Phân tích hồi quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ẢNH HƢỞNG đến sự hài LÕNG của KHÁCH HÀNG đối với sản PHẨM hạt NHỰA TỔNG hợp của CÔNG TY TNHH GC MARKETING SOLUTION (Trang 48 - 50)

Tổng hợp từ kết quả phân tích EFA,tác giả sẽ định nghĩa lại các biến trong mô hình nghiên cứu để thực hiện phân tích hồi quy. Tác giả áp dụng phương pháp Enter để phân tích hồi quy đo lường mức độ tác động của các yếu tố đến sự hài lòng của KH về sản phẩm hạt nhựa tổng hợp tại Công ty TNHH GC Marketing Solutions Việt Nam

Mô hình hồi quy đa biến đƣợc xây dựng có dạng:

Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5+ β6X6 + ε

Trong đó:

 Y: Sự hài lòng của KH về sản phẩm hạt nhựa

 β1, β2, β3, β4, β5, β6 : Hệ số hồi qui.  X1, X2, X3, X4, X5, X6: Các yếu tố ảnh hưởng.  X1: Chất lượng sản phẩm  X2: Giá cả sản phẩm  X3: Sự đa dạng  X4: Sự đảm bảo  X5: Hình ảnh công ty  X6: Chất lượng phục vụ  ε : Sai số

Mục đích của việc phân tích hồi quy là dự đoán mức độ của các biến phụ thuộc khi biết trước giá trị của biến độc lập (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Phân tích hồi quy đa biến gồm:

+ Kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy: Sử dụng giá trị Sig. của kiểm

địn F. Nếu Sig. < 0,05 thì kết luận mô hình hồi quy tuyến tính bội phù hợp với tệp dữ liệu và có thể sử dụng được.

+ Kiểm định hiện tượng tự tương quan: Sử dụng trị số Durbin – Watson (DW) để kiểm tra hiện tượng tự tương quan chuỗi bậc nhất (kiểm định tương quan của các sai số kề nhau). Nếu DW lớn hơn 1 và nhỏ hơn 3 thì mô hình không có tự tương quan. Nếu DW nhỏ hơn 1 và lớn hơn 3, thì khả năng rất cao xảy ra hiện tượng tự tương quan chuỗi bậc nhất.

+ Kiểm định ý nghĩa của hệ số hồi quy: Sử dụng giá trị Sig. của kiểm định t. Nếu Sig kiểm định t của hệ số hồi quy của một biến độc lập nhỏ hơn 0.05 thì biến độc lập đó có tác động đến biến phụ thuộc. Nếu Sig kiểm định t của biến độc lập lớn hơn 0.05 thì biến độc lập đó không có sự tác động lên biến phụ thuộc và không cần loại bỏ biến đó để chạy lại hồi quy lần tiếp theo.

+ Kiểm định đa cộng tuyến: Đây là kiểm định hiện tượng tương quan tuyến

tính giữa các biến độc lập. Kiểm định này sử dụng hệ số phóng đại phương sai (VIF). Thông thường, nếu VIF của một biến độc lập lớn hơn 10 nghĩa là đang có đa cộng tuyến xảy ra với biến độc lập đó. Khi đó, biến này sẽ không có giá trị giải thích biến thiên của biến phụ thuộc trong mô hình hồi quy. Với các đề tài sử dụng thang đo Likert, nếu hệ số VIF > 2 thì khả năng rất cao đang xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ẢNH HƢỞNG đến sự hài LÕNG của KHÁCH HÀNG đối với sản PHẨM hạt NHỰA TỔNG hợp của CÔNG TY TNHH GC MARKETING SOLUTION (Trang 48 - 50)