Hình tượng khơng thời gian trong truyện phỏng truyền kì

Một phần của tài liệu Nghệ thuật “phỏng truyền kỳ” trong văn xuôi việt nam nửa đầu thế kỷ xx (Trang 45)

6. Bố cục luận văn

2.1. Hình tượng khơng thời gian trong truyện phỏng truyền kì

2.1.1. Khơng - thời gian kỳ ảo, linh dị

Trong truyện “phỏng truyền kì”, khơng gian, thời gian là những hình tượng nghệ thuật. Nĩ là sự phản ánh, phĩng chiếu những tính chất, đặc điểm vốn cĩ của thế giới khách quan nhưng đồng thời cũng là sản phẩm của quá trình sáng tạo, hư cấu. Ở đây, khơng gian, thời gian được hiểu là nơi chốn, địa điểm, thời điểm xuất hiện/ diễn ra/ liên quan đến những sự vật, sự việc, con người kì lạ, kì ảo. Do được mơ phỏng từ thế giới truyện truyền kì trung đại phương Đơng, hai yếu tố khơng gian - thời gian trong truyện “phỏng truyền kì” phần nhiều khơng thể chia tách, khơng thể minh định một cách chi tiết, rạch rịi. Chúng xuyên thấm vào nhau, chuyển hĩa lẫn nhau; thời gian “hàm chứa” cả khơng gian và khơng gian thì gắn bĩ, tồn tại trong thời gian.

Tính chất kỳ ảo, linh dị qua hình tượng khơng - thời gian trong truyện “phỏng truyền kì” được thể hiện qua những nơi chốn kỳ lạ, vốn là nét đặc thù trong truyện kể dân gian và cũng như trong văn học trung đại Việt Nam. Chẳng hạn thế giới Âm phủ - nơi cai quản của Diêm vương hoặc Thiên đình, nơi Thượng đế cùng chư tiên ngự trị.

Trong “Loạn âm”, Nguyễn Tuân cĩ nĩi đến một chốn mà linh hồn người chết phải trình diện - âm ty. Nơi đây cĩ một vị quan cai quản là Diêm vương: “Em chết xuống dưới âm ty, Diêm vương nhận ra em là oan uổng và thấy tư chất thơng minh, lại thêm cĩ sĩ hạnh, nên cho em làm quan luơn dưới ấy” - lời của hồn ma anh khĩa Lương [8; 417- 428]. Một truyện khác, cũng của Nguyễn Tuân kể về nhân vật Chánh Thú, tuy đã chết rồi vẫn hiện về báo cho vợ biết ơng đang là kép đàn ở dưới cung Thủy tinh, chuyên đánh đàn cho Diêm vương nghe: “Đàn dưới này cho Diêm vương trong mười vương phủ, tối tăm khổ sở lắm” [8; 431-458].

Kiểu khơng gian này vốn được mơ phỏng từ nhiều câu chuyện truyền kì trung đại Việt Nam. Chẳng hạn “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” (Truyền kì mạn lục - Nguyễn Dữ) kể rằng Ngơ Tử Văn sau khi đốt đền thờ mấy tên tướng Tàu chết trận tại nước Việt đã bị quỷ bắt linh hồn xuống điện Diêm vương. Hoặc “Chuyện Lý tướng quân” kể về Lý Thúc Khoản được một người bạn đã chết là Nguyễn Quỳ đưa xuống âm phủ để chứng kiến Diêm vương tra tấn cha mình là Lý Hữu Chi: “Nửa đêm quả thấy mấy người lính đầu ngựa đến đĩn tới một cung điện lớn. Trên điện cĩ một vị vua, bên cạnh đều những người áo sắt mũ đồng tay cầm phủ việt đồng mác, dàn ra hàng lối

đứng chầu chực rất là nghiêm túc” [28; 188]...

Trái ngược với chốn âm ty tăm tối, nơi gắn với hình phạt, đày đọa dành cho những kẻ lầm lạc là Thiên đình dành cho Ngọc Hồng thượng đế và các danh nho thời trước.

