7. Cấu trúc của luận văn
1.4. Sơ lược kinh tế các huyện miền núi Tây Nam tỉnh Quảng Nam trước năm 1997
1.4.3. Thương mại, dịch vụ
Hoạt động thương mai dịch vụ trong những năm 90 bước đầu được hình thành. Ở Tiên phước, địa phương xác định việc thu, chi ngân sách là cơ sở đảm bảo cho các hoạt động kinh tế - xã hội được bình thường, từng bước thiết lập kỷ luật tài chính, gắn trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị với việc tổ chức thu, coi trọng vai trò của ngân sách, đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ của ngân sách cấp trên và của các tổ chức quốc tế. Công tác tài chính, ngân sách bước đầu được quan tâm chấn chỉnh, việc xây dựng thu, chi Ngân sách gắn việc cân đối trợ cấp ngân sách với việc huy động nguồn thu, làm tăng thêm nguồn thu vào ngân sách địa phương.
Năm 1991 tổng thu ngân sách là 496 triệu [20, tr. 14], nguồn thu chủ yếu là từ thuế nông nghiệp; đến năm 1992 thu ngân sách đạt 1.877 triệu đồng, đến năm 1995 thu 3,8 tỷ đồng, năm 1996 thu ngân sách đạt 5,9 tỷ đồng. Trong 5 năm (1991 – 1995) tổng thu
ngân sách trên địa bàn huyện đạt 11,7 tỷ đồng [20, tr. 14]. Thu ngân sách có những năm gặp khó khăn do nguồn thu chủ yếu là từ thuế nông nghiệp nhưng có những năm mất mùa, cùng với đó là việc giải thể, sáp nhập một số doanh nghiệp nên nguồn thu không đạt, tuy nhiên địa phương cũng đã có những chủ trương kịp thời và những giải pháp tích cực nên giữ được ổn định về tài chính.
Giai đoạn đầu, khi các doanh nghiệp quốc doanh phát triển thì hoạt động mua bán, thương mại dịch vụ thuận lợi, đáp ứng nhu cầu của nhân dân, tuy nhiên sau khi đổi mới cơ chế quản lý hoạt động thương mại bị thu hẹp do thị trường tiêu thụ hàng hoá mai một, song Công ty thương mại cũng đã có nhiều cố gắng tranh thủ tìm kiếm những mặt hàng kinh doanh có lãi để hoạt động, ngoài ra còn đáp ứng một số mặt hàng thiết yếu phục vụ nhân dân.
Hoạt động Ngân hàng, kho bạc có nhiều tích cực đóng góp đáng kể vào sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của huyện, đặc biệt là tham gia chương trình xóa đói giảm nghèo. Từ năm 1993 - 1995, Ngân hàng đạt doanh số cho vay 8.328 triệu đồng vối 5.099 lượt hộ, đã tạo điều kiện cho hộ nông dân có vốn để sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập cho người lao động [20, tr. 16]. Công tác thông tin liên lạc cũng thường xuyên được quan tâm củng cố, kịp thời phục vụ các hoạt động thông tin liên lạc giữa huyện với tỉnh và thông tin liên lạc từ cơ sở lên huyện.
Ở Trà My trong những năm đầu của thập niên 90 thế kỷ XX, trên địa bàn huyện Trà My với nguồn thu ngân sách thường xuyên gặp khó khăn, ngân sách thường xuyên mất cân đối, chi ngân sách thường cao hơn thu. Năm 1989 thu ngân sách 2,035 tỷ đồng bằng nguồn thu chủ yếu là kinh doanh hàng xuất nhập khẩu, tổng chi ngân sách là 2,262 tỷ đồng [25, tr. 13]; thu ngân sách năm 1990 là 2,1 tỷ đồng, năm 1991 là 2,6 tỷ đồng, năm 1992 thu ngân sách 2,2 tỷ đồng [25, tr. 13]; nguồn thu ngân sách mỗi năm khoảng trên 2 tỷ đồng, nhưng phải đầu tư cho xây dựng cơ bản, các công trình giao thông, thuỷ lợi, công trình phúc lợi… nên không thể điều tiết được ngân sách. Năm 1993 nguồn thu ngân sách vượt đáng kể so với năm 1992, thu ngân sách đạt 3,9 tỷ [25, tr. 14]; cơ bản đảm bảo thu chi cân đối ngân sách trên địa bàn, tuy vậy lệ phí cho quản lý hành chính 35% và chi khác là quá lớn. Năm 1994 thu ngân sách đạt 3,9 tỷ; năm 1995 tổng thu ngân sách là 4,3 tỷ đồng [25, tr. 16]; có thể nói nguồn thu hàng năm có sự tăng lên nhưng không đáng kể, chủ yếu là nguồn thu xuất nhập khẩu; trong đi đó việc đầu tư cho xây dựng các công trình cơ bản, công trình phúc lợi, nguồn chi cho hành chính quá lớn nên đã gặp những khó khăn nhất định.
