Chủ trương phát triển kinh tế miền núi của Đảng và Chính phủ

Một phần của tài liệu Kinh tế các huyện miền núi tây nam tỉnh quảng nam (1997 2017) 1 (Trang 44 - 48)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1. Chủ trương phát triển kinh tế miền núi của Đảng và Chính phủ

Sau hơn 10 năm thực hiện đường lối đổi mới (năm 1986), tình hình kinh tế xã hội ở đất nước ta vẫn đang trong tình trạng chậm phát triển, đời sống của đại đa số người dân nói chung và bộ phận lớn người dân ở vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số vô cùng khó khăn, cơ sở hạ tầng kém phát triển, tạm bợ, không tạo được động lực, điều kiện để phát triển kinh tế, nhất là ở khu vực miền núi; trước tình hình đó Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách đổi mới, phát triển kinh tế; nhất ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Năm 1997, tại Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/HNTW ngày 29/12/1997 của “Về tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế, cần kiệm để công nghiệp hoá, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội đến nǎm 2000”

[83, tr. 1].

Qua đó, BCH Trung ương đã đánh giá 2 năm thực hiện kế hoạch 5 năm giai đoạn 1996 – 2000, nền kinh tế nước ta tiếp tục phát triển và đạt mức tǎng trưởng khá (GDP tǎng 9%) [83, tr. 1]. Tuy nhiên, sự phát triển của nền kinh tế chưa vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp, còn nhiều yếu tố chưa bảo đảm tǎng trưởng cao và lâu bền. Cùng với đó, nền kinh tế nước ta vốn có những khó khǎn yếu kém, lại bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ trong khu vực và một số nước trên toàn thế giới từ giữa nǎm 1997.

Vì vậy, BCH Trung ương cũng đã đề ra một số chủ trương và giải pháp để tiếp tục thực hiện Kế hoạch trong những năm còn lại của kế hoạch 5 năm 1996 – 2000 đó là: Thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và điều chỉnh cơ cấu đầu tư; nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế là định hướng cơ bản cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, điều chỉnh cơ cấu đầu tư; xác định cần phát triển nhanh, mạnh, vững chắc các ngành công nghiệp, trước hết là công nghiệp chế biến có khả nǎng cạnh tranh cao; phát triển nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hợp tác hoá, dân chủ hoá; đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với phân công lại lao động ở nông thôn; đẩy mạnh đổi mới, phát triển và quản lý có hiệu quả các loại hình doanh nghiệp; tiếp tục đổi mới và phát triển khu vực doanh nghiệp nhà nước. Phát triển mạnh các hình thức kinh tế hợp tác, đổi mới hoạt động của các cơ sở quốc doanh trong nông nghiệp và nông thôn, phát triển các cơ sở quốc doanh ở vùng sâu, vùng xa.

Tích cực giải quyết việc làm và xoá đói giảm nghèo; tǎng cường và nâng cao hiệu quả hỗ trợ các vùng nghèo, xã nghèo và người nghèo. Theo đó chỉ đạo Nhà nước có kế hoạch hỗ trợ cho các vùng nghèo, đặc biệt là 1.300 xã nghèo, chủ yếu là đầu tư xây dựng

cơ sở hạ tầng thiết yếu và đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; tǎng cường trợ giúp vốn, kiến thức làm ǎn cho các hộ nghèo, nhất là ở nông thôn, miền núi.

Đặc biệt trong năm 1998, Thủ tướng đã ban hành Quyết định số 135/1998/QĐ- TTg, ngày 31/7/1998 về "Phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa" (gọi tắt là Chương trình 135). Và đến năm 2001, Thủ tướng tiếp tục ban hành Quyết định số 42/2001/QĐ-TTg ngày 26/3/2001 “về việc bổ sung các xã đặc biệt khó khăn của Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc miền núi, biên giới và vùng sâu, vùng xa (Chương trình 135)”. Theo đó Chương trình 135 là một trong các chương trình xóa đói giảm nghèo được triển khai từ năm 1998. Theo kế hoạch ban đầu, chương trình sẽ kéo dài 7 năm và chia làm hai giai đoạn; giai đoạn 1 từ năm 1998 đến năm 2000 và giai đoạn 2 từ năm 2001 đến năm 2005. Tuy nhiên, đến năm 2006, chương trình được kéo dài thêm 5 năm, và gọi giai đoạn 1997-2006 là giai đoạn I3.

