7. Cấu trúc của luận văn
3.3. Bài học kinh nghiệm
Trải qua 20 năm xây dựng và phát triển (1997-2017), các huyện miền núi Tây Nam Quảng Nam từ một khu vực có nền kinh tế nông nghiệp mang tính thuần nông, tự cung tự cấp sang nền kinh tế theo hướng hiện đại, lấy phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ và sản xuất hàng hóa tạo đà cho sự phát triển. Cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật được đầu tư phát triển đã cơ bản đáp ứng cho việc phát triển kinh tế thương mại, dịch vụ, tạo điều kiện để lưu thông, trao đổi hàng hóa, đẩy mạnh phát triển nền nông nghiệp hiện đại với việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, bên cạnh đó tranh thủ các nguồn lực và những lợi thế sẵn có của địa phương đã góp phần ổn định đời sống nhân dân, kinh tế đạt được những kết quả quan trọng.
Bên cạnh những thành tựu đạt được thì nền kinh tế ở khu vực Tây Nam Quảng Nam vẫn còn bộc lộ những hạn chế cần khắc phục. Từ thực tiễn quá trình phát triển kinh tế ở nơi đây, những thành công và hạn chế qua 20 năm xây dựng và phát triển, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:
Một là, đẩy mạnh công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền trong hoạch định, ban hành chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế miền núi, cần phải nắm rõ đặc điểm của đồng bào các dân tộc thiểu số để đề ra chủ trương, giải pháp đúng đắn, có hiệu quả. Xác định được thế mạnh của địa phương là phát triển kinh tế lâm nghiệp, trồng cây nguyên liệu, cây dược liệu (sâm, quế, tiêu...) để vận dụng, cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước một cách linh hoạt đối với vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số phù hợp với đặc điểm tình hình của từng địa phương. Bám sát thực tiễn gắn với công tác kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện, đồng thời đánh giá tổng kết thực tiễn, rút ra bài học kinh nghiệm để điều chỉnh, bổ sung thực hiện cho đạt hiệu quả.
Hai là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là công tác vận động đồng bào dân tộc thiểu số, cần phải nắm rõ và hiểu phong tục tập quán, đời sống tâm lý của đồng bào các dân tộc để vận động một cách cụ thể, dễ nghe, dễ nhớ, dễ hiểu và dễ thực hiện. Khuyến khích, tạo động lực bằng những chính sách cụ thể để động viên đồng
bào các dân tộc thiểu số tích cực tham gia phát triển kinh tế, xã hội; dần dần xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh. Hạn chế lớn nhất ở vùng miền núi, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số đó là do xuất phát điểm chậm, trình độ dân trí còn ở mức thấp, việc tiếp cận và tiếp thu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật chưa nhiều, chưa hiệu quả nên xác định công tác tuyên truyền, vận động cho người dân phải gắn với thực tế tại địa phương, xác định đây là nhiệm vụ lâu dài và khó khăn, thực hiện theo phương châm “mưa dầm thấm lâu”.
Ba là, kết hợp tốt các nguồn lực đầu tư của Nhà nước, đồng thời phát huy có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Xác định đầu tư, hỗ trợ cho vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số là những chương trình, mục tiêu cụ thể, mang tính chiến lược, đảm bảo đem lại hiệu quả lâu dài, tránh tình trạng đầu tư xong thì mọi việc trở lại như ban đầu. Khơi dậy và phát huy mọi nguồn lực trong nhân dân, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội về mục tiêu phát triển vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, mặc dù đã có bước phát triển trong 20 năm qua, song tỉ trọng ngành nông nghiệp vẫn còn ở mức cao so với các địa phương trong tỉnh, lao động ở lĩnh vực trong nông nghiệp, nông thôn vẫn còn chiếm tỉ lệ khá lớn.
Bốn là, coi trọng nhân tố con người là quyết định cho sự thành công; quan tâm đầu tư, đẩy mạnh công tác giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng miền núi; nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ văn hóa cho vùng đồng dân tộc thiểu số, giúp họ thay đổi nhận thức và có ý thức để vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống, không còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào các chính sách hỗ trợ của Nhà nước.
Năm là, phải giữ vững truyền thống đoàn kết, đây là ưu điểm lớn của vùng đồng bào dân tộc thiểu số có từ trong những năm kháng chiến và trong xây dựng quê hương, thống nhất hành động theo nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng và cả hệ thống chính trị; kịp thời nắm bắt những thời cơ, thách thức để có những chính sách đột phá và có những giải pháp phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong tham gia phát triển kinh tế và các lĩnh vực xã hội.
Tiểu kết chương 3
Sau 20 năm dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, những chính sách của Trung ương, Chính phủ, sự chỉ đạo của tỉnh, sự nổ lực cố gắng với cấp ủy, chính quyền và nhân dân nơi đây, tình hình kinh tế của khu vực đã có sự thay đổi rõ nét, nhất là vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn có nhiều chuyển biến tích cực. Nông nghiệp phát triển ổn định, cơ cấu ngành nông nghiệp chuyển dịch đúng hướng, phù hợp xu thế phát triển chung của tỉnh; công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi được tập trung chỉ đạo và thực hiện khá hiệu quả; hoạt động chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật
trong nông nghiệp chuyển biến khá tích cực; giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân trên một đơn vị diện tích tăng khá; xuất hiện nhiều loại hình tổ chức sản xuất kinh tế vườn, kinh tế trang trại, tổ hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp.