Truyện “Trên Bồng lai” (Cách ba nghìn năm - Cung Khanh) kể về một cõi bồng lai cực lạc, nơi cư trú của linh hồn các “danh nhân hiền triết” Trung Quốc cổ và trung đại, như Hoa Đà, Mạnh Kha, Trang Chu, Tào Tháo, Trương Lương… Nơi đây cĩ thơng, liễu, tùng, cĩ oanh, hạc, cĩ dịng suối… Cảnh tượng này cĩ phần giống với cảnh tiên giới trong Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ). Trong “Chuyện Phạm Tử Hư lên chơi thiên tào”, nhân vật Phạm Tử Hư được thầy dạy cũ đưa lên thiên tào (trời)… Chàng quan sát thấy: “một khu cĩ những bức tường bạc bao quanh, cái cửa lớn khảm trai lộng lẫy, hai bên cĩ những tịa lầu châu điện ngọc, vằng vặc sáng như ban ngày, sơng Ngân bến Sao…” [28; 150-158]. Tại đây, Phạm Tử Hư được thấy kinh Bạch Ngọc, cung Tử Vi (nơi Thượng Đế ngự); được gặp Tơ Hiến Thành triều Lý, Chu Văn An triều Trần, các danh thần thời Hán, Đường…

Một nơi khác, cũng thuộc thế giới phi thường nhưng lại gần gũi với trần thế hơn. Đĩ là Non Tản, cũng gọi núi Tản Viên hay Tản Viên Sơn. Địa danh Núi Tản Sơng Đà, nơi ngự trị của Đức Thánh Tản/Sơn Tinh xuất hiện rất nhiều trong các truyện “phỏng truyền kỳ”.

“Trên đỉnh non Tản” (Yêu ngơn - Nguyễn Tuân) là thiên truyện kể về chuyến phiêu lưu của tốp thợ mộc ở làng Chàng Thơn. Họ được thần núi Tản Viên đích thân triệu lên đỉnh non Tản để trùng tu đền đài trên đĩ. Đền Thượng của ngọn núi Ba Vì là một khơng gian thiêng, tuy cĩ dáng vẻ trần thế, nghĩa là cũng cĩ đầy đủ cảnh vật nhưng tính chất thì khác hẳn. Hình tượng khơng gian ở đây rõ ràng là được mơ phỏng, sáng tạo thêm trên nền tảng những yếu tố đã cĩ trong văn chương trung đại. Chẳng hạn “Truyện núi Tản Viên” (trong Lĩnh Nam chích quái - Trần Thế Pháp) cũng đề cập khá cụ thể đến khơng gian này. Theo truyện, đỉnh núi Tản Viên là nơi cư ngụ của “Sơn Tinh họ Nguyễn”. “Thường thường, vào những ngày quang đãng như cĩ bĩng cờ xí thấp thống trong hang núi. Dân trong vùng nĩi rằng đĩ là Sơn thần hiển hiện” [28; 58-60]…

Ở những nơi chốn kì dị như vậy, sự chu chuyển, vận động của thời gian cũng vượt ra ngồi hình dung của con người. Thời gian ở đây khơng được đo đếm bằng những đại lượng thơng thường như ngày, giờ, năm, tháng… cũng khơng phân chia thành mùa vụ, thời, tiết như ở dương gian. Để hình dung về thời gian tiên cảnh hay thời gian địa phủ, phải nhân đại lượng thời gian trần thế lên gấp bội. Một ngày, một tuần ở tiên cảnh dài bằng cả một mùa, thậm chí một đời người nơi trần thế…

Nhìn chung, khơng gian - thời gian kỳ ảo, linh dị khơng phải là yếu tố quá nổi bật trong truyện “phỏng truyền kì”. Nĩ thường tập trung vào hai khung cảnh trái ngược nhau

về tính chất, chức năng là địa phủ và thiên đường. Đây chủ yếu cũng là sự mơ phỏng hình tượng khơng gian vốn cĩ trong văn học truyền kỳ truyền thống.

2.1.2. Khơng - thời gian dung hợp yếu tố hiện thực và kỳ ảo

Cũng giống như trong truyện truyền kì, các yếu tố khơng gian, thời gian trong truyện “phỏng truyền kì” tuy gần gũi với thế giới thực tại, cĩ thể nhìn thấy ở đời thường nhưng chúng trở nên kì ảo vì gắn với những nhân - vật - sự hư ảo, kì lạ, kì dị… Khơng gian này khiến cho câu chuyện “phỏng truyền kì” vừa thực vừa hư. Nhà văn “phỏng truyền kì” đã kéo thế giới hư ảo vào trong cuộc sống đời thường.

