Hình tượng yêu quái, ma mị

Một phần của tài liệu Nghệ thuật “phỏng truyền kỳ” trong văn xuôi việt nam nửa đầu thế kỷ xx (Trang 56)

6. Bố cục luận văn

2.2.2. Hình tượng yêu quái, ma mị

Những giống lồi ma, mị, quỷ, tinh… vốn đặc biệt đơng đảo trong thế giới truyền kỳ. Đây là hình tượng trung tâm của truyền kì trung đại phương Đơng và hệ nhân vật này tiếp tục “sống” đến thời “phỏng truyền kì”. Cĩ thể chia hệ thống hình tượng này ra một số nhĩm, loại chủ yếu.

2.2.2.1. Các loại ma/ quỷ là linh hồn con người

- Hình tượng “Ma trường thi”. Loại ma này xuất hiện trong “Báo ốn” (Yêu ngơn- Nguyễn Tuân) [8; 347-360]. Ma nữ hai lần hiện lên ngay trong trường thi khiến cho hai anh em ơng Đầu Xứ Anh và Đầu xứ Em khơng thể làm bài được.

Trong truyện truyền kì trung đại Việt Nam, truyện “Khơng được, khơng được” (Sơn cư tạp thuật - Khuyết danh) cũng cĩ hình tượng ma nữ bồng con hiện hồn về khơng

cho giám khảo chấm đỗ một người học trị đã từng tư tình với mình rồi phủi bỏ trách nhiệm. Ba lần, quan giám khảo hạ bút phê “đỗ” đều bị hồn ma giữ tay lại khiến khơng thể phê được. Kết quả, kẻ bạc tình kia “suốt đời khơng đỗ đạt”. Đây là một kiểu báo ốn trường thi mà Nguyễn Tuân đã mơ phỏng.

- Hình tượng “Ma nhạc cơng”. Truyện của TChya và Nguyễn Tuân đều nhắc đến nhân vật này. Trong “Ai hát giữa rừng khuya” (Tchya), kép đàn Văn Quản bị hổ thần ăn thịt nên thành ma trành đêm đêm hiện hồn lên đánh đàn cho hổ thần nghe. Trong “Đới Roi” (Yêu ngơn - Nguyễn Tuân), nhân vật Đới Roi là một kép đánh trống chầu. Khi ơng chết “thành một ơng mãnh rất thiêng thường hiện ra để quấy những nhà chủ cơ đào ở Khâm Thiên… “Nhiều nhà hát những đêm khơng cĩ khách, đã khĩa trái cửa gác rồi mà vẫn cứ nghe thấy cĩ tiếng đánh trống trên lầu. Cúng thì lại hết” [8; 391-396]. Ở “Tâm sự của nước độc” (Chùa Đàn - Nguyễn Tuân) cĩ nhân vật Chánh Thú, một kép đàn. Khi chết đi, ơng phải đánh đàn cho Diêm vương nghe. Ơng hiện hồn về báo mộng cho vợ là một ngày tới đây, sẽ cĩ một người đến đánh vào cái đàn của ơng để lại, người đĩ sẽ chết và xuống âm phủ thế ơng, để ơng đi đầu thai.

Hình tượng “ma đàn” trong truyền kì trung đại cĩ truyện “Kim quy hiến kế chém yêu tinh” (Tân đính Lĩnh nam chích quái) kể việc rùa vàng đến hiến kế giúp Thục Phán xây thành. Rùa vàng cho biết xây thành thất bại là do quỷ phá, trong đĩ cĩ một nhĩm quỷ “vốn là linh hồn của bọn nhạc cơng thời Hùng vương”.

- Hình tượng “Ma nữ”. Trong các truyện thuộc dạng “chí quái chí dị” thời trung đại, hình tượng ma quỷ thuộc nữ phái rất phổ biến và hết sức đa dạng. Các nhà văn hiện đại khi sáng tác lối truyện “phỏng truyền kỳ” cũng đã thừa tiếp điều này để tạo ra những nhân vật “ma nữ hiện đại” nhưng vẫn mang dấu ấn truyền thống rất rõ. Các kiểu ma nữ trong quan tài, huyệt mộ, ma nữ chuyên hút dương khí đàn ơng, ma nữ ghẹo thư sinh… trong truyện “phỏng truyền kỳ” rất gần gũi với ma nữ trong truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam như Truyền kỳ mạn lục, Lan trì kiến văn lục, Vân nang tiểu sử… hay Liêu trai

chí dị trong văn học Trung Quốc.

