Đưa yếu tố cĩ tính lịch sử, hiện thực vào truyện

Một phần của tài liệu Nghệ thuật “phỏng truyền kỳ” trong văn xuôi việt nam nửa đầu thế kỷ xx (Trang 63 - 64)

6. Bố cục luận văn

3.1.1. Đưa yếu tố cĩ tính lịch sử, hiện thực vào truyện

Rất nhiều tác phẩm theo lối “phỏng truyền kỳ” đã sử dụng thủ pháp “giả mạo lịch sử”, đưa các yếu tố cĩ tính thực tế khách quan vào truyện để tăng tính hấp dẫn. Dưới đây, chúng tơi xin liệt kê một vài truyện “phỏng truyền kì” áp dụng phương thức này:

- “Bĩng người trên sương mù” (Nhất Linh) cĩ nhắc đến quan tồn quyền Pháp ở Đơng Dương.

- “Một truyện ghê gớm” (Thế Lữ) đề cập đến tình hình trị an thời Đạo Quang thứ mười (vua Thanh Tuyên Tơng): “Trong nước bây giờ vào khoảng năm Đạo Quang thứ mười, bề ngồi vẫn bình trị, nhưng ngấm ngầm đã cĩ những mối loạn…”.

- Trong “Trại Bồ Tùng Linh” (Thế Lữ), nhân vật đọc bài thơ khá nổi tiếng của Đinh Hùng lúc đĩ (Kì nữ).

- “Thần hổ” (Tchya), kể chuyện con cháu họ Trịnh phải khai tên đổi họ trốn lên núi để tránh sự trừng phạt của nhà Tây Sơn; tên tiệm hút mà tác giả đã gặp nhân chứng câu chuyện (Tiệm hút số 32, ở Hà Nội); nơi con của nhân chứng được sinh ra và được cấp giấy chứng sinh ở Nhà thương Đồn Thủy (Hà Nội)… được nhắc đến cụ thể.

- “Ai hát giữa rừng khuya” (Tchya), đề cập tình trạng nhà nước (Bảo hộ) cho phép khai khẩn chốn hoang vu để làm đồn điền tại hạt Đồng Giao; tình trạng bất an ở vùng giáp ranh Đồng Giao - đèo Tam Điệp (Ninh Bình); việc thành Bắc Ninh bị thất thủ vào tay người Pháp mùa xuân năm Giáp Thân (1884); tình trạng giang hồ, trộm cướp ở Bắc Việt và Trung Kì trong buổi “sơ khai” người Pháp bảo hộ…

- Trong truyện “Báo ốn”, “Trên đỉnh non Tản”, Xác ngọc lam”, “Lửa nến trong tranh”, Nguyễn Tuân dùng rất nhiều thơng tin, sự kiện, tình tiết liên quan đến đến đời sống xã hội thời quá khứ. Chẳng hạn cách mơ tả thời gian dựa vào một cuốn lịch thời trước: “Ở cuốn lịch niên hiệu Duy Tân, năm thứ mười (1916) bìa vàng nhịe nét son dấu kim ấn tịa Khâm Thiên Giám…”; chi tiết “Nhà nước bắt đám sĩ tử phải chụp ảnh dán vào quyển nộp…” (“Báo ốn”); nhân vật giỏi nghề thợ mộc trong truyện “Trên đỉnh non Tản” được giới thiệu là người ở làng Chàng Thơn, tổng Kim Quan, huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây - đây là một làng mộc cĩ thật trong thực tế, nay thuộc về Hà Nội, tên thật của nĩ là Chàng Sơn. Làng mộc này được coi là tồn tại từ thời Hùng vương đến nay. Làng được nhắc đến trong Dư địa chí của Nguyễn Trãi…; nhắc đến làng nghề làm giấy dĩ nổi tiếng cĩ thật tại Hà Nội thời trước - làng Hồ Khẩu (hiện nay nằm trên đường Thụy Khuê, thuộc phường Bưởi, quận Tây Hồ) trong “Xác ngọc lam”; quan tồn quyền Đơng Dương Robin (Eugene Jean Louis Rene Robin, nhiệm kì 1936-1939) và thĩi quen gọi tên Tây của quan lại Việt (Robin thành Lỗ Bình) trong truyện “Lửa nến trong tranh”…

- “Làng” (Thanh Tịnh), nêu các địa danh cĩ thật: Đèo Phước Tượng, phá cầu Hai, núi Túy Vân, cửa biển Tư Hiền, hịn Bạch Mã… Các địa danh này đều thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế…

Một phần của tài liệu Nghệ thuật “phỏng truyền kỳ” trong văn xuôi việt nam nửa đầu thế kỷ xx (Trang 63 - 64)