Đáng chú ý trước hết là những khơng gian mang chức năng thờ cúng, sinh hoạt tâm linh. Cĩ rất nhiều sự vật đánh dấu sự hiện hữu của thế giới hỗn dung thực - hư đĩ. Chẳng hạn các hình tượng đền, chùa, miếu, mạo…

2.1.2.1. Hình tượng Đền, miếu. Yếu tố này xuất hiện trong truyện “phỏng truyền kì” để làm nền cho sự kì ảo, huyền hoặc xuất hiện. Trong truyện “Ơng rắn” (Tiền kiếp - Đỗ Huy Nhiệm) ta gặp hình ảnh ngơi đền làng Long Xú (thuộc tỉnh Cao Bằng). Ngơi đền này thiêng vì địa thế (dựa lưng vào một gốc đa cổ thụ) và vật lạ (cặp rắn lạ thường, cực kì to lớn, biết báo ốn như người). Khi con rắn cái bị giết, con rắn đực đã báo thù bằng được kẻ đã hại con rắn cái.

Khơng gian trong truyện “Người con gái thần rắn” (Cách ba nghìn năm - Cung Khanh) là tịa miếu cổ, hư sập, khơng ai sửa lại. Dựa bên miếu cĩ cây đào thành tinh hĩa thành một cơ gái xinh đẹp. Trong miếu cĩ cái hang, dưới hang cĩ con rắn thành tinh hĩa thành chàng trai.

Trong “Thần hổ” (Thần hổ - Tchya) cũng cĩ một ngơi miếu. Con hổ thần sau khi lành vết thương (bị mất hạ bộ, bị chột một mắt…) trở thành hổ tinh đi báo thù cả dịng họ người đã khiến nĩ tàn phế. Nơi nĩ đến đầu tiên là một tịa miếu cổ. Tại đây, nĩ đã âm thầm mai phục và nhảy ra cắn chết Đèo Thắng Mãnh khi Mãnh đi giỗ làng bên về một mình.

Trong truyện “Lan rừng” (Hai buổi chiều vàng - Nhất Linh) cĩ bối cảnh là ngơi miếu đổ nát bên đường gây cho Quang nhầm đường và đi lạc vào trong rừng, gặp chị em cơ gái Thổ - những hồn ma trong rừng. Truyện “Một truyện ghê gớm” (Ba hồi kinh

dị - Thế Lữ) cũng miêu tả tịa cổ miếu - nơi đây, nhĩm thợ săn nghỉ ngơi ở trên, cịn bên

dưới là một căn hầm - nơi người Tàu chứa của cải, đồng thời là nơi người Tàu tra tấn cơ gái để báo thù nỗi oan gia đình.

Nếu so sánh với văn chương truyền thống, khơng khĩ để nhận thấy hình tượng đền, miếu của truyện “phỏng truyền kì” là sự mơ phỏng khơng gian đền, miếu xuất hiện khá phổ biến trong truyện truyền kì trung đại. Chẳng hạn các truyện “Người liệt nữ ở An Ấp” (Truyền kì tân phả - Đồn Thị Điểm) kể về ngơi đền thờ người vợ của Đinh Hồn

tự tử chết theo chồng, do triều đình cho lập và phong tặng là “Trinh liệt phu nhân từ”. Ngơi đền rất linh ứng. Nhân vật Hà sinh chỉ viết một bài thơ lên tường cĩ ý mạo phạm là lập tức bị quở trách. Hà sinh hoảng sợ, phải tạ lỗi.

Truyện “Kẻ trộm lừa thần thánh” (Cơng dư tiệp kí - Vũ Phương Đề) cĩ nĩi đến một ngơi đền thiêng xứ Thanh Hoa, “quanh năm linh ứng”. Trong đền cĩ nhiều vàng bạc nhưng khơng ai dám lấy trộm vì thần ở đền rất thiêng “người nào đến lấy trộm, đều bị cản trở, muốn đi khơng được, rốt cuộc đều bị người giữ đền phát giác”.

