7. Cấu trúc của luận văn
2.3. Quá trình phát triển kinh tế ở các huyện miền núi Tây Nam Quảng Nam
2.3.2.1. Lâm nghiệp
- Giai đoạn 1997- 2000: Các huyện miền núi Tây Nam Quảng Nam trong giai đoạn này đã bước đầu chú ý đến phát triển kinh tế lâm nghiệp, vì nơi đây có những điều kiện thuận lợi cơ bản cho phát triển lâm nghiệp và đây cũng là lợi thế lớn của khu vực này. Ở Tiên Phước thực hiện nhiều chủ trương, biện pháp tích cực để quản lý bảo vệ rừng, đồng thời đẩy mạnh việc trồng rừng. Giai đoạn này bình quân mỗi năm trồng được 340ha rừng, tăng 35% so với năm 1997 nâng tỷ lệ che phủ từ 39% năm 1997 lên 43% năm 2000 [21. tr, 23]. Tại Trà My lúc này kinh tế lâm nghiệp cũng được đầu tư đúng mức và đã đạt được những kết quả nhất định, mô hình canh tác trên đất dốc được xây dựng có hiệu quả. Tổng vốn đầu tư cho phát triển lâm nghiệp 5 năm (1996-2000) là 8.100 triệu đồng, chủ yếu tập trung bảo vệ, trồng và chăm sóc rừng. Bình quân mỗi năm trồng mới 324 ha rừng, giao khoán quản lý bảo vệ rừng 6.642ha/72.242ha diện tích rừng tự nhiên [26. tr, 27].
- Giai đoạn 2001 – 2005: Giai đoạn này kinh tế của các huyện có nhiều thay đổi, kinh tế lâm – nông nghiệp vẫn đóng vai trò chủ đạo của các huyện miền núi và có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, từ đó thúc đẩy kinh tế ở nơi đây phát triển và từng bước tăng trưởng khá; tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế lâm nghiệp được phát huy. Ở Tiên Phước phong trào trồng rừng, trồng cây nguyên liệu phát triển khá mạnh, trong 5 năm (2001-2005) trồng mới 2.225 ha (tăng 65% so với giai đoạn 1996-2000) [22. tr, 32]. Công tác bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái được các huyện ở khu vực này rất quan tâm, cùng với đó là hạn chế khai thác lâm sản trái phép.
Ở Bắc Trà My phát triển lâm nghiệp gắn với định canh định cư, vì vậy hạn chế việc phá rừng làm rẫy, người dân ổn định sản xuất; phát triển rừng, phong trào làm kinh tế vườn rừng cũng bước đầu phát triển gắn với kinh tế trang trại; có 32 trang trại với diện tích 731,4 ha [14. tr, 39] và bình quân hằng năm trồng mới 196,4ha rừng tập trung và trên 500 ngàn cây quế Trà My [14. tr, 42].
Công tác quản lý, bảo vệ rừng được chú trọng, hạn chế phá rừng làm rẫy, khai thác lâm sản trái pháp luật; công tác giao đất, giao rừng đạt được đẩy mạnh, đã giao 7.903,54 ha [14. tr, 42] đất rừng cho cộng đồng làng gắn với cơ chế hưởng lợi và nghĩa vụ công dân.
Năm 2003, huyện Nam Trà My được thành lập và cũng xác định nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế là kinh tế lâm nghiệp gắn với nông nghiệp; chủ trương ở đây là đẩy mạnh kinh tế lâm nghiệp và kinh tế vườn, kinh tế trang trại; năm 2003 đã giao 8.117 ha đất lâm nghiệp cho cộng đồng quản lý; đến năm 2005 toàn huyện có khoảng
1.375.000 cây Quế trên diện tích 550 ha [17. tr, 35], và đây cũng là nguồn thu nhập lớn của người dân Nam Trà My, góp phần đáng kể vào mục tiêu xoá đói giảm nghèo; từ khi tách huyện không có trang trại nào, đến năm 2005 đã có 9 trang trại với diện tích 126 ha [17. tr, 36].
- Giai đoạn 2006 – 2010: Các huyện miền núi Tây Nam Quảng Nam đã tập trung phát triển mạnh kinh tế lâm nghiệp, chủ yếu là phong trào trồng rừng, trồng cây nguyên liệu phát triển mạnh, góp phần giải quyết việc làm, đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhân dân. Tại Tiên Phước, sản lượng khai thác gỗ rừng trồng năm 2010 đạt 19.500m3, đạt giá trị 9.750 triệu đồng; tỷ trọng ngành lâm nghiệp trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp tăng từ 19% năm 2006 lên 28% năm 2010, giai đoạn này ở Tiên Phước trồng được 4.602 ha rừng; ngoài ra chăm sóc, bảo vệ, khoanh nuôi rừng tái sinh cũng được chú trọng, nâng độ che phủ rừng từ 31,1 % năm 2006 lên 33,7% năm 2010 [23. tr, 25].