Nhận thức của người dân trong phát triển kinh tế được nâng cao; đời sống vật chất, tinh thần người dân ngày càng được cải thiện rõ nét. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội khu vực nông thôn từng bước được đầu tư nâng cấp, hệ thống trường học, trạm y tế, nhà văn hóa ngày càng khang trang đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là hệ thống đường giao thông nông thôn ngày càng được hoàn thiện đã tạo điều kiện cho người dân đi lại, vận chuyển, lưu thông hàng hóa, phát triển sản xuất ngày càng thuận lợi. Công tác an sinh xã hội được quan tâm, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể; công tác phát triển ngành, nghề, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tạo việc làm tại chỗ được chú trọng. Bộ mặt nông thôn miền núi có nhiều khởi sắc; năng lực sản xuất của người dân được nâng lên; góp phần thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Có thể nói thành tựu 20 năm qua của các huyện miền núi Tây Nam Quảng Nam rất đáng từ hào, từ chỗ gần như không có gì, đời sống nhân dân chủ yếu phụ thuộc vào tự nhiên, kết cầu hạ tầng kém phát triển nhưng đến nay, khu vực này đã vươn lên mạnh mẽ, nhất là thành tựu trên lĩnh vực phát triển kinh tế, thu nhập đầu người tăng cao, hạ tầng phát triển là động lực để các địa phương hoạch định nhiều chính sách để phát triển kinh tế. Tuy nhiên dù có sự phát triển những kinh tế nơi đây vẫn còn tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro bởi nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan như thiên tai, dịch bệnh, điều kiện về cơ sở vật chất… vì vậy Đảng bộ, chính quyền nơi đây phải cần có những định hướng, giải pháp phù hợp hơn để phát triển kinh tế, xã hội trong tương lai.
KẾT LUẬN
Trải qua 20 năm, kể từ sau khi tách tỉnh, đời sống của người dân đã dần thay đổi, trong những ngày đầu mới chia tách, đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn, thách thức, người dân miền núi Tây Nam Quảng Nam với truyền thống làm nông nghiệp, sản xuất lương thực thực phẩm trên nương rẫy, người dân nơi đây chọn các sườn núi, sườn dốc để trồng lúa, bắp, sắn, khoai và các loại hoa màu; chăn nuôi gia súc gia cầm, chủ yếu là các loại trâu dùng cho sức kéo. Do địa hình khó khăn, đồi núi hiểm trở, nhất là việc tiếp cận với phương thức, kỹ thuật canh tác mới chưa được nhiều, chỉ có một bộ phận người dân ở vùng thấp (Tiên Phước).
Ở miền núi kinh tế rẫy đóng vai trò chủ đạo, người đồng bào nơi đây sử dụng công cụ và phương thức canh tác đơn giản; phương tiện sản xuất rất thô sơ. Ngoài lúa, còn trồng kê, ngô, sắn, bầu, bí, thuốc lá, dưa, dứa, chuối, mía... Ngoài làm rẫy, đồng bào các dân tộc còn có một bộ phận trồng lúa nước, làm ruộng theo lối sơ khai. Kỹ thuật sản xuất lạc hậu, họ không dùng phân bón mà chủ yếu dựa vào độ màu mỡ và phì nhiêu của đất rừng. Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp phần lớn phụ thuộc vào tự nhiên nên hiệu quả thấp, tình trạng mất mùa và đói giáp hạt thường xuyên xảy ra. Về lâm nghiệp, diện tích rừng và đất lâm nghiệp còn lớn, độ che phủ cao là thế mạnh của khu vực, có tiềm năng phát triển kinh tế rừng và kinh tế trang trại.
Những năm đầu sau khi mới tái lập tỉnh còn nhiều khó khăn nhưng với ý chí và nghị lực vượt khó, khắc phục khó khăn; Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các huyện miền núi Tây Nam Quảng Nam đã tập trung vào việc xây dựng các chương trình, nghị quyết, kế hoạch, đồng thời với đó là những giải pháp, biện pháp thiết thực tổ chức thực hiện nhiệm vụ trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Từ đó các địa phương nơi đây đã đưa ra nhiều chủ trương, chính sách tập trung áp dụng hình thức khoán mới được nông dân đồng tình ủng hộ và an tâm đầu tư thâm canh sản xuất, tích cực khai hoang, mở rộng diện tích. Đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất trồng trọt và chăn nuôi cùng với khai thác tiềm năng, lợi thế của khu vực, nền kinh tế ở nơi đây đã đạt được những thành tựu quan trọng.