Các truyện “Thần cửa Cần Hải”, “Thần Chiêu Trưng”, “Giấc mộng lạ”, “Rắn thần” (trong Lan Trì kiến văn lục - Vũ Trinh) đều mơ tả về các đền linh, miếu thiêng. Truyện “Thần cửa Cần Hải” kể chuyện đền thờ Dương Thái hậu và ba cơng chúa (người Trung Quốc) ở cửa biển Cần Hải (Nghệ An) do dân làng tạo lập. Vị nữ thần chủ của đền này rất thiêng, bà đã xuống thủy cung mượn thợ giỏi về chạm khắc cho đơi ngựa trước cửa đền. Truyện “Thần Chiêu Trưng” kể chuyện một người lính chỉ trong một đêm đi bộ từ kinh đơ Thăng Long về đến Nghệ An. Khi đến nơi, thấy mình đứng trước đền thờ Đại vương Chiêu Trưng, mới biết mình vừa được thần “đưa đường”. Truyện “Giấc mộng lạ” kể về hai chàng cử nhân lên kinh đơ thi Hội, ban đêm ngủ trong một tịa miếu cổ. Nửa đêm, cả hai thấy mấy vị thần đi vào trong miếu nĩi trước đề thi, cũng như làm sẵn bài thi. Truyện “Rắn thần” thuật chuyện viên lại trong nha huyện mang trát đi địi người cĩ đơn kiện, giữa đường gặp một con rắn cản đường. Người này dùng gươm xua đuổi rắn đi. Đêm sau, anh ta về, gặp khi trời tối, vào trong miếu bên đường ngủ lại. Nửa đêm, anh gặp lại con rắn nọ trong hình dáng một người đàn ơng. Người này nĩi chuyện với thần miếu là sẽ giết anh…

2.1.2.2. Hình tượng am thờ. Bên cạnh đền miếu, khơng gian thiêng nơi am thờ ở các truyền truyền kỳ cũng là một hình tượng được nhiều nhà văn tái hiện trong tác phẩm “phỏng truyền kì”. Cái am trong “Làng” (Ngậm ngãi tìm trầm) được Thanh Tịnh kể như sau: “Cách chân đèo Phước Tượng hai cây số và ở giữa phá Cầu Hai cĩ một chồng đá xám mọc lên thật cao. Trên chồng đá ấy cĩ cái am vơi trơ trọi đứng một mình” [8; 531-534]. Am là nơi để hơn 300 bát lư hương của dân làng chài, những người khơng cĩ nhà, lấy thuyền làm nhà, từ tứ xứ đưa thuyền nhĩm lại trong phá này và tạo thành làng. Họ lấy cái am trên bờ làm nơi để bát lư hương thờ tự tổ tiên. Quanh năm họ đưa thuyền đi khắp nơi chài lưới kiếm sống, chỉ khi tết đến thì mới quay thuyền về “làng” để hương khĩi cho lư hương ơng bà trong am. Khi người trên 300 chiếc thuyền này bị bão dìm chết hết, linh hồn họ cùng với thuyền quay về đứng chung quanh am trong vơ hình và im lặng. Chỉ khi người sống sĩt cuối cùng thắp đèn làm cho am sáng lên thì họ đồng loạt xuất hiện trong ánh đèn. Họ cho thuyền chạy quanh am…

Trong truyện “Ai hát giữa rừng khuya”, Tchya “xây dựng” một cổ am ở giữa rừng tại hạt Đồng Giao. Nơi đây các nhân vật trong truyện núp xem màn đấu võ của hai con

ma khơng đầu Lê Mạnh Khơi và Lê Trọng Việt mỗi khi cĩ hiện tượng “mưa xuống nắng lên”.

2.1.2.3. Các hình tượng nghĩa địa - Huyệt mộ - Hầm mộ - Quan tài. Đây cũng là nhĩm các yếu tố quen thuộc trong truyện truyền kỳ được nhà văn hiện đại đưa vào tác phẩm của mình. Đĩ là khơng gian diễn ra những điều huyền hoặc, kì ảo, kinh dị. Rất nhiều tác phẩm “phỏng truyền kì” sử dụng hình tượng độc đáo này làm bối cảnh truyện:

- “Một truyện ghê gớm” (Ba hồi kinh dị - Thế Lữ): Hầm mộ nằm dưới một miếu cổ. Hầm là nơi giấu của của người Tàu, bị Lý Chu phát hiện cướp mất. Lý Chu biến căn hầm thành nơi mai táng hài cốt song thân (huyệt mộ), và là nơi tra tấn, hiến tế kẻ thù cho song thân.

