Văn hóa và truyền thống cách mạng

Một phần của tài liệu Kinh tế các huyện miền núi tây nam tỉnh quảng nam (1997 2017) 1 (Trang 30 - 35)

7. Cấu trúc của luận văn

1.3. Điều kiện về xã hội

1.3.2. Văn hóa và truyền thống cách mạng

Quảng Nam đã ra đời và tồn tại đến nay gần 550 năm. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, địa giới hành chính và tên gọi cũng có nhiều thay đổi. Giai đoạn đầu, từ thời Lê Thánh Tông thành lập Thừa tuyên Quảng Nam năm 1472; địa giới hành chính của Quảng Nam kéo dài từ bờ nam sông Thu Bồn đến chân đèo Cù Mông (Bình Định), được chia thành 3 phủ là Thăng Hoa (Quảng Nam), Tư Nghĩa (Quảng Ngãi), Hoài Nhơn (Bình Định). Sau đó đổi thành Xứ Quảng Nam (1490), Trấn Quảng Nam (1509) [63, tr. 5]. Đến đời Nguyễn Hoàng lại đổi sang Doanh Quảng Nam. Đến thời vua Gia Long đổi thành Dinh Quảng Nam và tỉnh Quảng Nam (1832) dưới thời vua Minh Mạng. Lúc này đất Quảng Nam chỉ còn lại từ chân đèo Hải Vân đến Dốc Sỏi (thuộc huyện Núi Thành ngày nay) [63, tr. 6].

Trước năm 1975, Quảng Nam được chia thành 2 đơn vị hành chính là tỉnh Quảng Nam và Đặc khu Quảng Đà. Sau giải phóng, tháng 10-1975, hai đơn vị được sáp nhập trở lại thành tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Đến năm 1997, do yêu cầu phát triển của khu vực nói chung, Quảng Nam - Đà Nẵng nói riêng nên Trung ương đã quyết định chia tách tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng để thành lập 2 đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương là tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng.

Quảng Nam là một trong những vùng đất giàu truyền thống yêu nước, cách mạng và là một vùng văn hóa đặc sắc của nước ta. Quảng Nam là vùng đất “đầu sóng ngọn gió”, “phên dậu phía Nam” của Tổ quốc trong suốt thời kỳ mở cõi về phương Nam. Trong thời kỳ cận đại, lịch sử đã giao cho Quảng Nam đi đầu trong chống thực dân, đế quốc. Vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, Quảng Nam là một trong những nơi mà các phong trào yêu nước lúc đương thời đã gây nên những tiếng vang như: phong trào Nghĩa Hội Cần vương với các sĩ phu Trần Văn Dư, Nguyễn Duy Hiệu, Phan Bá Phiến; phong trào Duy Tân với các chí sĩ Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quí Cáp, Lê Cơ…; Duy tân Hội và phong trào Đông Du với các chí sĩ Tiểu La Nguyễn Thành, Châu Thượng Văn, Đỗ Đăng Tuyển…; phong trào chống sưu, chống thuế (1808) khởi đầu tại Quảng Nam, sau đó lan nhanh đến 10 tỉnh Trung kỳ từ Thanh Hóa đến Phú Yên. Các phong trào yêu nước của nhân dân Quảng Nam vào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, kết cục đều thất bại, nhưng đã hun đúc ý chí chống ngoại xâm của các thế hệ người Việt Nam và nhân dân xứ Quảng đấu tranh giải phóng dân tộc trong các cuộc chiến đấu chống ngoại xâm dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đảng bộ tỉnh Quảng Nam được thành lập vào ngày 28/3/1930, đây là nơi sớm tiếp thu tư tưởng cộng sản và thành lập Đảng bộ tỉnh chỉ hơn một tháng sau khi Đảng Cộng

sản Việt Nam ra đời; năm 1945 Quảng Nam là một trong bốn địa phương giành chính quyền ở tỉnh lỵ sớm nhất trong cả nước. Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, Quảng Nam được coi là “Mảnh đất thánh của Khu 5”, là hậu phương quan trọng để chống thực dân Pháp. Quảng Nam là nơi được Liên khu ủy 5, Khu ủy 5, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 đóng chân, xây dựng căn cứ để lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân Khu 5 kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, Quảng Nam là vùng trọng điểm, nhân dân các dân tộc chịu nhiều đau thương, hy sinh, mất mát, nhưng vẫn sắc son, chung thủy, quyết tâm cùng cả nước đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, tiêu biểu là chiến thắng Núi Thành “trận đầu đánh Mỹ”, lập nên những chiến công vang dội như Điện Ngọc, Thủy Bồ, Mộc Bài, Hương An - Bà Rén, Xã Đốc, Cấm Dơi, Khâm Đức, Nông Sơn - Trung Phước, Thượng Đức... làm kẻ thù phải khiếp sợ, cùng với nhân dân cả nước tổng tấn công nổi dậy góp phần làm nên đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Và với những đóng góp của mình, Quảng Nam được Trung ương khen tặng là quê hương “Trung dũng, kiên cường đi đầu diệt Mỹ”.

