tử cung của lợn nái
Tiến hành xét nghiệm 15 mẫu dịch tử cung ở lợn nái bình thường và 15 mẫu dịch tử cung bị viêm chúng tôi thu được kết quả về sự biến đổi tổng số vi khuẩn hiếu khí có trong dịch tử cung của lợn nái. Kết quả được thể hiện thông qua bảng 4.8.
Bảng 4.8. Tổng số vi khuẩn hiếu khí có trong dịch tử cung của lợn nái
Loại mẫu
Sản dịch của lợn nái không bị viêm Dịch tử cung của lợn nái bị viêm
Qua bảng 4.8 cho thấy: Tổng số vi khuẩn hiếu khí có trong dịch viêm tử cung tăng lên gấp 153 lần so với trong dịch tử cung của lợn nái không bị viêm (7,98 ± 2,72)x108 so với (6,45 ± 3,46)x106CFU/ml. Tổng số vi khuẩn hiếu khí trong dịch tử cung của lợn nái bị viêm tử cung và không bị viêm tử cung là khác nhau rất rõ rệt (P <0,001).
Theo Nguyễn Văn Thanh & cs. (2016), khi âm đạo và tử cung bị viêm thì số lượng vi khuẩn trong dịch viêm tăng lên gấp nhiều lần so với trong dịch tử cung sau đẻ ở gia súc không bị viêm, thể hiện quá trình nhiễm trùng bội nhiễm. Tác giả Vũ Công Điệp (2019) thông báo: tổng số vi khuẩn hiếu khí có trong dịch viêm tử cung tăng lên gấp hàng trăm lần so với trong dịch tử cung của lợn nái không bị viêm phù hợp với kết quả nghiên cứu của chúng tôi.
4.3.2. Kết quả phân lập và giám định thành phần vi khuẩn trong dịch âm đạo, tử cung lợn nái
Kết quả xét nghiệm 15 mẫu dịch tử cung âm đạo của lợn nái bình thường sau đẻ 12– 24 giờ và 15 mẫu tử cung âm đạo của lợn nái bị viêm được trình bày ở bảng 4.9 và hình 4.9.
Bảng 4.9. Thành phần vi khuẩn có trong dịch âm đạo, tử cung lợn nái bình thường và bệnh lý Loại dịch Loại vi khuẩn Escherichia coli Spp Staphylococcus Spp Streptococcus Spp Salmonella Spp
100 80 60 40 20 0
Hình 4.9. Tỷ lệ thành phần vi khuẩn có trong dịch âm đạo, tử cung lợn nái bình thường và bệnh lý
Qua kết quả bảng 4.9 và hình 4.9, chúng tôi có nhận xét như sau: Các loại vi khuẩn thường gặp trong dịch tử cung, âm đạo lợn nái khoẻ mạnh sau đẻ là:
E.coli Spp, Staphylococcus Spp, Streptococcus Spp và Salmonella Spp. Trong đó
số mẫu bệnh phẩm phát hiện thấy 66,66% có E.coli Spp 73,33% có
Staphylococcus Spp; 60,00% có Salmonella Spp, và 86,67% có Streptococcus
Spp. Khi tử cung, âm đạo bị viêm, 100% các mẫu bệnh phẩm đều xuất hiện các
vi khuẩn kể trên. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Thanh & cs. (2016). Đinh Văn Liêu (2017), Lê Minh Tú (2017) khi nghiên cứu về thành phần vi khuẩn có trong dịch âm đạo, tử cung lợn nái bình thường và bệnh lý thông báo: trong dịch viêm tử cung của lợn nái sau đẻ 100% số mẫu xuất hiện các loại vi khuẩn. Staphylococcus Spp, Streptococus Spp,
