7. Cấu trúc của luận văn
3.1.2. Vai trò của kinh tế Tây Nam Quảng Nam
Sau 20 năm thực hiện đẩy mạnh công nghiệp hóa gắn với phát triển kinh tế hạ tầng, nhất là từ khi có Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31 tháng 7 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về “phê duyệt chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa” với mục tiêu nâng cao nhanh đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc ở các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa, tạo điều kiện để đưa các vùng này thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển, hòa nhập vào sự phát triển chung của cả nước, góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc phòng.
Kinh tế các huyện miền núi Tây Nam Quảng Nam có vai trò làm chuyển biến các lĩnh vực chính trị, văn hóa - xã hội, quốc phòng, an ninh của vùng. Đây là một trong những vai trò quan trọng, tác động rõ nét đến đời sống của Nhân dân các huyện miền núi Tây Nam Quảng Nam, tạo sự đồng thuận của xã hội trong phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần đảm bảo ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng miền núi.
Về chính trị, quá trình phát triển kinh tế các huyện miền núi Tây Nam Quảng Nam đã khẳng định sự đúng đắn về chủ trương, đường lối của Đảng, sự quản lý, điều hành của chính quyền các cấp. Nhờ đó, niềm tin của Nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước tiếp tục được củng cố vững chắc. Bên cạnh đó, việc phát triển kinh tế đã góp phần giải quyết hài hòa quan hệ với các dân tộc, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, hỗ trợ nhau cùng phát triển.
Về văn hóa - xã hội, quá trình phát triển kinh tế các huyện miền núi Tây Nam Quảng Nam đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân. Những thành tựu đạt được về kinh tế đã cổ vũ, thúc đẩy phong trào thi đua lao động sản xuất, tự vươn lên thoát nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội. Nhờ đó, chất lượng cuộc sống không ngừng cải thiện, cơ hội tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục, thông tin được
thuận lợi. Phong tục tập quán lạc hậu dần được loại bỏ, giá trị văn hóa truyền thống tiếp tục được bảo tồn gìn giữ và phát huy.
Về quốc phòng, an ninh, việc phát triển kinh tế các huyện miền núi Tây Nam Quảng Nam góp phần xây dựng vành đai miền núi phía Tây Nam của tỉnh Quảng Nam thành khu vực phòng thủ vững chắc. Chính vì vậy, sự quan tâm đầu tư xây dựng và phát triển khu vực này trong giai đoạn 1997-2017 đã góp phần bảo vệ và giữ vững an ninh biên giới quốc gia.
Từ đó, kinh tế các huyện miền núi khu vực Tây Nam Quảng Nam đã có những chuyển biến quan trọng. Các huyện đã có sự phát triển mạnh mẽ, bước đầu phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế, mở rộng sản xuất hàng hóa, tăng trưởng kinh tế cao, cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng kinh tế - xã hội có nhiều thay đổi lớn, đời sống đại bộ phận nhân dân có bước cải thiện rõ rệt, quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, tạo được thế và lực mới cho sự phát triển của toàn vùng.