Nam, Nguyễn Thị Dịu (2014) nghiên cứu bệnh sản khoa ở đàn lợn nái ngoại tại một số địa phương thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng, Trần Thùy Anh (2014) nghiên cứu về bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nuôi tại tỉnh Bình Phước, Đinh Văn Liêu (2017) nghiên cứu về bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nuôi tại tỉnh Ninh Bình. Lê Minh Tú (2017) nghiên cứu bệnh sản khoa ở đàn lợn nái ngoại tại một số địa phương thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng cũng đưa ra kết quả và nhận xét tương đồng với kết quả nghiên cứu của chúng tôi.
4.2.3. Ảnh hưởng của việc can thiệp bằng tay đến tỷ lệ mắc bệnh viêm tửcung ở đàn lợn nái ngoại cung ở đàn lợn nái ngoại
Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi đã trực tiếp theo dõi 120 trường hợp lợn nái đẻ có sự can thiệp bằng tay (móc thai) và 150 trường hợp lợn nái đẻ tự nhiên hoặc dùng thuốc không có sự can thiệp bằng tay. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của việc can thiệp bằng tay trong quá trình đỡ đẻ đến tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại được trình bày tại bảng 4.4. và hình 4.4.
Bảng 4.4. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại của việc can thiệp bằng tay
Can thiệp bằng tay
Có Không Ghi chú: Theo cột dọc, các giá trị có chữ cái khác nhau thì sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)
Kết quả theo dõi tỷ lệ lợn nái ngoại mắc bệnh viêm tử cung khi bị can thiệp bằng tay và không bị can thiệp bằng tay được biểu diễn tại hình 4.4.
Hình 4.4. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại của việc can thiệp bằng tay
Qua bảng 4.4 và hình 4.4 cho thấy. Trong số 120 con lợn nái được theo dõi đã có sự can thiệp bằng tay của công nhân chăn nuôi trong quá trình đỡ đẻ, có tới 95 con bị mắc bệnh viêm tử cung, chiếm tỷ lệ 79,16%; trong tổng số 150 con lợn nái không có sự can thiệp bằng tay của công nhân chăn nuôi trong quá trình đỡ đẻ, có 42 con bị mắc bệnh viêm tử cung, chiếm tỷ lệ 28,00%. Như vậy, lợn nái bị can thiệp bằng tay của công nhân chăn nuôi trong quá trình đỡ đẻ tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung cao hơn nhiều lần so với lợn nái không bị can thiệp bằng tay, sự sai khác này là có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Nguyễn Hoài Nam & Nguyễn Văn Thanh (2016) cho biết can thiệp bằng tay là yếu tố làm tăng nguy cơ bị viêm tử cung sau đẻ ở lợn lên đến 12,25 lần (P < 0,0001). Nhận xét của chúng tôi phù hợp với thông báo của các tác giả Trần Tiến Dũng & cs. (2002), Nguyễn Văn Thanh & cs. (2016) cho biết phương pháp đỡ đẻ thô bạo, không đúng kỹ thuật là nguyên nhân chính gây bệnh viêm tử cung. Đặc biệt các trường hợp đẻ khó phải can thiệp bằng tay và dụng cụ.
Hình 4.5. Can thiệp bằng tay khi lợn nái đẻ