Salmonella Spp và E.coli Spp tương đồng với kết quả nghiên cứu của chúng tôi. Theo Urban & cs. (1983) cho biết trong nước tiểu lợn nái sắp sinh thường chứa các vi khuẩn Staphylococcus Spp, Streptococus Spp, Salmonella Spp và E.coli Spp. Trong điều kiện sinh lý bình thường, cổ tử cung luôn khép chặt nên các vi khuẩn không có cơ hội xâm nhập vào tử cung. Nhưng trong quá trình đẻ cổ tử cung mở rộng và sau khi đẻ cổ tử cung vẫn tiếp tục mở nên tình trạng nhiễm khuẩn là không thể tránh khỏi. Điều này cho thấy việc tăng cường vệ sinh chuồng trại, vệ sinh thân thể lợn nái là yếu tố quan trọng trong việc phòng ngừa nhiễm trùng tử cung sau khi sinh. Ngoài việc lựa chọn loại thuốc sát trùng tốt, phương pháp tiến hành khử trùng
chỉ có tác dụng giới hạn trong môi trường có chất bẩn, chất hữu cơ. Do đó, việc cọ rửa cho sạch phân và tẩy uế chất bẩn phải thực hiện thật kỹ trước khi phun thuốc sát trùng. Việc sát trùng chuồng trại được đánh giá tốt khi hiệu quả sát trùng đạt mức trên 95%. Nhờ hiệu quả sát trùng đạt mức khá cao đã góp phần hạn chế nhiễm trùng vào tử cung lợn nái sau khi sinh.
Khi tử cung bị viêm, dịch viêm tử cung chứa các sản phẩm độc. Sản phẩm độc vừa kích thích cổ tử cung luôn hé mở tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào tử cung, hơn nữa môi trường trong tử cung sau đẻ rất thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở tăng cường về số lượng và độc lực gây viêm, nhất là khi tử cung bị xây xát do quá trình sinh đẻ, đặc biệt các trường hợp đẻ khó phải can thiệp bằng tay hay dụng cụ làm tổn thương đường sinh dục cái nói chung, tử cung nói riêng. Nhận xét của chúng tôi phù hợp với thông báo của các tác giả (Nguyễn Văn Thanh, 2007).
4.3.3. Kết quả xác định tính mẫn cảm của các vi khuẩn phân lập được từdịch viêm đường sinh dục lợn nái với một số thuốc kháng sinh thông dụng dịch viêm đường sinh dục lợn nái với một số thuốc kháng sinh thông dụng
Chúng tôi tiến hành làm kháng sinh đồ của những vi khuẩn chủ yếu phân lập được từ dịch viêm tử cung, âm đạo của lợn nái với một số thuốc kháng sinh thông thường. Kết quả thu được được trình bày tại bảng 4.10.
Từ kết quả bảng 4.10 chúng tôi có nhận xét sau: Mức độ mẫn cảm với các thuốc kháng sinh thông dụng của những vi khuẩn phân lập được từ dịch viêm của tử cung, âm đạo lợn nái là không cao. Trong 10 thuốc kháng sinh thử kháng sinh đồ, Cephachlor là thuốc có độ mẫn cảm cao nhất (93,33 – 100%) tiếp tới là
Norfloxacin (86,66 – 93,33) và Neomycin (73,33 – 86,66%). Trong khi đó một số
loại kháng sinh thông dụng thường dùng trong thực tiễn sản xuất như
Streptomycin, Penicillin mức độ mẫn cảm là rất thấp (25,00 – 33,33% và 25,00
đến 40,00%). Như vậy theo chúng tôi để điều trị bệnh viêm tử cung, âm đạo ở lợn nái nên chọn các thuốc Cephachlor, Norfloxacin, và Neomycin. Không nên chọn các thuốc kháng sinh như Streptomycin, Penicillin vì hiệu quả điều trị không cao và dễ gây hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc.
