Tình hình nghiên cứu và sử dụng sản phẩm thảo dược ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự biến đổi một số chỉ tiêu lâm sàng, vi khuẩn học và thử nghiệm điều trị bệnh viêm tử cung ở lợn nái ngoại bằng chế phẩm có nguồn gốc thảo dược (Trang 29 - 35)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.3. Tình hình nghiên cứu và sử dụng sản phẩm thảo dược trên thế giới và

2.3.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng sản phẩm thảo dược ở Việt Nam

Việt Nam có độ đa dạng sinh học cao, có tới 2/3 diện tích đất tự nhiên trong nước là rừng, đồi núi và cao nguyên. Theo Nguyễn Thượng Dong (2001), Việt Nam có 10.386 lồi thực vật trong đó có 3.830 lồi có khả năng sử dụng làm thuốc; Trong cơng nghiệp dược phẩm nhân y đã có 1.340/5.577 loại thuốc chiếm 24% được sản xuất từ dược liệu hay hoạt chất từ dược liệu như: berberin, palmatin, artemisinin. Nhân y sử dụng dược liệu với nhiều mục đích khác nhau: thức ăn thay thế, phịng trị các bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng, nội khoa, ngoại khoa, sản khoa, ung thư… với rất nhiều dạng thuốc khác nhau: thuốc sắc, thuốc cao, viên hoàn, viên nén…

dụng vẫn chưa được giải thích và chứng minh. Xu hướng chung hiện nay là kết hợp Đông y và Tây y với phương châm vừa áp dụng những kinh nghiệm chữa bệnh của cha ông ta bằng thuốc nam, vừa nghiên cứu khảo sát các tính năng tác dụng của cây thuốc bằng cơ sở khoa học hiện đại (Đỗ Tất Lợi, 1991).

Các cơng trình nghiên cứu về lĩnh vực Đơng dược, Y dược cổ truyền bên nhân y đã và đang thu hút được sự chú ý của nhiều nhà khoa học ở Việt Nam và trên thế giới. Các nhà khoa học nước ta đã chú ý đến việc sử dụng các loại thảo dược trong phòng và trị bệnh truyền nhiễm; bệnh ký sinh trùng; bệnh nội khoa; bệnh ngoại khoa; bệnh sản khoa,… Riêng lĩnh vực thú y, nghiên cứu về cây thuốc trong phịng trị bệnh cho vật ni cịn ít và cũng chỉ giới hạn trong việc khai thác, áp dụng các bài thuốc cổ truyền.

Về lĩnh vực thú y, các nghiên cứu sử dụng các kháng sinh thực vật trong ni dưỡng và phịng trị bệnh cho lợn, đặc biệt bệnh lợn con phân trắng đạt hiệu quả cao (Bùi Thị Tho, 1996). Theo Trần Quang Hùng (1995) trong thuốc lá, thuốc lào có chứa alkaloid thực vật – nicotin và nornicotin trừ được ngoại ký sinh trùng và côn trùng hại rau, cây công nghiệp. Theo Lê Thị Ngọc Diệp (1999) cây Actiso (Cynara Scolymus L) chứa hoạt chất có tác dụng chống viêm, lợi tiểu, thơng mật, bổ gan.

Nghiên cứu tác dụng phòng trị bệnh lợn con phân trắng của các cây tỏi, tơ mộc, hành, hẹ và hồng đằng. Đặc biệt, tác giả còn cho thấy vi khuẩn E.coli kháng lại kháng sinh thực vật của tỏi, hẹ lại chậm hơn rất nhiều so với các thuốc hoá học trị liệu khác: tetracyclin, neomycin,… Riêng mảng sử dụng các cây dược liệu: lá thuốc lào, thuốc lá, hạt na, vỏ rễ xoan, hạt cau, củ bách bộ, dây thuốc cá, hạt củ đậu… dùng để trị nội, ngoại ký sinh trùng thú y cũng đã thu được những kết quả nhất định (Nguyễn Văn Tý, 2002).

Kết quả nghiên cứu của Bùi Thị Tho & Nguyễn Thành Trung (2010), khi sử dụng dịch chiết cây Xuân hoa trong điều trị lợn con bị viêm ruột tiêu chảy tỉ lệ khỏi theo các công thức khác nhau đạt từ 87,51% đến 100%, thời gian khỏi bình quân là 2,3 - 3,08 (ngày).

