Kết quả và thảo luận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự biến đổi một số chỉ tiêu lâm sàng, vi khuẩn học và thử nghiệm điều trị bệnh viêm tử cung ở lợn nái ngoại bằng chế phẩm có nguồn gốc thảo dược (Trang 48)

4.1. KẾT QUẢ KHẢO SÁT TỶ LỆ MẮC BỆNH VIÊM TỬ CUNG TRÊNĐÀN LỢN NÁI NGOẠI TẠI KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ĐÀN LỢN NÁI NGOẠI TẠI KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SƠNG HỒNG

Với mục đích tìm hiểu tình hình bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại được nuôi tập trung tại một số trang trại thuộc địa bàn 05 tỉnh khu vực đồng bằng sông Hồng là: Hà Nội, Nam Định, Bắc Ninh, Hưng Yên và Hải Dương. Kết quả được trình bày qua bảng 4.1 và biểu diễn trên hình 4.1.

Bảng 4.1. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại tại một số trang trại thuộc tỉnh khu vực đồng bằng sông Hồng

Địa điểm nghiên cứu (tỉnh, thành) Hà Nội Nam Định Bắc Ninh Hưng Yên Hải Dương Tổng số

Ghi chú: Theo cột dọc, các giá trị có chữ cái khác nhau thì sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

Qua bảng 4.1 cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại một số tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sơng Hồng là khá cao trung bình 30,83% giao động từ 22,73% đến 36,92%. Tỷ lệ mắc bệnh ở các trại chăn nuôi khác nhau là khác nhau. Cụ thể, tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại ở Bắc Ninh cao nhất (36,92%), tiếp đến là Hà Nội (35,3%), Hải Dương (33,86%), Nam Định (24,30%) và thấp nhất là ở Hưng Yên (22,73%). Sự sai khác về tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở lợn nái ngoại nuôi tại giữa các địa phương Hà Nội, Hải Dương và Bắc Ninh so với đàn lợn nái nuôi tại Hưng Yên và Nam Định là có ý nghĩa thống kê (P < 0,05), còn sự sai khác về tỷ mắc bệnh viêm tử cung của đàn lợn nái ngoại nuôi tại Hà Nội, Hải Dương và Bắc Ninh là khơng có ýnghĩa thống kê (P > 0,05), tương tự như vậy sự sai khác về tỷ mắc bệnh viêm tử cung của đàn lợn nái nuôi tại tỉnh Hưng n và Nam Định là khơng có ý nghĩa thống kê (P >0,05). Sự sai khác về tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung của đàn lợn nái

nuôi tại các địa phương khác nhau theo chúng tơi đó có lẽ do địa điểm nghiên cứu có khác nhau về mặt địa lý và mơi trường sống, kỹ thuật chăn nuôi,… cũng khác nhau.

Kết quả khảo sát tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại một số tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng được thể hiện rõ hơn tại hình 4.1. 40 35 30 25 20 15 10 5 0 Hà Nộ i

Hình 4.1. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại tại một số trang trại thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng

Kết quả khảo sát đàn lợn nái ngoại thuộc một số địa phương khu vực đồng bằng sông Hồng của tác giả (Nguyễn Văn Thanh, 2003), cho biết: Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung là 23,65% thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của chúng tơi. Trịnh Đình Thâu & Nguyễn Văn Thanh (2010) cơng bố tại huyện Tiên Du tỉnh Băc Ninh tỉ lệ viêm tử cung sau đẻ ở lợn nái lên tới 39,54%, cao hơn so với kết quả nghiên cứu của chúng tôi. Một số cơng trình nghiên cứu của một số tác giả nước ngồi như (Kirwood, 1999) đã công bố tỉ lệ viêm tử cung của lợn nái tại Anh được cho là biến động từ 11,1% - 37,2%. Theo Ivashkevich & cs. (2011), tỉ lệ viêm tử cung ở lợn nái ở Belarus vào khoảng 33,6% - 55,0%. Công bố của các tác giả nêu trên về tỷ lệ viêm tử cung ở đàn lợn nái sinh sản có phần sai khác với kết quả nghiên cứu của chúng tơi. Theo chúng tơi sở dĩ có kết quả khác nhau này có lẽ do có sự khác nhau về địa điểm, thời gian nghiên cứu cũng như sự khác nhau về mặt địa lý và môi trường sống, kỹ thuật chăn nuôi, …

4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN BỆNH VIÊM TỬ CUNG TRÊNĐÀN LỢN NÁI NGOẠI ĐÀN LỢN NÁI NGOẠI

4.2.1. Ảnh hưởng của lứa đẻ đến tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợnnái nái

Chúng tôi tiến hành theo dõi tỷ lệ viêm tử cung ở lợn nái ngoại theo lứa đẻ (đẻ lứa 1, đẻ từ 2 – 5 lứa và đã đẻ trên 5 lứa). Kết quả được thể hiện ở bảng 4.2 và biểu diễn tại hình 4.2.