Truyện “Thần hổ” (Tchya) kể về nàng Peng Slao chết đã được gia đình quàn vào quan tài để ở nhà mồ nhưng mỗi ngày cứ đến trưa, cơ lại “về” ân ái với Đèo Lầm Khẳng: “Nguy hiểm quá! Kẻ nằm trong quan tài kia lại là một thứ ma hiện ra người được, nĩi nheo nhéo được, đi đứng được, cĩ đủ quyền thế và oai lực gìn giữ của cải của nĩ” [8; 179-244]. Hình ảnh này chúng ta cĩ thể bắt gặp trong truyện “Cây gạo” (Truyền kì mạn

lục). Nàng Nhị Khanh chết đã lâu, xác đã quàn trong quan tài nhưng đêm đêm hiện ra

thành người con gái đẹp ân ái với Trình Trung Ngộ.

Hình tượng ma nữ chuyên hút dương khí đàn ơng được Tchya đã mơ tả trong “Ai hát giữa rừng khuya” rất gần với loại nhân vật nữ trong truyện “Yêu quái ở Xương Giang” (Truyền kì mạn lục - Nguyễn Dữ). Ma nữ Thị Nghi làm vợ viên quan họ Hồng.

Một tháng sau, Hồng bỗng bị điên, mê lịm đi khơng cịn biết gì. Khi đạo sĩ dùng phép thuật giết chết Thị Nghi, Hồng mới tỉnh lại. Ở truyện của TChya, hai anh em Lê Mạnh Khơi và Lê Trọng Việt bị hai ma nữ Mường quyến rũ, hút dương khí. Một đạo sĩ nĩi: “Cái giống ma này nĩ khơn lắm, nĩ muốn báo thù hai thầy đấy, nhưng nĩ cứ làm dần dần, mỗi đêm đi sâu vào một chút thơi, độ nửa năm thì khơng chữa được nữa”.

Truyện “Trại Bồ Tùng Linh” (Thế Lữ) lại mơ tả hình tượng ma nữ chuyên quấy nhiễu các chàng trai. Nhân vật nữ nửa người nửa ma đang đêm xuất hiện bên khung cửa sổ phịng viết của một nhà văn trẻ: “Giữa khung cửa sổ một khuơn mặt lặng lẽ, trắng một cách lạ, một khuơn mặt đàn bà rất trẻ, đẹp, một vẻ đẹp tuyệt mỹ, đẹp đến lạnh mình… hiện lên như ở đĩ đã tự bao giờ. Và thống biến ngay, như khơng bao giờ cĩ”. Thế Lữ xây dựng nhân vật này mơ phỏng theo những ma nữ, hồ nữ đêm đêm đến quyến rũ các thư sinh trong truyện truyền kỳ truyền thống, nhất là trong “Liêu trai chí dị” của Bồ Tùng Linh. Việc tác giả đặt tên tác phẩm của mình là Trại Bồ Tùng Linh đã cho thấy rõ điều đĩ. Tuy vậy, khơng chỉ trong Liêu trai chí dị mà các truyện truyền kì trung đại Việt Nam cũng cĩ nhiều loại nhân vật này. Chẳng hạn các truyện “Gái thần”, “Hài cốt nữ hiệp dưới gốc hồng mai” (Vân nang tiểu sử - Phạm Đình Dục) đều kể về ma nữ ghẹo thư sinh. “Gái thần” tả một cơ gái đẹp đang đêm bỗng xuất hiện trong phịng đọc sách của anh em sĩ tử họ Đỗ, khuyên họ bỏ bút nghiên mà đầu quân đánh bọn cướp biển. “Nĩi xong nàng từ giã ra đi. Ra đến ngồi sân, liền biến mất, khơng biết đi phương nào” [7; 539-542]. Truyện “Hài cốt nữ hiệp dưới gốc hồng mai” kể chuyện một cơ gái chết được chơn dưới gốc cây mai. Một đêm cơ “cầm chiếc lồng đèn the từ trong bước ra…, cách mười bước đã tỏa ngát mùi hương lan xạ” [7; 557-560]. Cịn trong truyện “Ơng Võ Cơng Trấn” (Tang thương ngẫu lục - Nguyễn Án và Phạm Đình Hổ) lại kể về cuộc gặp kỳ lạ giữa quan Thượng Võ Cơng Trấn với ma nữ. Khi cịn trẻ, ban đêm đang ngồi học trong nhà trọ thì cĩ “một người con gái áo trắng quần đen, rĩn rén đi đến, ngồi ở bên cạnh bàn học” [24; 503-504]. Ơng này chồng tay ơm lấy thì thấy trống khơng, nhưng buơng tay ra thì thấy vẫn ngồi đấy, mới biết là một yêu nữ. Trong “Sơng Dùng” (Tang thương ngẫu

