Tính chất “kinh dị” trong truyện cĩ yếu tố truyền kì phươngTây

Một phần của tài liệu Nghệ thuật “phỏng truyền kỳ” trong văn xuôi việt nam nửa đầu thế kỷ xx (Trang 79 - 81)

6. Bố cục luận văn

3.3.2. Tính chất “kinh dị” trong truyện cĩ yếu tố truyền kì phươngTây

“Kinh dị” là “kinh hãi hoặc làm cho kinh hãi bởi điều gì quá lạ lùng” [27; 654]. Trong “kinh dị” cĩ “kinh”: “cảm giác rùng mình vì sợ khi nhìn thấy hoặc cảm giác thấy” [27; 654] và “dị” (lạ) - một thuộc tính của truyền kì trung đại phương Đơng và cả truyện cận đại phương Tây.

Trong truyện ngắn cĩ yếu tố truyền kì phương Tây, sự kinh dị chủ yếu phân bố ở: Hình ảnh (thơng qua miêu tả xác chết, bĩng ma…), Chi tiết (tập trung ở hành động nhân vật) và Tâm lý nhân vật (nỗi khiếp sợ của nhân vật). Trong đĩ, tâm lý nhân vật là sự phản quang của chi tiết và hình ảnh kinh dị lên nhân vật. Hiệu ứng của sự kinh dị trong chi tiết và hình ảnh thể hiện qua nỗi khiếp sợ của nhân vật, và lan truyền cảm giác này lên độc giả. Đây là điều khác biệt với truyện truyền kì trung đại phương Đơng (khi mà tâm lý nhân vật ít được coi trọng trong truyện kể).

Độc đáo nhất về kinh dị của truyện phương Tây là xây dựng nhân vật “tơi” máu lạnh. Nhân vật này chưa tìm thấy trong truyền kì và cả “phỏng truyền kì” Việt Nam. Người kể chuyện (xưng “tơi”) trong truyện truyền kì và “phỏng truyền kì” Việt Nam khơng phải là kẻ thủ ác, mà luơn tạo sự tin cậy với độc giả ở sự từng trải, khách quan và

cĩ thiện tính. Nhưng “tơi” trong “Con mèo đen” của Edgar Poe là một kẻ thủ ác. Việc lạnh lùng kể lại tội ác của mình của nhân vật “tơi” làm gia tăng sự kinh dị lên độc giả.

Yếu tố kinh dị thường được biểu hiện thơng qua những tập trung sáng tạo sau đây của nhà văn phương Tây:

3.3.2.1. Những xác chết (Tư thế quái gở, hình dáng gớm ghiếc, mùi tỏa ra ghê tởm…)

Chúng tơi đơn cử một truyện - “Sự thật về trường hợp của O.Valdima” (Edgar Allan Poe) [16; 11-23]. Trong truyện, nhà văn mơ tả một xác chết nĩi chuyện và từ từ tan hoại thật ghê rợn qua các chi tiết: Xác chết nĩi chuyện: “miệng mở to ra, để lộ cái lưỡi đen ngịm và sưng phồng lên”; Tiếng nĩi của xác chết: “Tiếng nĩi đến tới tai chúng ta như từ một vực sâu thẳm nào dưới đất”; Sự tan hoại của mắt: “Khi trịng mắt hạ xuống thì cĩ một dịng nước màu vàng nhạt, mùi xơng lên rất khĩ chịu, chảy kèm theo”; Sự tan hoại của thân thể: “Trên giường là một khối hơi hám tởm lợm và gần như chảy ra nước đang nằm - một mảng thối rửa khơng thể nào chịu nỗi”.

3.3.2.2. Hành động kinh dị (Việc làm, tiếng nĩi, tiếng cười…)

Chúng tơi đơn cử một truyện - “Con mèo đen” (Edgar Allan Poe) [16; 45-56]. Nhân vật “máu lạnh” trong truyện được mơ tả làm những hành động rùng rợn: Giết và treo cổ một con mèo: Cầm con dao nhíp “nắm lấy cổ con vật thơ ngây, chọc vào hố một con mắt của nĩ…”, sau đĩ “Treo cổ con mèo lên một cành cây to”; Giết vợ: “tơi rút phắt tay tơi khỏi tay nàng, và bổ thẳng nhát rìu định mệnh vào đầu nàng. Nàng chết tức khắc, khơng kịp kêu”.

3.3.2.3. Mơ tả những bĩng ma

Con ma trong truyện phương Tây đáng sợ hơn, rùng rợn hơn con ma trong truyền kì trung đại phương Đơng.

Trong truyện “Ma hiện” [17; 183-293], Guy de Maupassant cho độc giả hồi hộp đi theo nhân vật vào một căn phịng trong một lâu đài bỏ hoang. Một căn phịng rất tối và khơng cĩ ai. Thế nhưng khi nhân vật đang loay hoay tìm đồ dùng trong phịng thì nghe cĩ tiếng thở dài: “tiếng thở dài to và nặng nề thổi qua vai tơi, làm cho tơi nhảy vọt lên như người điên”. Và sau đĩ là một phụ nữ xuất hiện: « Một người đàn bà to lớn, mặc y phục trắng, đứng sau chiếc ghế bành mà tơi vừa ngồi một giây đồng hồ trước đĩ, đang nhìn tơi”. Và ma nữ lên tiếng nhờ nhân vật chải đầu…Nhân vật khiếp đảm, làm theo như vơ thức…

3.3.2.4. Miêu tả nỗi khiếp sợ của người chứng kiến

Nghệ thuật độc đáo của nhà văn phương Tây thể hiện rõ nét chỗ này: nhân vật trong truyện khiếp sợ và lan truyền nỗi khiếp sợ lên người đọc. Nếu nhân vật trong

truyền kì trung đại phương Đơng sống chung bình thường (thậm chí là say đắm, gắn bĩ) với ma thì trong truyện phương Tây, họ khiếp sợ thế giới kì ảo đĩ.

Trong truyện “Sự suy tàn của ngơi nhà Acsơ” (Edgar Allan Poe) [15; 250-261], nhà văn cho cơ gái chết đã 8 ngày, xác nằm trong quan tài đặt dưới hầm mộ, hầm mộ cũng bị khĩa chặt cổng, nhưng lại sống dậy, và bỗng dưng xuất hiện bên khung cửa số khiến hai nhân vật khiếp hãi, một người sợ quá mà chết tại chỗ “Sự hoảng hốt tột độ đã đưa Acsơ đến cái chết trong giây lát”, một người bỏ chạy “Tơi lao ra khỏi phịng rồi lao ra khỏi nhà trong một nỗi kinh hồng”.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật “phỏng truyền kỳ” trong văn xuôi việt nam nửa đầu thế kỷ xx (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)