Bùi Thị Tho (2003) đã nghiên cứu tác dụng của rễ thuốc cá trong phòng trị bệnh ngoại ký sinh trùng thú y cho kết quả tốt. Nhóm tác giả trên cũng đã sản xuất thuốc dạng mỡ từ hạt cây củ đậu để điều trị bệnh ghẻ chó và ve kí sinh. Hơn nữa, việc sử dụng thảo dược điều trị bệnh, hạn chế tồn dư kháng sinh trong sản

phẩm chăn nuôi cũng đã được quan tâm từ lâu của nhóm nghiên cứu trên khi các tác giả trên sử dụng bồ công anh (Lactuca indica L.) chống tồn dư kháng sinh enrofloxacin trong điều trị tiêu chảy ở gà (Bùi Thị Tho & Nguyễn Thị Thanh Hà, 2009). Ở một nghiên cứu khác, lá xuân hoa cho thấy có tác dụng điều trị bệnh tiêu chảy ở lợn con (Bùi Thị Tho & Nguyễn Thành Trung, 2010). Trong định hướng tiến tới sử dụng kháng sinh thảo dược một cách rộng rãi trong chăn ni thì việc bảo quản sản phẩm kháng sinh thảo dược cũng có một vai trị then chốt, nhóm nghiên cứu trên cũng đã nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian và điều kiện bảo quản đến tác dụng dược lý của dịch chiết củ Bách bộ (Bùi Thị Tho, 2004). Tác giả cho thấy nên thu dịch chiết trong vòng 24 giờ sau khi thu hái. Việc sử dụng kháng sinh thực vật từ tỏi và hẹ để điều trị các bệnh trên gia súc gia cầm cho thấy nó vừa cho hiệu quả cao, vừa ít bị kháng thuốc, thời gian phát sinh kháng thuốc chậm hơn so với kháng sinh tổng hợp và từ nấm, hơn nữa vi khuẩn lại nhanh tái mẫn cảm với kháng sinh thực vật hơn các thuốc hóa học trị liệu (Bùi Thị Tho, 2001).

Nguyễn Hồng Loan (2010) công bố kết quả nghiên cứu sử dụng chất chiết xuất từ cây hoàng kỳ (Astragalus membranaceus) để tăng cường khả năng đề kháng của cá tra với bệnh mủ gan do nhiễm vi khuẩn Edwardsiella ictaluri.

Nguyễn Văn Thanh & Nguyễn Thanh Hải (2014) cho biết, dịch chiết cây mò hoa trắng tiêu diệt vi khuẩn Salmonella in vitro và cho kết quả điều trị cao đối với lợn con bị bệnh phân trắng. Trong nghiên cứu trên, nhóm tác giả đã sử dụng ethanol ở các nồng độ 35%, 70%, acetic 5% và aceton 70% để chiết xuất phytoncid từ thân, lá và rễ cây mò hòa trắng. Kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng, chiết xuất bằng ethanol nồng độ 35% cho dịch chiết có hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn và điều trị bệnh lợn con phân trắng cao nhất. Nhóm tác giả trên cũng thấy rằng dịch chiết từ quả lựu (Punica gramatum) cho kết quả cao khi điều trị các bệnh giun sán cho gia súc (Nguyen Thanh Hai & Miyamoto, 2014). Nhóm tác giả sử dụng ethanol 5% để chiết xuất phytoncid từ quả lựu, dịch chiết được có thể tiêu diệt giun đũa lợn, sán dây ở lợn, giun đũa ở gà và sán lá ở gà.

Các chiết xuất của tỏi gừng cũng được nhóm tác giả trên cơng bố có khả năng tiêu diệt vi khuẩn E. coli và Salmonella phân lập từ vịt bị tiêu chảy. Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng ethanol 5% và acetic 5% để chiết xuất phytoncid từ tỏi và gừng. Kết quả cho thấy phương pháp dùng acetic 5% cho dịch chiết có tính kháng khuẩn cao hơn dịch chiết thu được từ phương pháp dùng ethanol 5%.

Nhóm tác giả trên cũng nghiên cứu ảnh hưởng của dịch chiết của ngưu tất (Achyranthes Bidentata Blume), muồng trâu (Cassia Alata L), phi tử (Embelia Ribes

Burn), bìm bìm (Ipomoea Hederacea Jacq), keo dậu (Leucaena Glauca Benth ) và

cà gai leo (Solanumtorvum Swartz) lên quá trình nở của trứng kí sinh trùng

Haemonchus contortus phân lập từ dê. Các tác giả trên cho thấy muồng trâu và phi

tử có tác dụng ức chế trứng nở của Haemonchus contortus tốt nhất, trong khi ngưu tất có tác dụng tốt nhất lên sự chuyển động của ấu trùng. Ở nồng độ 20%, chỉ có chất chiết bìm bìm, keo dậu là có cả hai tác dụng vừa ức chế không cho trứng

Haemonchus contortus nở và ức chế sự chuyển động của ấu trùng.