Bảng 4.2. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở các lứa đẻ

Lứa đẻ

Lứa 1

Lứa 2-5 Lứa >5

Ghi chú: Theo cột dọc, các giá trị có chữ cái khác nhau thì sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

40 35,38a 35 30 25 20 15 10 5 0 Lứ a 1

Hình 4.2. Ảnh hưởng của lứa đẻ đến tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở lợn nái ngoại

Kết quả ở bảng 4.2 và hình 4.2 cho thấy: Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung của đàn lợn nái thường tập trung vào những lợn đẻ lứa đầu (35,38%) và những lợn đã đẻ

mắc viêm tử cung ở lứa đẻ 1 và các lứa đẻ trên 5 lứa là khơng có ý nghĩa thống kê (P > 0,05), sự sai khác này giữa các lứa đẻ này so với lứa đẻ 2 - 5 là có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).

Theo chúng tôi ở những đàn nái đẻ lứa đầu, khớp bán động háng mới mở lần đầu, lợn khó đẻ, cơng nhân dùng tay can thiệp dẫn đến xây xát niêm mạc và gây viêm tử cung. Ở những đàn nái đẻ nhiều lứa do trương lực cơ tử cung giảm, dẫn tới co bóp yếu, khơng đủ cường độ để đẩy các sản phẩm trung gian sau đẻ ra ngoài, sự hồi phục của tử cung chậm, cổ tử cung đóng muộn tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm chính vì vậy tỷ lệ mắc viêm tử cung cao ở những lợn đẻ lứa đầu và những lợn đã đẻ nhiều lứa, ở các lứa đẻ 2 – 5, lúc này cơ thể lợn mẹ đã phát triển thành thục hồn tồn, tử cung vẫn có sự đàn hồi tốt nên tỷ lệ lợn nái mắc viêm tử cung thấp hơn. Nhận xét của chúng tôi phù hợp với thông báo của tác giả (Nguyễn Văn Thanh, 2007; Ngô Thị Giang, 2013; Phạm Huy Hân, 2014; Đinh Văn Liêu, 2017; Lê Minh Tú, 2017). Theo các tác giả này lợn nái ở lứa đầu so với lợn nái đã đẻ nhiều lứa có tỉ lệ mắc viêm tử cung sau đẻ cao hơn ở các lứa khác. Tác giả cho rằng, ở lứa 1 do xoang chậu còn nhỏ nên lợn thường đẻ khó dẫn đến phải can thiệp và xây sát. Khi lợn nái đã đẻ nhiều lứa do trương lực của cơ tử cung đã giảm nên lợn gặp khó khăn trong việc đẩy thai và các sản dịch ra khỏi tử cung sau khi đẻ. Các nguyên nhân trên làm cho tỉ lệ viêm tử cung sau đẻ ở các lứa đầu và nhiều lứa cao hơn ở các lứa khác. Biksi & cs. (2002) thấy rằng, lứa đẻ khơng làm ảnh hưởng tới tình trạng viêm tử cung ở lợn, trong khi tình trạng sỏi niệu mới có liên quan chặt chẽ tới bệnh viêm tử cung ở lợn nái. Boma & Bilkei (2006) cho biết, lợn ở các lứa đẻ 5 và > 5 thì sự biến đổi bệnh lí ở hệ sinh dục tiết niệu nói chung và ở tử cung nói riêng lần lượt tăng dần lên. Glock & Bilkei (2005) cũng cho rằng, lợn ở lứa đẻ càng cao thì càng có nhiều nguy cơ mắc các bệnh ở đường sinh dục tiết niệu điều đó làm cho tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung tăng lên. Trong một số nghiên cứu khác như Dial & Maclachion (1988), Dee (1992) cũng đưa ra nhận xét: Lứa đẻ cao được cho là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm tử cung ở lợn nái.