Bảng 4.10. Kết quả xác định tính mẫn cảm của các vi khuẩn phân lập được từ dịch viêm tử cung, âm đạo lợn nái với một số thuốc kháng sinh
Loại VK Kháng sinh Amoxycillin Gentamicin Streptomycin Penicillin Tetracyclin Neomycin Kanamycin Lincomycin Cephachlor Norfloxacin
4.3.4. Kết quả xác định tính mẫn cảm của tập đoàn vi khuẩn có trong dịchviêm đường sinh dục lợn nái với một số thuốc kháng sinh thông dụng viêm đường sinh dục lợn nái với một số thuốc kháng sinh thông dụng
Một trong những nguyên tắc điều trị bệnh cũng như sử dụng kháng sinh trong thực tiễn sản xuất, là phải phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời. Trong khi đó để phân lập, giám định vi khuẩn rồi làm kháng sinh đồ đòi hỏi phải có khoảng thời gian nhất định. Để đáp ứng kịp thời công tác điều trị chúng tôi đã làm kháng sinh đồ trực tiếp với cả tập đoàn vi khuẩn có trong dịch viêm tử cung, âm đạo của lợn nái mắc bệnh. Kết quả được trình bày tại bảng 4.11.
Bảng 4.11. Kết quả xác định tính mẫn cảm của tập đoàn vi khuẩn có trong dịch viêm đường sinh dục của lợn nái với một số thuốc kháng sinh
thông dụng TT Tên thuốc 1 Cephachlor 2 Norfloxacin 3 Amoxycillin 4 Neomycin 5 Streptomycin 6 Penicillin 7 Tetracyclin 8 Lincomycin 9 Gentamicin 10 Kanamycin
Từ kết quả thu được ở bảng 4.11 và dựa vào bảng đánh giá đường kính vòng vô khuẩn chuẩn chúng tôi có nhận xét: Mức độ mẫn cảm của tập đoàn vi khuẩn có trong dịch viêm tử cung âm đạo của lợn nái với thuốc kháng sinh là không cao. Trong 10 loại kháng sinh thí nghiệm chỉ có 03 loại thuốc là
Cephachlor, Norfloxacin, và Neomycin có tỷ lệ vi khuẩn mẫn cảm từ 86,66% trở
Streptomycin và Penicillin có tỷ lệ vi khuẩn mẫn cảm rất thấp chỉ đạt 26,66 – 33,33% và đường kính vòng vô khuẩn chỉ đạt từ 13,28 đến 14,24 mm. Kết quả này phù hợp với kết quả làm kháng sinh đồ đối với từng loại vi khuẩn phân lập được từ dịch viêm của đường sinh dục lợn nái. Như vậy, trong thực tiễn sản xuất để chọn ra những thuốc kháng sinh dùng điều trị bệnh viêm tử cung, âm đạo ở lợn nái một cách kịp thời có thể dùng phương pháp làm kháng sinh đồ ngay với tập đoàn vi khuẩn có trong dịch viêm của tử cung, âm đạo lợn nái. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với kết quả nghiên cứu của các tác giả (Ngô Thị Giang, 2013; Trần Thùy Anh, 2014; Đinh Văn Liêu, 2017; Lê Minh Tú, 2017).
4.4. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ THỬ NGHIỆM BỆNH VIÊM TỬ CUNG BẰNG CHẾ PHẨM CÓ NGUỒN GỐC THẢO DƯỢC CHẾ PHẨM CÓ NGUỒN GỐC THẢO DƯỢC
4.4.1. Kết quả xác định khả năng ức chế in vitro của chế phẩm có nguồn gốcthảo dược với các loại vi khuẩn phân lập được từ dịch viêm đường sinh dục thảo dược với các loại vi khuẩn phân lập được từ dịch viêm đường sinh dục lợn nái
Tiến hành đánh giá khả năng ức chế in vitro của chế phẩm có nguồn gốc thảo dược với các vi khuẩn phân lập từ dịch viêm đường sinh dục lợn nái. Chúng tôi thu được kết quả trình bày tại bảng 4.12.
