Ảnh hưởng của thời gian đẻ đến tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự biến đổi một số chỉ tiêu lâm sàng, vi khuẩn học và thử nghiệm điều trị bệnh viêm tử cung ở lợn nái ngoại bằng chế phẩm có nguồn gốc thảo dược (Trang 58 - 60)

của số con sinh ra/ổ

Kết quả ở bảng 4.5 và hình 4.6 cho thấy. Trong số 136 con lợn nái có số con sơ sinh trên ổ lớn hơn hoặc bằng 12 con, thì có 38 con mắc bệnh viêm tử cung, chiếm tỷ lệ 27,94%; Trong số 125 con lợn nái có số con sơ sinh/ổ nhỏ hơn 12 con thì có 24 con bị mắc bệnh viêm tử cung, chiếm tỷ lệ 19,20%. Như vậy, lợn nái có số con sơ sinh/ổ lớn hơn hoặc bằng 12 con thì có tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung cao hơn so với lợn nái có số con sơ sinh/ổ nhỏ hơn 12 con. Sự sai khác này là không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).

Sự sai khác về tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung giữa 02 nhóm lợn nái có số lượng con/ổ như trên đó là do những lợn nái đẻ số lượng con nhiều thì thời gian đẻ càng dài, cổ tử cung mở càng lâu, cơ hội xâm nhập của các vi khuẩn từ các bộ phận khác của hệ sinh dục và tiết niệu vào tử cung càng lớn. Nguyễn Văn Thanh &cs. (2016) cho biết thời gian đẻ kéo dài làm tăng tình trạng stress ở lợn và làm ảnh hưởng tới khả năng chống lại các nguyên nhân gây viêm tử cung, làm cho lợn dễ bị mắc viêm tử cung, hơn phù hợp với nhận xét của chúng tôi.

4.2.5. Ảnh hưởng của thời gian đẻ đến tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đànlợn nái ngoại lợn nái ngoại

Thông thường 15 – 20 phút lợn mẹ lại rặn đẻ được 1 lợn con. Do đó một cuộc đẻ của lợn nái đẻ kéo dài 4 giờ. Theo Nguyễn Văn Thanh & cs. (2016) thời gian đẻ của lợn thường từ 2-4h. Chúng tôi tiến hành theo dõi tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở lợn nái theo hai nhóm (nhóm 1: Lợn nái có thời gian đẻ ≥4h và nhóm 2: Lợn nái có thời gian đẻ <4h). Kết quả nghiên cứu được trình bày tại bảng 4.6 và biểu diễn trên hình 4.7.

Bảng 4.6. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại ảnh hưởng của thời gian đẻ

Thời gian đẻ

≥4h <4h Ghi chú: Theo cột dọc, các giá trị có chữ cái khác nhau thì sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

30 25 20 15 10 5 0 27,19a 21,05b ≥4 h < 4 h T ỉ lệ m ắ c VTC (% )

Hình 4.7. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại ảnh hưởng của thời gian đẻ

Kết quả bảng 4.6. và hình 4.7cho thấy: Trong số 228 con lợn nái có thời gian đẻ lớn hơn hoặc bằng 4 giờ được theo dõi, có 62 con mắc bệnh viêm tử cung, chiếm tỷ lệ 27,19%. Trong khi 228 con lợn nái có thời gian đẻ dưới 4 giờ, có 48 con mắc bệnh viêm tử cung, chiếm 21,05%. Như vậy, tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở lợn nái có thời gian đẻ trên hoặc bằng 4 giờ cao hơn nhiều so với lợn nái có thời gian đẻ dưới 4 giờ. Sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).

Theo chúng tôi, nguyên nhân hiện tượng này là do, khi đẻ cổ tử cung mở sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào tử cung lợn nái gây viêm. Thời gian đẻ càng dài thì cổ tử cung của lợn nái mở càng lâu, cơ hội xâm nhập của các vi khuẩn từ các bộ phận khác của hệ sinh dục và tiết niệu vào tử cung càng lớn. Hơn nữa, lợn có thời gian đẻ lâu thường là do đẻ khó và phải được can thiệp bằng tay nên làm tăng nguy cơ xây sát đường sinh dục và do đó nguy cơ mắc viêm tử cung cũng tăng lên. Tác giả Nguyễn Văn Thanh & cs. (2016) cho biết: Thời gian đẻ càng lâu thì nguy cơ bị viêm tử cung sau đẻ ở nái càng tăng lên (P = 0,001). Thời gian đẻ cứ kéo dài thêm 1h thì nguy cơ bị mắc viêm tử cung tăng lên 1,46 lần. Tác giả Oliviero & cs. (2008) cho biết thời gian đẻ của lợn kéo dài còn có mối quan hệ mật thiết với tình trạng stress ở lợn nái, lợn trong tình trạng stress nặng hơn có thời gian đẻ lâu hơn lợn trong tình trạng ít stress hơn, phù hợp với nhận xét của chúng tôi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự biến đổi một số chỉ tiêu lâm sàng, vi khuẩn học và thử nghiệm điều trị bệnh viêm tử cung ở lợn nái ngoại bằng chế phẩm có nguồn gốc thảo dược (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w