- Tchya ghi cuối truyện Ai hát giữa rừng khuya: “Viết xong tại phố Nghĩa địa Tây, trước cửa Nghĩa địa Sài Gịn, ngày mồng Bảy tháng Tư năm Canh Thìn (13 Mai 1940)”. Đây khơng phải là một địa chỉ đơn thuần. Tác giả cố ý nối dài, mở rộng “chất truyền kì” của truyện… Truyện cịn cĩ chi tiết: Hai ma nữ người Mường quyến rũ để hại chết hai anh em Lê Trọng Việt. Để tránh bị hai ma nữ đến quấy rối, hút dương khí, 2 anh em Lê Trọng Việt đã đào quan tài hai ma nữ lên, vứt lá bùa vào rồi chơn sấp xuống. Từ đĩ, hai cơ khơng cịn hiện đến quấy phá hai anh em nữa.

- “Ngủ với ma” (Tiền kiếp - Đỗ Huy Nhiệm): Cơ học trị đến ngủ với một bà sơ (cũng là cơ giáo trường dịng) trong một ngơi nhà nhỏ bên hồ Tây. Sau đĩ khi quay lại ngơi nhà, cơ học trị chỉ thấy nơi đây là một nghĩa địa.

- “Thần hổ” (Tchya): Peng Slao bị hổ cắn chết, bố để xác cơ trong quan tài và đặt vào nhà mồ. Tại đây, cơ hiển linh khiến cho Đèo Lầm Khẳng đi lạc đường và tìm đến nhà mồ của mình: “Đây là một căn nhà mồ! Một căn nhà mồ bỏ hoang, bỏ vắng, bỏ trơ trọi dọc đường; một căn nhà chỉ chứa cĩ mỗi một cỗ quan tài” [8; 179-244]. Đây là khơng gian sống của hồn ma Peng Slao. Quan tài cũng là thế giới ma thuật của cha con Peng Slao: “Nguyên trong quan tài đã sẵn đủ các bùa linh ứng, nên em thiêng ngay, nĩi được ngay”- lời Peng Slao. Đèo Lầm Khẳng ở ngay trong căn phịng cĩ quan tài, ơm quan tài mà ngủ. Ngày ngày, vào những giờ nhất định, cơ gái trong quan tài bước ra ăn uống, nĩi chuyện và ân ái với Đèo Lầm Khẳng.

- “Giật mình tỉnh dậy” (Người quay tơ - Nhất Linh): Một mả khách (nơi chơn của của người Tàu). Trong một đêm mưa giĩ, hai kẻ mặt mày dữ tợn đến đào mả lên lấy của “Trong mả dưới ánh sáng ngọn đèn, tơi khơng thấy một cái xương người nào” [8;11-13].

Hình tượng huyệt mộ, nấm mồ trong văn học khơng phải là điều gì mới lạ. Trong truyện truyền kì trung đại Việt Nam và Trung Quốc (nhất là trong Liêu trai chí

dị), người đọc thường xuyên bắt gặp nhân vật sống, giao du với ma quỷ, hồ ly ngay

lục - Vũ Trinh): Một động trên biển được cho là nơi tuẫn táng của người xưa. Trong đĩ

cĩ năm thi thể thiếu phụ, chung quanh rất nhiều vàng bạc; “Cuộc hơn nhân âm phủ” (Hát Đơng thư dị - Nguyễn Thượng Hiền): Một bà đỡ nửa đêm được mời đi đỡ đẻ một nơi xa lạ. Đỡ xong, bà nằm nghỉ và ngủ thiếp đi. Khi tỉnh dậy chẳng thấy nhà cửa đâu cả, chỉ thấy mình đang nằm trên một ngơi mộ (của cơ gái là sản phụ mình vừa đỡ đẻ); “Chồng dê” (Thánh Tơng di thảo): Khi đưa ma cơ gái (vợ một con dê), người ta nghe tiếng lục cục trong quan tài bèn dừng lại mở nắp hịm ra, thấy trong đĩ cĩ con ngỗng vàng, mỏ ngậm cành hoa bay lên trời…

2.1.2.4. Hình tượng trường thi. Ở một số trường hợp, những nơi chốn rất đặc thù như trường thi, nơi khảo hạch, nơi bình văn, văn đàn… cũng được các nhà văn hiện đại chú ý miêu tả. Tất nhiên khung cảnh này được nhìn bằng nhãn quan “phỏng truyền kỳ”.

Trong truyện “Báo ốn” (Yêu ngơn), Nguyễn Tuân mơ tả cảnh trường thi đầy ma

Một phần của tài liệu Nghệ thuật “phỏng truyền kỳ” trong văn xuôi việt nam nửa đầu thế kỷ xx (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)