Năm 2003, một sự kiện quan trọng đối với các huyện Tây Nam Quảng Nam đó là Chính phủ ban hành Nghị định số 72/2003/NĐ-CP ngày 20/6/2003 “Về việc chia tách huyện Trà My thành các huyện Bắc Trà My và Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam”. Mục đích việc chia tách cũng nhằm tạo điều kiện cho các huyện miền núi có cơ hội để phát triển, qua đó tập trung đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, có những cơ chế, chính sách phù hợp để phát triển các huyện miền núi và cũng từ đây, hai huyện Bắc Trà My và Nam Trà My đã bắt đầu có những định hướng để phát triển cho riêng mình.

Năm 2004, Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định phê duyệt chương trình 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 “Về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn”.

Theo đó Chương trình 134 là Chương trình hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn nhằm mục đích đẩy nhanh tiến độ xóa nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số. Các mục tiêu chính sách của Chương trình 134 gồm: “Đảm bảo mỗi hộ dân tộc thiểu số có tối thiểu 0,5 ha đất nương, rẫy hoặc 0,25 ha đất ruộng lúa nước một vụ hoặc 0,15 ha đất ruộng lúa nước hai vụ để sản xuất nông nghiệp; Đảm bảo mỗi hộ dân tộc thiểu số ở nông thôn có tối thiểu tối thiểu 200 m² đất ở; trợ cấp cho các hộ dân tộc thiểu số nghèo chưa có nhà ở hoặc nhà

3 Chương trình 135 giai đoạn II bắt đầu từ năm 2006 – 2010 theo Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg, ngày 10/1/2006, của Thủ tướng Chính phủ về "Phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó

khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010"; Giai đoạn 3 theo Quyết định số 1489/QĐ-TTg

ngày ngày 08/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ “Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền

vững giai đoạn 2012 – 2015” và Quyết định số 551/QĐ-TTg, ngày 4/4/2013, của Thủ tướng Chính phủ "Phê duyệt

Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã

biên giới, xã an toàn khu, các thôn bản đặc biệt khó khăn". Giai đoạn 4 được thực hiện theo Quyết định số

1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về“Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020”.

ở tạm bợ để họ xây nhà; trợ cấp bằng 0,5 tấn xi măng cho mỗi hộ dân tộc thiểu số để xây dựng bể chứa nước mưa hoặc cấp 300.000 đồng để đào giếng hoặc tạo nguồn nước sinh hoạt đối với các hộ dân tộc thiểu số sống phân tán tại vùng cao, núi đá, khu vực khó khăn về nguồn nước sinh hoạt. Đối với các thôn, bản có từ 50% số hộ là người dân tộc thiểu số trở lên, trung ương sẽ trợ cấp 100% kinh phí xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt tập trung. Đối với các thôn, bản có từ 20% đến dưới 50% số hộ người dân tộc thiểu số, trung ương sẽ trợ cấp 50% kinh phí xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt tập trung” [88, tr. 2].

Năm 2008, tại Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X), Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”. Hội nghị đánh giá sau hơn 20 năm thực hiện đường đối đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt được thành tựu khá toàn diện và to lớn. “Nông nghiệp tiếp tục phát triển với tốc độ khá cao theo hướng sản xuất hàng hoá, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả; đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia; một số mặt hàng xuất khẩu chiếm vị thế cao trên thị trường thế giới… bộ mặt nhiều vùng nông thôn thay đổi. Đời sống vật chất và tinh thần của dân cư ở hầu hết các vùng nông thôn ngày càng được cải thiện” [85, tr. 2].