Kinh tế phát triển, đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện, cơ cấu giống cây trồng, con vật nuôi phù hợp với đặc tính lợi thế địa bàn, mô hình kinh tế vườn, kinh tế trang trại được nhân rộng về quy mô và được tăng đáng kể về giá trị thu nhập, việc nuôi trồng thủy sản cũng được quan tâm phát triển. Các địa phương đã kêu gọi đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến lâm sản, dược liệu…
Hệ thống kết cấu hạ tầng được đầu tư một cách đồng bộ, quan tâm đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trên tất cả các lĩnh vực giao thông, điện, thủy lợi, y tế, giáo dục; nhiều công trình giao thông quan trọng được xây dựng, cầu bê tông, đường ô tô đến trung tâm các xã đã được cứng hóa, các tuyến giao thông liên vùng, liên xã cũng được đầu tư tạo nên một mạng lưới giao thông thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội. Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng; phát triển quỹ đất, hình thành nhiều khu dân cư mới, các
công trình thiết chế văn hóa, thể thao cũng được đầu tư xây dựng, bộ mặt của đô thị và nông thôn miền núi có nhiều thay đổi khởi sắc.
Mạng lưới trường, lớp được mở rộng cơ bản đáp ứng nhu cầu dạy học, chất lượng giáo dục ngày càng được tăng cao; công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được quan tâm, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số. Công tác đền ơn đáp nghĩa, thực hiện chính sách đối với người có công với nước được quan tâm thực hiện thường xuyên, kịp thời. Công tác giảm nghèo được thực hiện tốt và mang lại hiệu quả cao. Các chương trình dự án phát triển kinh tế - xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa đều được thực hiện một cách đầy đủ, kịp thời. Bộ mặt nông thôn miền núi được thay đổi, tạo nên một sức sống mới, sức sống của sự hồi sinh và sức phát triển mạnh mẽ.
Sau 20 năm nổ lực vươn lên vùng Tây Nam Quảng Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ, bước đầu phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế, mở rộng sản xuất hàng hóa, tăng trưởng kinh tế cao, cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng kinh tế - xã hội có nhiều thay đổi lớn, đời sống đại bộ phận nhân dân có bước cải thiện rõ rệt, quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, tạo được thế và lực mới cho sự phát triển của toàn vùng; cơ sở vật chất kỹ thuật đã có bước phát triển nhanh.
Số lượng cũng như nguồn vốn đầu tư phát triển của nhà nước và doanh nghiệp vào địa bàn ngày càng tăng; nông lâm nghiệp phát triển tương đối mạnh, giá trị sản phẩm hàng hóa ngày càng cao, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đã có những bước phát triển mạnh mẽ, góp phần không nhỏ vào công cuộc phát triển kinh tế, xã hội của khu vực.
Vùng Tây Nam Quảng Nam đạt được những kết quả nói trên, đã thể hiện chủ trương đúng đắn Trung ương, của tỉnh Quảng Nam trong việc chăm lo xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc, phát triển toàn diện và bảo vệ không gian văn hóa, vùng dược liệu và nguyên liệu nổi tiếng, phấn đấu đưa vùng Tây Nam Quảng Nam trở thành vùng kinh tế động lực của các huyện miền núi Quảng Nam, vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa lĩnh vực dược liệu quý, kinh tế rừng... gắn phát triển du lịch, dịch vụ. Những kết quả đó là sự nỗ lực phấn đấu các địa phương Tây Nam Quảng Nam và sự quan tâm hỗ trợ của Trung ương và tỉnh Quảng Nam trong suốt chặng đường 20 phát triển.
Bên cạnh những kết quả đạt được trong 20 năm thì các huyện miền núi Tây Nam Quảng Nam vẫn còn những yếu kém, bất cập trong phát triển kinh tế, đặt ra nhiều thách thức trong sự nghiệp quá trình xây dựng và phát triển các địa phương. Vì vậy, để tiếp tục giúp cho kinh tế ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số các huyện miền núi Tây Nam Quảng Nam ngày càng phát triển, tác giả xin được đề xuất một số kiến nghị sau đây:
Trung ương cần có các chính sách dân tộc phù hợp với đặc điểm vùng miền, từ điều kiện tự nhiên đến điều kiện xã hội; nhất là trình độ nhận thức hòa nhập với môi trường phát triển kinh tế; đẩy mạnh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao
thông nông thôn, hạ tầng thông tin liên lạc, điện lưới quốc gia, các công trình thuỷ lợi, nhà ở, quy hoạch sắp xếp dân cư... Quan tâm các chính sách thu hút, đãi ngộ cho các lực lượng đến công tác ở các địa bàn miền núi, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Tỉnh Quảng Nam cũng như các huyện Tây Nam cần đẩy mạnh phát triển kinh tế hàng hóa nông nghiệp chất lượng cao phù hợp với đặc điểm thổ nhưỡng, khí hậu, đặc điểm vùng miền, tận dụng thế mạnh các sản phẩm tại địa phương, nhất là những sản phẩm đặc trưng để đầu tư phát triển; các huyện miền núi Tây Nam Quảng Nam cần xây dựng kế hoạch liên kết vùng, phát triển quảng bá du lịch, quảng bá các sản phẩm đặc trưng của địa phương. Khuyến khích, kêu gọi các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư vào miền núi, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và tạo việc làm ổn định cho người dân địa