4.2.2. Ảnh hưởng của yếu tố mùa vụ đến tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung

Bệnh viêm tử cung ở lợn nái được xác định do nhiều nguyên nhân gây ra và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố trong đó phải kể đến yếu tố mùa vụ nhất là đối với Việt Nam với khí hậu nống ẩm mưa nhiều trong khi đó giống lợn ngoại có nguồn gốc từ vùng có khí hậu ơn đới. Vào các mùa khác nhau thì thời tiết khí hậu

khác nhau điều đó chắc chắn sẽ có ảnh hưởng tới tỷ lệ lợn mắc bệnh. Để tìm hiểu vấn đề này chúng tơi đã tiến hành khảo sát tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại nuôi tại một số địa phương của các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng qua các mùa khác nhau trong năm. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.3 và hình 4.3

Bảng 4.3. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái theo các mùa trong năm

Đơng Xn Hè Thu

Hình 4.3. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái theo các mùa trong năm

Kết quả trình bày tại bảng 4.3 và hình 4.3 cho thấy, tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung chịu ảnh hưởng của yếu tố mùa vụ: Sự sai khác về tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở lợn nái ngoại giữa mùa xuân và mùa hè so với mùa thu và mùa đông là khơng có ý nghĩa thống kê (P > 0,05), sự sai khác về tỷ mắc bệnh viêm tử cung của đàn lợn nái ngoại giữa mùa xuân và mùa hè cũng như giữa mùa thu và

và 34,35%, so 30,23 và 28,32%). Theo chúng tôi, sở dĩ tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở lợn nái vào xuân và mùa hè cao đó là do ở hai mùa này, thời tiết ấm áp, độ ẩm khơng khí tăng cao là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của mầm bệnh, đặc biệt vào mùa hè khi một số trang trại chúng tôi nghiên cứu vẫn xây dựng chuồng lợn nái theo kiểu chuồng hở nên nhiệt độ trong chuồng cao cũng làm tăng tỷ lệ viêm tử cung ở lợn nái. Ngược lại, vào mùa thu, khi thời tiết mát mẻ, khơ ráo thì sức đề kháng của vật ni cũng tăng, do đó khả năng chống chịu bệnh tật tốt hơn nên tỷ lệ nhiễm bệnh là thấp nhất. Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Dung (2011), nghiên cứu bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại tại một số địa phương thuộc tỉnh Hà Nam, Nguyễn Thị Dịu (2014) nghiên cứu bệnh sản khoa ở đàn lợn nái ngoại tại một số địa phương thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng, Trần Thùy Anh (2014) nghiên cứu về bệnh viêm tử cung trên đàn lợn ni tại tỉnh Bình Phước, Đinh Văn Liêu (2017) nghiên cứu về bệnh viêm tử cung trên đàn lợn ni tại tỉnh Ninh Bình. Lê Minh Tú (2017) nghiên cứu bệnh sản khoa ở đàn lợn nái ngoại tại một số địa phương thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng cũng đưa ra kết quả và nhận xét tương đồng với kết quả nghiên cứu của chúng tôi.

4.2.3. Ảnh hưởng của việc can thiệp bằng tay đến tỷ lệ mắc bệnh viêm tửcung ở đàn lợn nái ngoại cung ở đàn lợn nái ngoại

Trong q trình thực hiện đề tài chúng tơi đã trực tiếp theo dõi 120 trường hợp lợn nái đẻ có sự can thiệp bằng tay (móc thai) và 150 trường hợp lợn nái đẻ tự nhiên hoặc dùng thuốc khơng có sự can thiệp bằng tay. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của việc can thiệp bằng tay trong quá trình đỡ đẻ đến tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại được trình bày tại bảng 4.4. và hình 4.4.

Bảng 4.4. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại của việc can thiệp bằng tay

Can thiệp bằng tay

Có Khơng Ghi chú: Theo cột dọc, các giá trị có chữ cái khác nhau thì sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

Kết quả theo dõi tỷ lệ lợn nái ngoại mắc bệnh viêm tử cung khi bị can thiệp bằng tay và không bị can thiệp bằng tay được biểu diễn tại hình 4.4.

Hình 4.4. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại của việc can thiệp bằng tay