Trong suốt chặng đường lịch sử dựng nước và giữ nước, với truyền thống hàng ngàn năm văn hiến, các thế hệ người Việt đã không ngừng xây dựng, bồi đắp, hun đúc nên một nền văn hóa giàu bản sắc dân tộc và thống nhất trong đa dạng. Con người và vùng văn hóa Quảng Nam là một bộ phận của Tổ quốc. Trong lịch sử, văn hoá của Quảng Nam được giao thoa, đan xen, kế thừa và hội tụ của nền văn hoá Chămpa với văn hoá Đại Việt. Từ khi vua Lê Thánh Tông thành lập Đạo Thừa Tuyên Quảng Nam đến nay, qua nhiều thế hệ, người dân xứ Quảng đã chọn lọc, tiếp biến, phát huy các yếu tố bên ngoài, kết hợp với văn hoá nội sinh bản địa, tạo ra những giá trị văn hoá vừa có cội nguồn từ nền văn hoá Việt Nam, vừa có sắc thái địa phương với những giá trị đặc trưng, từ văn hoá vật thể đến văn hoá phi vật thể, có ảnh hưởng đến văn hoá các khu vực trong tỉnh và cả nước.

Văn hóa và truyền thống cách mạng của khu vực Tây Nam tỉnh Quảng Nam cũng là một bộ phận chung của tỉnh, trong đó; con người Quảng Nam nói chung và khu vực Tây Nam nói riêng đã được phát huy các yếu tố truyền thống yêu nước và cách mạng, luôn tin tưởng vào đường lối đổi mới và sự lãnh đạo của Đảng; lao động cần cù và sáng tạo, khắc phục khó khăn; cơ bản thích ứng với cơ chế thị trường, trong điều kiện hội nhập quốc tế; có ý thức vươn lên để đóng góp cho sự phát triển của đất nước, quê hương và bản thân, gia đình.

Tiên Phước cũng là nơi có những nét đặc trưng văn hóa riêng biệt; trên địa bàn huyện còn lưu giữ trên 50 ngôi nhà cổ thuần Việt hàng trăm năm tuổi, với những ngõ đá rêu phong thơ mộng, cảnh đẹp thiên nhiên hiền hòa… mà nổi bật là làng cổ Lộc Yên - xã Tiên Cảnh. Tiên Phước còn là vùng đất có truyền thống văn hóa từ lâu đời. Những trầm tích của nền văn hóa Sa Huỳnh được phát hiện trên đôi bờ sông Tiên, sông Tranh đã phát họa sơ lược bức tranh thời tiền sử ở vùng Tiên Phước, là minh chứng cho sự tồn

tại của những người cổ trên địa bàn Tiên Phước cách ngày nay khoảng 2000 - 2500 năm. Dấu tích mà họ để lại là những mộ chum và đồ chôn theo đã được các nhà khảo cổ khai quật tại các di tích Gò Miếu, Gò Quảng (Tiên Hà, Tiên Lãnh). Cùng với những cư dân vùng đồng bằng, họ đã để lại một nền văn hóa nổi tiếng - văn hóa Sa Huỳnh ở giai đoạn sơ kỳ đồ sắt.

Người Tiên Phước rất ưa thích thơ ca, hò vè, hát hò khoan, hát bội ca ngợi tình người, tình lứa đôi, đức tính thủy chung, tình yêu quê hương đất nước. Hát bội Tiên Phước thuộc dòng tuồng Khánh Thọ, Tam Kỳ. Người dân Tiên Phước còn thích đi săn, vây hội. Vây hội là một hình thức trẩy hội đầu xuân rất độc đáo, có tinh thần thượng võ và tính cộng đồng cao. Vây hội là vây cọp, hoạt động này được tổ chức vào dịp Tết hàng năm, từ ngày 30 tháng Chạp đến mồng 5 hoặc mùng 7 tháng Giêng. Lễ vây hội tồn tại đến trước cách mạng tháng 8 năm 1945, sau đó thì bỏ hẳn [47, tr. 6].