Nguyễn Ngọc Sơn & cs. (2016) nghiên cứu sử dụng chế phẩm có nguồn gốc thảo dược phịng và trị bệnh viêm tử cung cho bị sữa cho biết: chế phẩm có nguồn gốc thảo dược có tác dụng phịng và trị bệnh viêm tử cung bò tương đương với việc sử dụng kháng sinh.

2.4. CHẾ PHẨM CÓ NGUỒN GỐC THẢO DƯỢC ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ TRONG BỆNH VIÊM TỬ CUNG LỢN NÁI

Chế phẩm có nguồn gốc thảo dược dạng huyền phù là sản phẩm của đề tài độc lập cấp nhà nước mang tên: “Nghiên cứu sản xuất chế phẩm có nguồn gốc thảo dược phịng và trị bệnh viêm tử cung cho bò”. Mã số: ĐTĐL CN – 52/15.

Thành phần của chế phẩm có nguồn gốc thảo dược dạng huyền phù là tổ hợp dịch chiết từ 5 thảo dược bao gồm: Huyền diệp, Tô mộc, Đơn đỏ, Mò hoa trắng, Sài đất.

2.4.1. Cây Mò hoa trắng

Ở Việt Nam có 4 loại được gọi là Mị hoa trắng. Đó là Clerodendrum

Viscosum, Clerodendrum fragrans, Clerodendvim cannescens và Clerodendrum

philippinum. Chúng tôi lựa chọn cây Clerodendrum philippinum – Var để nghiên

cứu. Mị hoa trắng cịn có các tên gọi khác là Bạch đồng nữ, Bấn trắng, Leo trắng.

Nguồn gốc phân loại

Cây Mị hoa trắng có tên khoa học: Clerodendrum viscosum Vent. Clerodendrum canescens Wall. Thuộc họ: Cỏ Roi ngựa (Verbenaceae).

Mô tả thực vật

Cây bụi nhỏ, cao khoảng 1m; thường rụng lá. Nhánh vng, có lơng vàng. Lá mọc đối, hình tim, có lơng cứng và tuyến nhỏ, mép có răng nhọn hay ngun.

Chuỳ hoa to, hình tháp có lơng màu vàng hung. Hoa trắng vàng vàng, đài có tuyến hình khiên; tràng có lơng nhiều, nhị thị ra. Quả hạch đen, mang đài màu đỏ tồn tại ở trên. Cây ra hoa tháng 2-3.

Thành phần hóa học

Alcaloid, flavonoid, muối calci.

Tác dụng dược lý:

Mỏ hoa trắng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm. Mị hoa trắng có tác dụng hạ huyết áp do dãn mạch ngoại vi, có tác dụng lợi tiểu, chống viêm cấp tính khá tốt, biểu hiện rõ rệt ở hiện tượng giảm phù.

Nước sắc 3/1 của Cleodendrum philippinum đã được thử kháng sinh đồ trên các chủng vi khuẩn phân lập từ các vết thương nhiễm khuẩn, thấy có tác dụng ức chế sự phát triển các vi khuẩn Pseudononas aeruginosa, Staphylococus aureus,

Escherichia coli và các Proteus.

2.4.2. Cây Đơn đỏ

Tên khoa học Excoecaria cochinchinensis Lour., thuộc họ Thầu dầu Euphorbiaceae;

Tên khác: Đơn tía, đơn lá đỏ, đơn tướng quân, cây lá liễu, hồng bối quế hoa. Mô tả thực vật

Cây Đơn đỏ là một loại cây nhỏ cao khoảng 0,7-1,5m, có cành nhỏ, gầy, dài, màu tía. Lá mọc đối hình trái xoan thn dài, phía cuống nhọn, phía đầu có mũi nhọn ngắn, dài 6-12cm, rộng 1,2-4cm; mặt trên lá màu xanh lục sẫm, mặt dưới màu tía đỏ, mép có răng cưa, cuống ngắn. Những cây mọc hoang thường cao to hơn, lá ít có màu đỏ tía hơn, có khi mặt dưới có màu xanh, phiến lá hình mác thn dài hơn. Hoa mọc thành bơng ở kẽ lá hay đầu cành, bông hoa đực dài khoảng 2cm, bơng hoa cái ngắn hơn. Quả 3 mảnh, đường kính chừng 1cm; hạt hình cầu, màu nâu nhạt, đường kính 4mm. Mùa hoa vào mùa hè, các tháng 4-5-6. Cây Đơn đỏ có dáng đẹp, lá lại đỏ tía, nên nhiều người thích trồng làm cảnh trong sân nhà.

Thành phần hóa học

Khoa dược – Bộ môn thực vật học – Đại học y TP. Hồ Chí Minh đã tiến hành nghiên cứu, xác định trong lá cây chứa saponin, tanin, flavonoid 1,5%, coumarin, anthranoid.

Tác dụng dược lý

Thanh nhiệt giải độc, khư phong trừ thấp, lợi tiểu, giảm đau.

