bất động sản, khuyến khích phát triển và kinh doanh nhà ở, giao dịch về đất đai và đã từng bước góp phần tạo ra một nguồn cung bất động sản cho thị trường, người dân (Pháp lệnh nhà ở năm 1991 và các văn bản liên quan; Hiến pháp năm 1992).

Giai đoạn từ năm 1993 đến 2003, Chính phủ đã ban hành các chính sách để cụ thể hóa chủ trương xóa bỏ bao cấp về nhà ở, các chính sách miễn giảm tiền mua nhà thuộc sở hữu nhà nước cho cán bộ, công chức, viên chức, chính sách ưu đãi đầu tư xây dựng nhà ởđể bán và cho thuê.

Nhà ở được mở cửa cho người dân tự xây dựng, phát triển. Diện tích sàn nhà ở phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, do phát triển tự phát, không có quy hoạch, nên giai đoạn này hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội không phát triển đồng bộ với tốc độ tăng trưởng về nhà ở.

Cùng với Luật Đất đai 2003 (sửa đổi 2013), một loạt các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực đất đai, xây dựng, nhà ở được ban hành như: Luật Xây dựng năm 2003 (sửa đổi 2014), Luật Nhà ở năm 2005 (sửa đổi 2014), Luật Kinh doanh bất động sản năm 2006 (sửa đổi 2014) và các văn bản hướng dẫn chi tiết đã tạo hành lang pháp lý cho thị trường bất động sản vận hành theo cơ chế thị trường.

Theo Báo cáo kết quả hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội năm 2015 cho thấy: Toàn bộ hệ thống Văn phòng đã tiếp nhận 103.684 hồ sơ đăng ký biến động của các cá nhân, tổ chức (chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, cấp đổi…) trong đó: Văn phòng Trung tâm đã tiếp nhận 10.895 hồ sơ, đã thụ lý và trả kết quả đối với 9.826 hồ sơ; Các Chi nhánh tiếp nhận 59.975 hồ sơ, đã trực tiếp thụ lý theo thẩm quyền 55.269 hồ sơ; trình Sở Tài nguyên và Môi trường ký Giấy chứng nhận đối với 28.022 hồ sơ; tăng 118% so với năm 2014.

Về hồ sơ đăng ký thực hiện giao dịch đảm bảo (Đăng ký thế chấp, Đăng ký thay đổi nội dung thế chấp đã đăng ký, Đăng ký xóa thế chấp) tiếp nhận 93.764 hồ sơ, trong đó: Văn phòng Trung tâm đã tiếp nhận 6.017 hồ sơ đã giải quyết 6.017 hồ sơ tăng 338% so với năm 2014 (năm 2014 giải quyết 1.779 hồ sơ); Các chi nhánh đã tiếp nhận 87.747 hồ sơ đăng ký thực hiện giao dịch đảm bảo (Đăng ký thế chấp, Đăng ký thay đổi nội dung thế chấp đã đăng ký, Đăng ký xóa thế chấp), đã giải quyết 85.836 hồ sơ tăng 107% so với năm 2014 (Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội, 2015).

Một phần của tài liệu Nguyen vinh tung (Trang 35 - 37)