Bảng 4.12. Khả năng ức chế in vitro các vi khuẩn phân lập được từ dịch viêm đường sinh dục lợn nái của chế phẩm có
nguồn gốc thảo dược
Vi khuẩn
Số mẫu thử Số mẫu có vòng
vô khuẩn Tỷ lệ (%)
Từ kết quả bảng 4.12 chúng tôi có nhận xét sau:
Thử kháng sinh đồ của chế phẩm có nguồn gốc thảo dược với 15 mẫu vi khuẩn phân lập từ dịch viêm đường sinh dục lợn nái thu được kết quả 100% (15/15) số mẫu xuất hiện vòng vô khuẩn. Điều này cho thấy chế phẩm có nguồn gốc thảo dược có khả năng ức chế in vitro cao đối với các vi khuẩn Streptococcus
4.4.2. Kết quả xác định khả năng ức chế in vitro của chế phẩm có nguồn gốc thảo dược với tập đoàn vi khuẩn có trong dịch viêm đường sinh dục lợn nái
Với mục đích xác định khả năng ức chế in vitro của chế phẩm có nguồn gốc thảo dược với tập đoàn vi khuẩn có trong dịch viêm tử cung lợn nái. Chúng tôi đã làm kháng sinh đồ của chế phẩm có nguồn gốc thảo dược trực tiếp với cả tập đoàn vi khuẩn có trong dịch viêm tử cung của lợn nái. Kết quả được trình bày tại bảng 4.13.
Bảng 4.13. Khả năng ức chế in vitro của chế phẩm có nguồn gốc thảo dược với tập đoàn vi khuẩn có trong dịch viêm tử cung lợn
Số mẫu thử
Số mẫu có vòng vô khuẩn Tỷ lệ (%)
Đường kính vòng vô khuẩn (mm)
Từ kết quả xác định được ở bảng 4.13 và dựa vào bảng đánh giá đường kính vòng vô khuẩn chúng tôi có nhận xét sau:
Thử kháng sinh đồ của chế phẩm có nguồn gốc thảo dược trực tiếp với 15 mẫu dịch tử cung của lợn nái mắc bệnh viêm tử cung thu được kết quả là tất cả số mẫu thử (15/15) đều xuất hiện vòng vô khuẩn khá rõ ràng và đường kính vòng vô khuẩn khá lớn 21,12 ± 0,42mm. Với kết quả này cho phép chúng tôi đưa ra nhận xét rằng: chế phẩm có nguồn gốc thảo dược có khả năng ức chế in vitro với tập đoàn vi khuẩn có trong dịch viêm tử cung lợn và đây cũng là cơ sở cho chúng tôi tiếp tục nghiên cứu thử nghiệm điều trị bệnh viêm tử cung lợn bằng chế phẩm có nguồn gốc thảo dược nhằm hạn chế việc sử dụng kháng sinh trong điều trị, giảm thiểu sự kháng thuốc của vi khuẩn, sự tồn dư kháng sinh trong sản phẩm chăn nuôi góp phần bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và môi trường. Nhận xét của chúng tôi trong nghiên cứu này phù hợp với nhận xét của (Nguyễn Thị Thanh Hà & cs., 2017; Nguyễn Thị Thúy, 2017; Đỗ Ngọc Minh, 2018; Nguyễn Văn Thanh, 2018).
4.4.3. Kết quả thử nghiệm điều trị bệnh viêm tử cung lợn bằng chế phẩm cónguồn gốc thảo dược nguồn gốc thảo dược
Trong nghiên cứu thử nghiệm này chúng tôi sử dụng 02 phác đồ, phác đồ 01 điều trị viêm tử cung bằng kháng sinh Norfloxacin được dùng làm đối chứng, phác đồ 2 (phác đồ thử nghiệm) chúng tôi thay thế kháng sinh này bằng chế
phẩm có nguồn gốc thảo dược dạng huyền phù. Cụ thể, 02 phác đồ được chúng tôi sử dụng như sau:
* Phác đồ 1: Rivanol 0,1%, 3000ml thụt rửa tử cung ngày 1 lần, sau khi kích thích cho dung dịch thụt rửa chảy hết ra ngoài, dùng Norfloxacin 5mg/kg thể trọng pha trong 50ml nước sinh lý thụt vào tử cung, ADE, B.complex 10ml tiêm bắp ngày 1 lần, liệu trình điều trị 3 - 7 ngày.