Khu vực phân bố

Cây được trồng ở nhiều địa phương nước ta làm cây cảnh và lấy lá làm thuốc.

2.4.3. Cây Tô mộc

Tên gọi khác

Tên khoa học Caesalpinia sappan.L, thuộc họ Vang Caesalpiniaceae; Tên khác gỗ vang, vang nhuộm, tơ phượng.

Mơ tả thực vật

Cây nhỏ, cao 5-7m. Thân có nhiều gai. Cành non có lơng mịn, sau nhẵn, có gai ngắn. Gỗ thân rắn, màu đỏ nâu. Lá kép lông chim, mọc so le. Lá chét nhỏ hình thang, nhẵn ở mặt trên, mặt dưới có lơng mịn. Hoa màu vàng mọc thành chùm ở đầu cành. Cuống có lơng màu gỉ sắt. Quả thn dẹt, vỏ rất cứng, có sừng nhọn ở đầu. Hạt màu nâu vàng. Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: Lõi gỗ được cưa thành miếng hoặc ngâm rồi cắt thành miếng.

Thành phần hoá học:

Trong cây Tơ mộc có tanin, axit galic, chất sappanin, chất brasilin và tinh dầu. Brasilin là một chất có tinh thể màu vàng. Cấu tạo của chất brasilin và brasilein gần giống chất hematoxylin và hematein (do hematoxylin oxy hoá) là chất màu lấy ở gỗ cây Hematoxy campechianum L. cùng họ.

Tác dụng dược lý:

Nước sắc Tô mộc có tác dụng kháng sinh mạnh đối với vi trùng Staphylococcus 209P (vịng vơ khuẩn (1,2cm), Salmonella (0,4cm), Shiga flexneri (0,7cm), Shigella Sonnei (0,2), Shigella dysenteria Shiga (lem), Bacillus subtills (1cm). Tác dụng kháng sinh này không bị nhiệt, dịch vị và dịch tụy tạng phá hủy.

2.4.4. Cây Sài đất

Tên gọi khác

Tên khoa học là Wedelia chinensis (Osbeck) Merr., thuộc họ cúc

Mô tả thực vật

Sở dĩ Sài đất được gọi với tên Húng trám là vì khi vị nát lá hoặc cây tỏ ra mùi trám và còn được dùng để ăn sống giống như rau húng. Cái tên Ngổ núi xuất phát từ hình dạng giống cây rau ngổ và mọc hoang ở núi. Còn tên Cúc giáp hay Cúc nháp là do thân nham nháp cộng thêm có hoa giống hoa cúc.

Sài đất thuộc nhóm cây cỏ sống dai, thân mọc lan bị đến đâu rễ mọc đến đó, có thể cao hơn 0,5m nếu gặp đất tốt. Thân có màu xanh, có lơng trắng nhỏ cứng. Lá hình bầu dục thon dài, 2 đầu nhọn, mọc đối, có lơng cứng nhỏ ở cả 2 bên mặt, gần như khơng có cuống, dài từ 15-50mm, rộng từ 8-25mm, mép lá có từ 1-3 răng cưa nơng, có 2 gân phụ ở 2 bên gân chính xuất phát gần như từ 1 điểm từ phía cuống lá, cả gân chính lẫn phụ đều nổi ở mặt dưới lá.

Cụm hoa hình đầu, cuống hoa thìa lia có màu vàng tươi. Quả bé, đầu thu hẹp lại, khơng có lơng, tận cùng mang 1 vịng có răng.

Thành phần hóa học

Dịch ép của cây chứa dầu hoà tan 11,2%, hợp chất béo 29,7%, phytosterol 3,75%; caroten 1,14%, chlorophylle 3,75%, nhựa 44,95% cịn có đường, tanin, saponin, các chất có solice, pectin, mucin, lignin và các chất có cellulose. Trong lá có chất Wedelolacton, vừa là một flavonoid vừa là một cumarin. Cây cịn có tinh dầu và muối vô cơ.

Tác dụng dược lý

Tác dụng kháng sinh của Sài đất trong ống nghiệm: Không thấy tác dụng với Flexneri, vịng vơ khuẩn đối với cầu trùng Staphyllococcus 0,3cm, với bạch cầu trùng 0,2cm, với liên cầu trùng Streptococcus 0,1cm với Typhi 0,1cm. Trên lâm sàng, ngược lại Sài đất biểu hiện 2 tác dụng rõ rệt: Giảm đau, giảm sốt và kháng sinh rõ rệt; khơng thấy độc tính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự biến đổi một số chỉ tiêu lâm sàng, vi khuẩn học và thử nghiệm điều trị bệnh viêm tử cung ở lợn nái ngoại bằng chế phẩm có nguồn gốc thảo dược (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w