Tiên Phước tự hào là mảnh đất đã sinh ra các bậc đại khoa, tiến sĩ, phó bảng và các nhà yêu nước hào kiệt khác; nổi bật là Huỳnh Thúc Kháng và Phan Châu Trinh đã trở thành những nhân vật lịch sử nổi tiếng với lòng yêu nước thương dân, hai ông không ra làm quan như các nhà khoa bảng khác mà cả cuộc đời của mình chỉ mưu cầu độc lập, dân quyền cho dân tộc Việt Nam. Tiên Phước là địa bàn đóng quân của Nghĩa hội Cần Vương kháng Pháp, là trung tâm của làn sóng Duy Tân hồi đầu thế kỷ XX. Tiên Phước còn là một trong những điểm khởi đầu phong trào chống sưu thuế của nhân dân Trung Kỳ trong năm 1908; là nơi có sự tham gia tích cực và điểm nổi dậy duy nhất của cuộc vận động khởi nghĩa do Thái Phiên và Trần Cao Vân lãnh đạo vào năm 1916.

Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, Tiên Phước là hậu phương vững chắc của cách mạng, các cơ quan của Khu uỷ, Tỉnh uỷ, Tỉnh đội... đã chọn Tiên Phước làm nơi đứng chân để chỉ đạo phong trào. Trong 21 năm chống Mỹ cứu nước, nhân dân Tiên Phước lại ghi tiếp những trang sử chói ngời chiến công. Tiên Phước, “Vùng đất thánh” của Cách mạng khu V đã trở thành ngọn cờ hiệu triệu toàn tỉnh đồng khởi “diệt ác”, “phá kèm”. Thắng lợi của chiến dịch “Vượt sông Tranh giải phóng Lãnh - Ngọc”, “Vượt sông Tiên giải phóng Sơn - Cẩm - Hà” quân và dân Tiên Phước đã biến 6 xã miền núi phía Tây của tỉnh trở thành vùng căn cứ vững chắc của cách mạng, tạo những điều kiện thuận lợi để cách mạng Quảng Nam và khu V tiến công xuống đồng bằng. Để rồi, mùa xuân năm 1975, Tiên Phước vinh dự được chọn làm nơi nổ phát súng đầu tiên mở màn cuộc tổng tiến công và nổi dậy giải phóng Quảng Nam.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân huyện Tiên Phước đã phát huy truyền thống yêu nước, cách mạng, tập trung trí tuệ, sức lực, khai thác tối đa các nguồn nội lực, tranh thủ đầu tư hỗ trợ giúp đỡ của tỉnh, trung ương, tập trung khai thác tối đa các tiềm năng thế mạnh của một huyện trung du miền núi phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

Hiện nay trên địa bàn huyện có 15 di tích được xếp hạng; trong đó có: 13 di tích cấp tỉnh và 02 di tích cấp Quốc Gia (Nhà lưu niệm Cụ Huỳnh Thúc Kháng và Khu căn cứ Tỉnh ủy Quảng Nam tại Tiên Sơn).

Di tích cấp quốc gia Nhà lưu niệm Cụ Huỳnh Thúc Kháng thuộc xã Tiên Cảnh - huyện Tiên Phước, cách thành phố Tam Kỳ khoảng 35 km về phía Tây. Đây là ngôi nhà cũ do thân sinh cụ Huỳnh Thúc Kháng xây dựng từ năm 1869, theo lối kiến trúc rất phổ biến dưới thời nhà Nguyễn. Ngôi nhà gồm 3 gian, mái ngói, khung sườn gỗ với những đường nét chạm trổ tinh xảo. Cụ Huỳnh Thúc Kháng sinh năm 1876, quê làng Thạnh Bình - Tiên Phước, là một người thông minh học giỏi, một chí sĩ yêu nước. Sau khi cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, Cụ đã được Hồ Chủ tịch mời ra tham gia với Chính phủ và có thời gian giữ chức Quyền Chủ tịch nước. Vào ngày 15/4/2013, tại huyện Tiên Phước đã tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Sao Vàng do Nhà nước truy tặng cho Cụ Huỳnh Thúc Kháng [47, tr. 11]. Tại đây có trưng bày một số di vật và tư liệu có liên quan về thân thế sự nghiệp và cuộc đời hoạt động cách mạng của Cụ Huỳnh Thúc Kháng. Trà My, Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, từng bước tiến hành việc thành lập chính quyền và phân địa giới hành chính ở Trà My. Ngày 19/3/1947, thành lập châu Trà My, gồm cả vùng đất Trà My và Phước Sơn ngày nay. Tháng 10/1948, châu Trà My được tách ra thành hai huyện là huyện Trà My và huyện Phước Sơn. Đến tháng 3/1961, hai huyện Trà My và Phước Sơn được hợp thành huyện Trà Sơn [13, tr. 7].

Tháng 3/1963, trước yêu cầu ngày càng cao của công tác chỉ đạo miền núi, Tỉnh uỷ Quảng Nam chủ trương giải thể huyện Trà Sơn, để thành lập các khu. Huyện Trà My bao gồm khu II và khu III. Về sau bỏ tên gọi khu và gọi là huyện. Khu II là huyện Bắc Trà My (phần đất phía Bắc sông Tranh); khu III là huyện Nam Trà My (phần đất phía Nam sông Tranh). Tháng 6/1975, sau ngày đất nước thống nhất, huyện Nam Trà My và huyện Bắc Trà My được hợp nhất lại thành huyện Trà My [13, tr. 24].