Qua bảng 4.4 và hình 4.4 cho thấy. Trong số 120 con lợn nái được theo dõi đã có sự can thiệp bằng tay của cơng nhân chăn ni trong q trình đỡ đẻ, có tới 95 con bị mắc bệnh viêm tử cung, chiếm tỷ lệ 79,16%; trong tổng số 150 con lợn nái khơng có sự can thiệp bằng tay của cơng nhân chăn ni trong q trình đỡ đẻ, có 42 con bị mắc bệnh viêm tử cung, chiếm tỷ lệ 28,00%. Như vậy, lợn nái bị can thiệp bằng tay của công nhân chăn ni trong q trình đỡ đẻ tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung cao hơn nhiều lần so với lợn nái không bị can thiệp bằng tay, sự sai khác này là có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Nguyễn Hoài Nam & Nguyễn Văn Thanh (2016) cho biết can thiệp bằng tay là yếu tố làm tăng nguy cơ bị viêm tử cung sau đẻ ở lợn lên đến 12,25 lần (P < 0,0001). Nhận xét của chúng tôi phù hợp với thông báo của các tác giả Trần Tiến Dũng & cs. (2002), Nguyễn Văn Thanh & cs. (2016) cho biết phương pháp đỡ đẻ thô bạo, không đúng kỹ thuật là nguyên nhân chính gây bệnh viêm tử cung. Đặc biệt các trường hợp đẻ khó phải can thiệp bằng tay và dụng cụ.

Hình 4.5. Can thiệp bằng tay khi lợn nái đẻ

4.2.4. Ảnh hưởng của số con sinh ra/ổ đến tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trênđàn lợn nái ngoại đàn lợn nái ngoại

Để- tiến hành đánh giá ảnh hưởng của số lợn con sinh ra/ổ đến tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại chúng tôi đã tiến hành theo dõi tỷ lệ mắc viêm tử cung trên 02 nhóm lợn có số lượng con đẻ ra trên ổ khác nhau: Nhóm có số con sinh ra/ổ ≥12 con và nhóm có số con sinh ra/ổ <12 con. Kết quả được trình bày tại bảng 4.5 và biểu diễn trên hình 4.6.

Bảng 4.5. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại ảnh hưởng của số con sinh ra/ổ

Số con sinh ra/ổ

≥12 <12

27,94a 30 25 19,20b 20 15 10 5 0 ≥12 <12 Tỉ lệ m ắ c VTC

Hình 4.6. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại ảnh hưởng của số con sinh ra/ổ

Kết quả ở bảng 4.5 và hình 4.6 cho thấy. Trong số 136 con lợn nái có số con sơ sinh trên ổ lớn hơn hoặc bằng 12 con, thì có 38 con mắc bệnh viêm tử cung, chiếm tỷ lệ 27,94%; Trong số 125 con lợn nái có số con sơ sinh/ổ nhỏ hơn 12 con thì có 24 con bị mắc bệnh viêm tử cung, chiếm tỷ lệ 19,20%. Như vậy, lợn nái có số con sơ sinh/ổ lớn hơn hoặc bằng 12 con thì có tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung cao hơn so với lợn nái có số con sơ sinh/ổ nhỏ hơn 12 con. Sự sai khác này là khơng có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).

Sự sai khác về tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung giữa 02 nhóm lợn nái có số lượng con/ổ như trên đó là do những lợn nái đẻ số lượng con nhiều thì thời gian đẻ càng dài, cổ tử cung mở càng lâu, cơ hội xâm nhập của các vi khuẩn từ các bộ phận khác của hệ sinh dục và tiết niệu vào tử cung càng lớn. Nguyễn Văn Thanh &cs. (2016) cho biết thời gian đẻ kéo dài làm tăng tình trạng stress ở lợn và làm ảnh hưởng tới khả năng chống lại các nguyên nhân gây viêm tử cung, làm cho lợn dễ bị mắc viêm tử cung, hơn phù hợp với nhận xét của chúng tôi.

4.2.5. Ảnh hưởng của thời gian đẻ đến tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đànlợn nái ngoại lợn nái ngoại

Thông thường 15 – 20 phút lợn mẹ lại rặn đẻ được 1 lợn con. Do đó một cuộc đẻ của lợn nái đẻ kéo dài 4 giờ. Theo Nguyễn Văn Thanh & cs. (2016) thời gian đẻ của lợn thường từ 2-4h. Chúng tôi tiến hành theo dõi tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở lợn nái theo hai nhóm (nhóm 1: Lợn nái có thời gian đẻ ≥4h và nhóm 2: Lợn nái có thời gian đẻ <4h). Kết quả nghiên cứu được trình bày tại bảng 4.6 và biểu diễn trên hình 4.7.

Bảng 4.6. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại ảnh hưởng của thời gian đẻ

Thời gian đẻ

≥4h <4h Ghi chú: Theo cột dọc, các giá trị có chữ cái khác nhau thì sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự biến đổi một số chỉ tiêu lâm sàng, vi khuẩn học và thử nghiệm điều trị bệnh viêm tử cung ở lợn nái ngoại bằng chế phẩm có nguồn gốc thảo dược (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w