* Phác đồ 2: Tương tự như phác đồ 01 chỉ khác ở chỗ thay thuốc kháng
sinh Norfloxacin bằng chế phẩm có nguồn gốc thảo dược dạng huyền phù liều
01ml/5kg thể trọng.
Thử nghiệm được thực hiện trên tổng số 50 lợn nái mắc bệnh viêm tử cung. Kết quả được trình bày tại bảng 4.14 và biểu diễn trên hình 4.10.
Bảng 4.14. Kết quả điều trị bệnh viêm tử cung lợ n bằng chế phẩm có nguồn gốc thảo dược
Thời gian điều trị (ngày)
Kết quả tại bảng 4.14 và hình 4.10 cho thấy: cả 02 phác đồ đều cho hiệu quả điều trị khỏi bệnh đạt 100%, tuy nhiên, thời gian điều trị bệnh là khác nhau. Phác đồ sử dụng kháng sinh cho thời gian điều trị 3,72 ± 0,54 ngày, phác đồ sử dụng chế phẩm có nguồn gốc thảo dược số ngày điều trị trung bình 4,76 ± 0,78 ngày. Như vậy, lô sử dụng chế phẩm có nguồn gốc thảo dược số ngày điều trị trung bình kéo dài hơn lô sử dụng kháng sinh. Theo chúng tôi sở dĩ có kết quả như vậy là do các hoạt chất có trong chế phẩm có nguồn gốc thảo dược tác dụng ức chế và tiêu diệt lên vi khuẩn chậm hơn thuốc kháng sinh nên ở phác đồ I ghi nhận số ca khỏi bệnh sớm hơn và thời gian điều trị trung bình cũng thấp hơn.
Nguyễn Văn Thanh & Nguyễn Thanh Hải (2014) khi nghiên cứu so sánh hiệu quả điều trị các bệnh do nhiễm khuẩn của một số thảo dược như huyền diệp và mò hoa trắng với kháng sinh thông báo, kháng sinh cho tác dụng nhanh hơn nên thời gian điều trị ngắn hơn tương đồng với nhận xét của chúng tôi trong nghiên cứu này. Tuy nhiên, nếu xét đến tính an toàn hay tồn dư, thì việc sử dụng chế phẩm có nguồn gốc thảo dược sẽ ưu việt hơn do việc hạn chế các yếu tố này. Bên cạnh đó, tuy thời gian điều trị bằng chế phẩm có nguồn gốc thảo dược là kéo dài hơn, nhưng trên thực tế vẫn mang lại được hiệu quả khỏi 100%, không kém so với kháng sinh.
4.4.4. Kết quả đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái sau khi điều trị khỏibệnh viêm tử cung bằng chế phẩm có nguồn gốc thảo dược bệnh viêm tử cung bằng chế phẩm có nguồn gốc thảo dược
Chúng tôi đã tiến hành theo dõi khả năng sinh sản của những lợn nái bị viêm tử cung của cả 02 lô thí nghiệm và đối chứng thông qua các chỉ tiêu tỷ lệ động dục lại sau khi cai sữa lợn con 7 ngày, tỷ lệ có thai ở lần phối đầu. Kết quả được trình bày tại bảng 4.15 và biểu diễn trên hình 4.11.
Bảng 4.15. Kết quả theo dõi khả năng sinh sản của lợn nái sau khi điều trị khỏi bệnh
Phác đồ
I II
100 95 90 85 80 75
Hình 4.11. Khả năng sinh sản của lợn nái sau khi điều trị khỏi bệnh
Kết quả bảng 4.15 và hình 4.11 cho thấy: quá trình hồi phục khả năng sinh sản của những lợn nái bị viêm tử cung được điều trị bằng chế phẩm có nguồn gốc thảo dược là tương đương thậm chí có phần cao hơn so với những lợn nái bị viêm tử cung được điều trị bằng kháng sinh cụ thể: ở lô thí nghiệm tỷ lệ động dục lại