Trong những năm chiến tranh (1954 - 1973) được xây dựng để trở thành căn cứ địa cách mạng vững chắc của tỉnh Quảng Nam và của cả Liên khu V trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ xâm lược; là nơi hội tụ sự lãnh đạo của Khu ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu V đối với các tỉnh duyên hải miền Trung và Tây Nguyên trong việc giải phóng đồng bằng và mở rộng căn cứ địa cách mạng Khu V. Nơi đây đã từng chở che, nuôi dưỡng, bảo vệ hàng ngàn, hàng vạn cán bộ, chiến sỹ của các cơ quan Khu ủy và Quân khu V; nhiều đồng chí lãnh đạo của Khu ủy, Quân khu V sau này đã trở thành những nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước và quân đội: Võ Chí Công, Hoàng Văn Thái, Chu Huy Mân, Đoàn Khuê, Nguyễn Chơn, Nguyễn Đôn, Bùi San, Nguyễn Quang Tú, Trần Kiên...

Đêm 27 rạng ngày 28 tháng 3 năm 1971, dưới sự lãnh đạo của Khu ủy, Bộ tư lệnh Quân khu V, Tiểu đoàn 1/46 thuộc Lữ đoàn 196 của Sư đoàn American đã bị Tiểu đoàn đặc công 409 Quân khu V quét sạch tại cứ điểm xã Đốc (nay là xã Trà Đốc - huyện Bắc Trà My). Chiến thắng xã Đốc có tiếng vang lớn và buộc quân Mỹ - Ngụy phải rút khỏi

địa bàn Trà My [13, tr. 34]. Từ đó Trà My được giải phóng và trở thành một trong những huyện được giải phóng sớm nhất của tỉnh Quảng Nam.

Trà My xưa kia là vùng rừng núi âm u, rậm rạp, là địa bàn cư trú của người Ca Dong, Cor, Xơ Đăng và Bh’noong, Kinh. Từ khi thực dân Pháp đặt ách cai trị lên vùng đất này, chúng đã tước bỏ mọi quyền sống của con người, làm cho nhân dân thêm cơ hàn, khổ nhục. Tình yêu núi rừng, lòng khát khao độc lập, tự do đã bồi đắp cho nhân dân các dân tộc Trà My lòng yêu nước nồng nàn và ý chí đấu tranh kiên cường, bất khuất. Các cuộc nổi dậy chống thực dân Pháp và phong kiến tay sai của nhân dân Trà My liên tiếp nổ ra, tiêu biểu là các phong trào Nghĩa hội và phong trào Nước Xu.

Trải qua chặng đường đấu tranh đầy gian khổ, hy sinh nhưng vô cùng anh dũng, đồng bào các dân tộc Trà My đã tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng, đoàn kết, sắt son, thủy chung, một lòng tin tưởng theo Đảng, theo Bác Hồ bằng những nỗ lực vượt bậc, ra sức xây dựng quê hương trên con đường đổi mới.

Đồng bào các dân tộc Trà My có truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất bằng mọi hình thức chống lại áp bức, bóc lột, đàn áp của bọn thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược đất nước ta. Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, đất và người Trà My vẫn là luỹ thành kiên cố, vững chắc của căn cứ địa cách mạng khu V và là sức mạnh vật chất, tinh thần của Đảng bộ và chính quyền địa phương trong hai cuộc kháng chiến vệ quốc, một lòng một dạ tin tưởng sắt đá vào Đảng và Bác Hồ kính yêu, quyết chiến đấu hy sinh để bảo vệ rừng núi, buôn làng, nương rẫy cho đến ngày miền Nam toàn thắng.

Phát huy truyền thống anh hùng của những năm tháng kháng chiến chống thực dân và đế quốc xâm lược, từ sau ngày giải phóng, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Trà My đã ra sức hàn gắn vết thương chiến tranh, đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào. Người Trà My với bản chất cần cù, thật thà, trung hậu, trầm tĩnh nhưng rất tháo vát, nhanh nhẹn, và vẫn nghĩa nặng tình sâu; nhân dân các dân tộc Trà My luôn phát huy truyền thống, xây dựng quê hương phát triển về mọi mặt, xứng đáng bề dày lịch sử đấu tranh oanh liệt cũng như với danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân đã được Đảng và Nhà nước phong tặng. Chiều dày truyền thống và lịch sử cách mạng của Đảng bộ và nhân

Một phần của tài liệu Kinh tế các huyện miền núi tây nam tỉnh quảng nam (1997 2017) 1 (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)