BCH Trung ương cũng xác định mục tiêu đến năm 2020 tốc độ tăng trưởng nông, lâm, thuỷ sản đạt 3,5 - 4%/năm [121, tr. 4]; sử dựng đất nông nghiệp tiết kiệm và hiệu quả; duy trì diện tích đất lúa đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia. Phát triển nông nghiệp kết hợp với phát triển công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề nông thôn, giải quyết cơ bản việc làm, nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn, giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp, tăng tỉ lệ lao động nông thôn qua đào tạo; đẩy mạnh xây dựng xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới; phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn; hầu hết các xã cơ bản có đường ô tô tới các thôn, bản; cấp điện sinh hoạt cho hầu hết dân cư; thực hiện có hiệu quả, bền vững công cuộc xoá đói, giảm nghèo; tạo điều kiện để nông dân tham gia đóng góp và hưởng lợi nhiều hơn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008

“Về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo”. Với mục tiêu tạo sự chuyển biến nhanh hơn về đời sống vật chất, tinh thần của người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số thuộc các huyện nghèo, bảo đảm đến năm 2020 ngang bằng các huyện khác trong khu vực. Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, theo hướng sản xuất hàng hoá, khai thác tốt các thế mạnh của địa phương. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp với đặc điểm của từng huyện; chuyển đổi cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả theo quy hoạch; xây dựng xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; bảo đảm vững chắc an ninh, quốc phòng.Mục tiêu đến năm 2015 giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống mức ngang bằng mức trung bình của tỉnh. Tăng cường năng lực cho

người dân và cộng đồng để phát huy hiệu quả các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư, từng bước phát huy lợi thế về địa lý, khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; bước đầu phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô nhỏ và vừa, người dân tiếp cận được các dịch vụ sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm một cách thuận lợi; lao động nông nghiệp còn dưới 60% lao động xã hội; tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo, tập huấn, huấn luyện đạt trên 40% [89, tr. 3].

Năm 2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 về “Phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020”. Với mục tiêu xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa và phấn đấu đến năm 2015 có 20% số xã đạt tiêu chuẩn Nông thôn mới [8. tr, 1].

Năm 2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 615/QĐ-TTg ngày 25/04/2011 về việc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho 07 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy định của nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo. Theo đó huyện Bắc Trà My được hưởng cơ chế như huyện nghèo; đây là cơ hội để huyện Bắc Trà My tranh thủ các nguồn vốn của Trung ương, của Tỉnh tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế tại địa phương.

Năm 2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 về “Phê duyệt chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017 – 2020”. Theo đó tập trung giải quyết những vấn đề khó khăn, bức xúc nhất về đời sống, sản xuất; từng bước cải thiện và nâng cao điều kiện sống cho hộ dân tộc thiểu số nghèo, hộ nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn; góp phần giảm nghèo bền vững, giảm dần chênh lệch trong phát triển giữa vùng dân tộc thiểu số và miền núi với các vùng khác trong cả nước. Đồng thời đề ra mục tiêu cụ thể đó là giảm tỷ lệ hộ nghèo ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi từ 3% đến 4%/năm [11. tr, 1]; giải quyết đất sản xuất, chuyển đổi nghề cho trên 80% số hộ [11. tr, 1] đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, hộ nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn thiếu đất sản xuất; hoàn thành các dự án định canh định cư tập trung; tạo điều kiện thuận lợi để hộ dân tộc thiểu số nghèo, hộ nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn vay vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất.

Có thể nói Đảng và Chính phủ trong giai đoạn này đã ban hành rất nhiều chủ trương, cơ chế chính sách nhằm phát triển kinh tế ở vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; qua đó thể hiện được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với nhân dân và vùng đồng bào các dân tộc miền núi.

Một phần của tài liệu Kinh tế các huyện miền núi tây nam tỉnh quảng nam (1997 2017) 1 (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)