Khi chuyển sang cơ chế mới tổ chức bộ máy một số đơn vị không còn phù hợp với tình hình, nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh không chuyển kịp theo yêu cầu của tình hình, còn ảnh hưởng sự trì trệ của cơ chế cũ, gặp lúng túng trong sản xuất kinh doanh, nợ nần nhiều, không nộp ngân sách; thương nghiệp quốc doanh, liên hiệp hợp tác xã mua bán…, trong tình trạng ách tắc, một số mặt hàng thiết yếu phục vụ nhân dân: như muối ăn, dầu thắp sáng, sách vở học sinh... không đảm bảo đáp ứng kịp thời; nhiều đơn
vị doanh nghiệp phải giải thể, sáp nhập hoặc chuyển về tỉnh quản lý. Cùng với đó việc quản lý tài chính, ngân sách vẫn chưa được đảm bảo, không theo kế hoạch, mất cân đối trong thu chi, nợ nần kéo dài, làm trì trệ quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Trong giai đoạn này, Kho bạc, Ngân hàng đã hoạt động tích cực cố gắng đảm bảo nhu cầu vốn và tiền mặt trên địa bàn, đặc biệt đã mở rộng các hình thức cho vay vốn với các hộ sản xuất nông nghiệp, cho vay xóa đói giảm nghèo và ưu đãi hộ nghèo, vay giải quyết việc làm, đã có tác động tạo điều kiện gia đình nhân dân phát triển sản xuất, ổn định đời sống; đảm bảo nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế; Ngân hàng phục vụ người nghèo đã có nhiều cố gắng đi vào hoạt động phục vụ dân nghèo để có vốn sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế gia đình. Từ đó các nguồn vốn vay bước đầu đã phát huy hiệu quả và đảm bảo nguyên tắc thủ tục, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.
Dịch vụ thông tin liên lạc góp phần tích cực phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo của địa phương, mạng lưới thông tin liên lạc được nâng cấp, chủ yếu là liên lạc giữa huyện với tỉnh; tuy nhiên thông tin liên lạc giữa cơ sở với huyện chưa thường xuyên, hạ tầng thông tin cơ sở còn hạn chế.
Tiểu kết chương 1
Quảng Nam với bề dày lịch sử và văn hóa; có truyền thống hàng ngàn năm văn hiến, con người ở miền núi Quảng Nam nói chung các huyện Tây Nam Quảng Nam nói riêng cần cù, chịu khó, đa số là người đồng bào dân tộc thiểu số nên gắn bó với thiên nhiên, với núi rừng, bản chất kiên cường, gạn dạ, một lòng theo Đảng, theo Bác Hồ; đoàn kết trong đấu tranh và xây dựng, từ sau ngày quê hương giải phóng, người dân đã cùng với chính quyền địa phương ra sức khôi phục, hàn gắn vết thương chiến tranh, nổ lực vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống. Với tình yêu quê hương, đất nước đã không ngừng lao động, sáng tạo đưa quê hương thoát khỏi đói nghèo. Kinh tế ngày một phát triển, đời sống của người dân ngày càng ổn định; dù bước đầu kinh tế nơi đây chủ yếu là phát triển nông – lâm nghiệp kết hợp, gắn với từng bước đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ.
Trong điều kiện còn nhiều khó khăn về kinh tế, cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng; dưới sự lãnh đạo của Trung ương, của Tỉnh, các huyện miền núi Tây Nam Quảng Nam đã ban hành nhiều chính sách, cơ chế để đưa nền kinh tế của địa phương đi lên, thu hẹp khoảng cách với các huyện trong tỉnh; địa phương đã tranh thủ khai thác lợi thế và tiềm năng sẵn có của khu vực miền núi, đẩy mạnh phát triển trên các lĩnh vực, nhất là lĩnh vực kinh tế, coi đây là yếu tố quyết định để đưa địa phương thoát khỏi đói nghèo, từ đó đời sống của người dân cơ bản ổn định, vấn đề lương thực được giải quyết, không có tình trạng đói kém, cơ sở hạ tầng được quan tâm xây dựng đến trung tâm các xã. Mặc
dù đã có nhiều cố gắng trong việc phát triển kinh tế, xã hội những nhìn chung các địa phương nơi đây nền kinh tế vẫn còn manh muốn, nhỏ lẻ, tình trạng thiếu đói cục bộ vẫn còn xảy ra, nhất là ở các địa phương vùng núi cao, đời sống của một bộ phận nhân dân chưa ổn định; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ chưa phát triển; việc trao đổi lưu thông hàng hóa chưa nhiều, cần có những chính sách để sớm đưa các địa phương thoát khỏi đói nghèo, phát triển đi lên.
Có thể thấy rằng, các huyện miền núi Tây Nam Quảng Nam (Tiên Phước, Bắc Trà My, Nam Trà My) có tiềm năng rất lớn để phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp, trồng cây dược liệu… Ở Tiên Phước với những sản phẩm nổi tiếng như tiêu Tiên Phước và nhiều sản phẩm cây ăn trái gắn với phát triển kinh tế vườn; Bắc Trà My, Nam Trà My với những sản phẩm như quế Trà My, sâm Ngọc Linh và nhiều loài cây dược liệu khác có giá trị kinh tế cao, cùng với đó nơi đây có địa hình hiểm trở, sông suối với nhiều thác ghềnh là điều kiện lợi thế vô cùng lớn để phát triển thủy điện gắn với du lịch cộng đồng làng, các bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc. Từ những lợi thế đó, các huyện miền núi Tây Nam Quảng Nam có thể khai thác và đầu tư để phát triển kinh tế của địa phương trong giai đoạn sau này.
Chương 2:
TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ CÁC HUYỆN MIỀN NÚI TÂY NAM TỈNH QUẢNG NAM (1997-2017)