Ở Bắc Trà My với chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135, trợ cước trợ giá, dự án WB3 và các chính sách tín dụng ưu đãi khác đã tạo thuận lợi để nhân dân phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại, trồng cây nguyên liệu, cây lấy gỗ. Giai đoạn này (2006 - 2010) đã trồng được 5.280 ha rừng, cải tạo vườn tạp, mở mới vườn đồi 1.761ha; phát triển thêm 09 trạng trại, nâng tổng số lên 41 trang trại với diện tích 1.150ha; giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp đạt 561 tỷ đồng trong 5 năm, tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 13,65%; đến năm 2010 đạt tỷ trọng 59% trong cơ cấu kinh tế [15. tr, 24].
Nam Trà My kinh tế lâm nghiệp có chuyển biến tích cực, đưa ra chủ trương phân loại 3 loại rừng, đến năm 2010 đã giao trên 10.000 ha rừng cho nhân dân quản lý, trồng mới gần 800 ha rừng sản xuất, rừng phòng hộ; nâng độ che phủ rừng lên 50.1% (tăng 5.1% so với năm 2006); tổ chức trồng trên 1.8 triệu cây Quế giống bản địa, trên 150 ngàn cây sâm Ngọc Linh [18. tr, 27].
- Giai đoạn 2011 – 2017: Giai đoạn này các huyện miền núi Tây Nam Quảng Nam tiếp tục phát triển trồng rừng kinh tế, trồng rừng nguyên liệu và xem đây là lĩnh vực để thoát nghèo, vươn lên làm giàu; đời sống của người dân nơi đây hoàn toàn thay đổi nhờ trồng rừng, phát triển kinh tế từ rừng.
Ở Tiên Phước bình quân hàng năm trồng mới 1.930 ha rừng; sản lượng khai thác gỗ rừng trồng bình quân hàng năm trên 200.000 tấn, giá trị khoảng 115 tỷ đồng. Độ che phu rừng tăng từ 33,7% (2011) lên 58% (2017); giai đoạn này Tiên Phước bắt đầu có chủ trương trồng cây cao su đại điền [24. tr, 28].
Bắc Trà My tập trung giao khoán bảo vệ, khoanh nuôi, trồng mới 24.808,42 ha rừng; đã kêu gọi các công ty đầu tư trồng 1.764,96 ha cây cao su đại điền; hỗ trợ gần 1,8 tỷ đồng để nhân dân trồng 128,7 ha cao su tiểu điền. Đặc biệt, chú trọng bảo tồn và phát triển cây quế Trà My, vận động người dân đẩy mạnh khôi phục và trồng cây Quế Trà My, hỗ trợ kinh phí cho người dân để trồng Quế, có 1.942 hộ tham gia trồng quế với
trên 150 ha, tập trung tại các xã Trà Giác, Trà Giáp. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp giai đoạn 2011 - 2017 đạt 1.641,2 tỷ đồng, tăng bình quân hằng năm 14,7% [16. tr, 26]
Cũng như Bắc Trà My, giai đoạn này Nam Trà My đã giao khoán, bảo vệ rừng tự nhiên được 34.452,58 ha. Hỗ trợ và vận động nhân dân trồng mới 111,6 ha rừng; diện tích che phủ rừng đạt 52,3% [19. tr, 28]. Quan tâm bảo vệ, chăm sóc và phát triển rừng, nhất là đẩy mạnh trồng rừng nguyên liệu, dược liệu như quế Trà My, Sâm Ngọc Linh…
2.3.2.2. Trồng trọt
- Giai đoạn 1997 – 2000: Năm 1997, kinh tế các huyện ở Tây Nam Quảng Nam chủ yếu là nền kinh tế nông nghiệp; đồng thời cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp và thương mại, dịch vụ. Năm 1997 ở Tiên Phước tỷ trọng nông nghiệp chiếm 94% [21. tr, 23]; đến năm 2000, tỷ trọng nông nghiệp giảm còn 88% [21. tr, 25]. Sản xuất nông - lâm nghiệp đạt được những kết quả nhất định, cơ cấu cây trồng, con vật nuôi có bước chuyển đổi tích cực; cây tiêu, cây quế luôn chiếm vị trí chủ lực trong cơ cấu cây trồng.
