bệnh viêm tử cung bằng chế phẩm có nguồn gốc thảo dược
Chúng tôi đã tiến hành theo dõi khả năng sinh sản của những lợn nái bị viêm tử cung của cả 02 lô thí nghiệm và đối chứng thông qua các chỉ tiêu tỷ lệ động dục lại sau khi cai sữa lợn con 7 ngày, tỷ lệ có thai ở lần phối đầu. Kết quả được trình bày tại bảng 4.15 và biểu diễn trên hình 4.11.
Bảng 4.15. Kết quả theo dõi khả năng sinh sản của lợn nái sau khi điều trị khỏi bệnh
Phác đồ
I II
100 95 90 85 80 75
Hình 4.11. Khả năng sinh sản của lợn nái sau khi điều trị khỏi bệnh
Kết quả bảng 4.15 và hình 4.11 cho thấy: quá trình hồi phục khả năng sinh sản của những lợn nái bị viêm tử cung được điều trị bằng chế phẩm có nguồn gốc thảo dược là tương đương thậm chí có phần cao hơn so với những lợn nái bị viêm tử cung được điều trị bằng kháng sinh cụ thể: ở lô thí nghiệm tỷ lệ động dục lại (100%), tỷ lệ lợn có thai ở lần phối đầu (92,00%), tại lô đối chứng tỷ lệ động dục lại và tỷ lệ lợn có thai ở lần phối đầu lần lượt là 89,00% và 86,36%. Nghiên cứu sử dụng chế phẩm có nguồn gốc thảo dược điều trị bệnh viêm tử cung của bò:Tác giả Nguyễn Ngọc Sơn & cs. (2016) khi thử nghiệm sử dụng chế phẩm có nguồn gốc thảo dược điều trị bệnh viêm tử cung của bò sữa cũng đưa ra nhận xét: Khả năng sinh sản của bò sau khi điều trị khỏi bằng chế phẩm có nguồn gốc thảo dược dạng huyền phù là tương đương thậm chí có phần cao hơn nhóm bò sử dụng kháng sinh biểu thị qua tỷ lệ động dục lại và tỷ lệ có thai lần phối đầu phù hợp với nhận xét của chúng tôi.
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