Kinh tế hộ đã khẳng định rõ lợi thế và tính năng động trong cơ chế thị trường, nhiều hộ đã đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh tổng hợp theo mô hình kinh tế trang trại. Hội làm vườn ra đời và hoạt động tích cực, góp phần thúc đẩy phong trào cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn ở nhiều xã; có 650 ha vườn tạp được cải tạo thành vườn có hiệu quả kinh tế, nâng diện tích vườn được cải tạo lên 970 ha [21. tr, 25]. Nhiều mô hình vườn bố trí cơ cấu cây trồng phát triển hợp lý ở nhiều tầng không gian, vừa đạt hiệu quả kinh tế cao, vừa tạo cảnh quan sinh thái, tôn thêm vẻ đẹp của làng quê. Các loại hình vườn nhà, vườn đồi, vườn rừng phát triển mạnh theo hướng bố trí phù hợp các loại cây trồng trên từng vùng đất khác nhau và có hiệu quả. Sản lượng lương thực quy thóc trong 5 năm (1996-2000) là 92.945 tấn; bình quân 18.300 tấn/năm; lương thực bình quân đầu người năm 1996 là 250 kg, đến năm 2000 là 275 kg [21. tr, 24].
Tại Trà My sản xuất nông lâm nghiệp gắn với Định canh định cư, ổn định cuộc sống; cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp, cơ cấu cây trồng, vật nuôi tiếp tục được chuyển đổi theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với ứng dụng tiến bộ KH-KT; phong trào khai hoang, phục hoá mở rộng diện tích lúa nước đi đôi với công tác thuỷ lợi được đẩy mạnh; diện tích lúa nước được mở rộng; tổng diện tích khai hoang ruộng nước (1996-2000) được 111ha. Các biện pháp thâm canh, tăng vụ, ứng dụng khoa học kỹ thuật, phòng trừ sâu bệnh đạt kết quả khá; tổng sản lượng lương thực quy thóc bình quân hàng năm đạt 13.800 tấn [13. tr, 23].
- Giai đoạn 2001 – 2005: Đến giai đoạn này, ở khu vực miền núi Tây Nam Quảng Nam nông nghiệp phát triển khá toàn diện theo hướng chuyển dịch từ sản xuất cây lương thực là chủ yếu sang phát triển đa dạng các loại cây trồng, con vật nuôi, lấy cây nguyên liệu, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc làm trọng tâm. Bên cạnh đó, các huyện cũng thường xuyên tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật nên đại đa số người dân đã áp dụng các
tiến bộ khoa học, kỹ thuật, các giống mới có năng suất cao đưa vào sản xuất; cùng với việc quan tâm đầu tư xây dựng thủy lợi nhỏ, giải quyết nước tưới tiêu cho đồng ruộng. Bắt đầu hình thành phát triển kinh tế vườn, vườn đồi, kinh tế trang trại, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, xác định được 2 mũi nhọn trong sản xuất nông nghiệp đó là; đẩy mạnh chương trình khuyến nông, khuyến lâm, chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật đến người sản xuất, từ đó đã góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, con vật nuôi. Nhờ đó mà sản lượng lượng thực các huyện nơi đây đều tăng hơn so với giai đoạn trước đây.
Huyện Tiên Phước đã triển khai “Cuộc Cách mạng về giống” bằng nhiều chủ trương, giải pháp như: “Xây dựng kế hoạch giao chỉ tiêu gieo cấy lúa lai, lúa kỹ thuật đến các xã, thị trấn, thực hiện cơ chế trợ giá cho nông dân” [22. tr, 24], nhờ vậy năng suất lúa tăng từ 28 tạ/ha/vụ năm 2001 lên 43 tạ/ha/vụ năm 2005 [22. tr, 25], đạt tổng sản lượng lương thực 78.940 tấn, bình quân mỗi năm 15.788 tấn, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 601.946 triệu đồng, tăng bình quân hàng năm 4,34%. Toàn huyện Tiên Phước cải tạo được 1.800 ha vườn nhà và 4.018 ha vườn đồi, vườn rừng, trong đó hình thành 44 mô hình kinh tế trang trại vừa và nhỏ với tổng diện tích 335 ha; đàn gia súc đạt 50.438 con, tăng từ 08%-12%[22. tr, 26].
Ở Bắc Trà My phong trào khai hoang, phục hoá mở rộng diện tích lúa nước đi đôi với công tác thuỷ lợi được đẩy mạnh; toàn huyện có 786 ha ruộng lúa nước, tăng 175 ha so với năm 2001. Năng suất lúa rẫy đạt bình quân trên 20 tạ/ha/năm; năng suất lúa nước đạt trên 36tạ/ha/năm, so với đầu nhiệm kỳ tăng 9,6tạ/ha; tổng sản lượng lương thực bình quân đạt 10.000tấn/năm; bình quân lương thực đạt 265,4kg/người/năm. Kinh tế vườn được quan tâm phát triển mạnh, trong đó và 223 vườn với diện tích 427,5 ha [15. tr, 22]; diện tích trồng các loại cây dứa, sắn KM94, chuối... được mở rộng.
Nam Trà My sản xuất nông - lâm nghiệp gắn với định canh định cư; sản lượng lương thực cây có hạt hằng năm tăng bình quân từ 8-10%; năm 2003 đạt 2.313 tấn đến năm 2005 tăng lên 3.619 tấn; bình quân đầu người đạt 172 kg, tăng 60 kg so với năm 2003 [16. tr, 28].
- Giai đoạn 2006 – 2010: Cơ cấu kinh tế của các huyện khu vực này chuyển dịch mạnh mẽ; tỷ trọng về công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp bắt đầu tăng lên; nông – lâm nghiệp giảm dần nhưng chú ý về giá trị hàng hóa. Thu nhập bình quân đầu người ở Tiên Phước đạt 6.7 triệu đồng/người/năm, tăng hơn 1,7 lần so với năm 2005 (3.8 triệu đồng/người/năm)[23. tr, 26]. Nông nghiệp phát triển tương đối toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa; giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp tăng dần.
Tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo chuyển biến đồng bộ về trồng trọt và chăn nuôi; các tiến bộ khoa học kỹ thuật như chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), chương trình 3 giảm 3 tăng (ICM), bón phân viên... đã được áp dụng rộng rãi vào sản xuất giúp nông dân thay đổi
tập quán canh tác lạc hậu.
Mô hình chuyển đất lúa 01 vụ sang trồng ngô tại xã Tiên Sơn và Tiên An (Tiên Phước) đã đem lại hiệu quả, tăng giá trị thu nhập, khẳng định hướng đi đúng trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng; vì vậy năng suất cây lúa tăng từ 36,45 tạ/ha (năm 2006) lên 47.17 tạ/ha (năm 2010); sản lượng lương thực bình quân hàng năm đạt 18.549 tấn [23. tr, 27], ngoài cây lương thực huyện Tiên Phước đẩy mạnh trồng cây ăn trái như bòn bon, thanh trà, măng cụt; cùng với đó phát triển mạnh kinh tế vườn, kinh tế gia trại; chính sách của huyện ưu tiên đầu tư cải tạo vườn nhà, mở mới vườn đồi, vườn rừng và lập trang trại.
Ở Bắc Trà My và Nam Trà My giai đoạn này đẩy mạnh việc khai hoang, phục hóa, phát triển cây lúa nước, chuyển đổi phương thức sản xuất từ độc canh cây lúa rẫy sang trồng các giống cây có hiệu quả kinh tế cao hơn. Đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi, hướng dẫn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất, sản lượng, giá trị kinh tế cây trồng hàng năm đều tăng. Trong 5 năm, Bắc Trà My khai hoang 65ha ruộng lúa nước, nâng diện tích lúa nước của huyện lên 820ha, tăng 34ha so với năm 2005; năng suất lúa nước bình quân đạt 38,54tạ/ha, tăng 2,06tạ/ha so với năm 2005, đưa tổng sản lượng lương thực quy thóc đến năm 2010 đạt 12.550 tấn, tăng hơn năm 2005 là 1.709 tấn; giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích đạt 28,5 triệu đồng/ha tăng gấp hai lần so năm 2005 [15. tr, 22].
Với chủ trương "Phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại" huyện Nam Trà My đã ban hành Nghị quyết và Chương trình hành động để triển khai thực hiện trong toàn huyện gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) của BCH TW Đảng về
"Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, phong trào làm trang trại ngày càng phát triển, đến năm 2010 có 12 trang trại, với diện tích 160 ha, tăng hơn năm 2006 là 03 trang trại, 34 ha [18. tr, 26]; có 1.560 hộ xây dựng và phát triển mô hình vườn đồi, vườn rừng, vườn nhà góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống, nhiều hộ vươn lên khá, giàu [18. tr, 29]. Sản xuất nông nghiệp phát triển; sản lượng lương thực cây có hạt năm 2010 đạt 3.959 tấn (tăng hơn 574 lần so với năm 2005); bình quân lương thực 170 kg/người; năm 2005 có 372 ha, năm 2010 có 450 ha, bình quân mỗi năm khai hoang 17,5ha [18. tr, 26]; ngoài cây lúa địa phương thí điểm và nhân rộng nhiều mô hình trồng chuối, đậu xanh xen lúa rẫy.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt trên 7%, tỉ trọng ngành nông lâm nghiệp, từ 82.26% giảm xuống 74,6%; tỉ trọng ngành công nghiệp xây dựng, từ 10,1% tăng lên 16,3%; tỉ trọng ngành thương mại - dịch vụ, từ 6,78% tăng lên 9.09%; thu nhập bình quân đầu người 1.8 triệu đồng/năm [18. tr, 28].
- Giai đoạn 2011 – 2017: Giai đoạn này các huyện chủ trương tập trung giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp và tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại - dịch vụ; tuy nhiên giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp vẫn được tăng