lục - Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án) [7; 218-220], ma là những người đàn bà ở dưới sơng lên bờ đi chợ mua bán, sau đĩ quay về, “gần đến bến sơng thì mất”...

2.2.2.2. Các loại yêu quái, vật thiêng vốn là con/ đồ vật thành tinh

- Hình tượng Rắn

Trong truyện “phỏng truyền kì”, hình tượng yêu tinh, quỷ quái xuất hiện khá nhiều. Việc “linh dị hĩa” các đồ vật, động vật, biến các thứ vật dụng, cây con quen thuộc hàng ngày trong đời sống thành các thứ ma quỷ yêu quái vốn là một nét tâm thức cộng đồng rất đặc trưng thời trung đại. Điều này cũng để lại dấu ấn sâu đậm trong tác phẩm của các nhà văn đầu thế kỷ XX. Những con vật như Rắn, Cọp, Thuồng luồng, Cá, Khỉ… trở thành những hình tượng “ma thú” rất đáng sợ.

Trong truyện “Giật mình tỉnh dậy” (Người quay tơ - Nhất Linh) cĩ hình tượng rắn thần. Con rắn là thần giữ của trong một cái mả. Khi mả bị lấy của thì con rắn cũng chết. Truyện “Người con gái thần rắn” (Cách ba nghìn năm - Cung Khanh), kể chuyện con rắn lạ lùng. Rắn ở dưới hang sâu: “Dưới hang cĩ một con rắn to lớn khơng biết ngần nào. Rắn sống lâu năm, linh thiêng hĩa thành hình người được” [8; 501-508]. Con Rắn Thần này đã lấy một cơ gái là tinh cây hoa đào.

Những hình tượng này rõ ràng là cĩ liên quan đến “ma rắn” trong văn học truyền kì trung đại Việt Nam. Chẳng hạn truyện “Con lai rắn” (Lan Trì kiến văn lục - Vũ Trinh) nĩi về một người đàn bà đi hái củi trong núi bị rắn quấn. Khi bà đi chợ cũng bị con rắn đuổi theo “con rắn lao tới nhanh như giĩ ơm người đàn bà mang đi” [7; 93]. Sau đĩ, bà cĩ mang và sinh ra một đứa con “cũng khơng khác gì những đứa trẻ thường, chỉ phải da đen như sơn mà thơi”. Một truyện khác cũng của Vũ Trinh là “Rắn thần” kể về viên lại trong nha huyện mang trát đi địi người cĩ đơn kiện, giữa đường cĩ một con rắn cản đường. Người này dùng gươm xua đuổi rắn đi. Đêm sau, anh ta về, gặp khi trời tối, vào trong miếu bên đường ngủ lại. Nửa đêm, anh thấy cĩ người đi xe ngựa tới nĩi chuyện với vị thần trong miếu: “Hơm qua đệ đi chơi núi bị một tên tiểu lại thừa sai ngang ngược xúc phạm. Liệu chừng hắn đi chưa xa, đệ muốn bắt lấy cho thỏa lịng” [7; 148-149]; Trong “Ơng Lê Trãi” (Tang thương ngẫu lục- Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án) lại kể chuyện rắn báo ốn. Vụ án oan khốc mà gia tộc Nguyễn Trãi lâm phải được bắt nguồn từ việc đơi rắn bị học trị đánh cụt đuơi. Về sau rắn báo thù khiến Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc.

- Hình tượng Hổ

Con hổ - chúa sơn lâm từng được nhiều nhà văn “phỏng truyền kì” đưa vào tác phẩm của mình nhưng thành cơng nhất, rùng rợn nhất, ám ảnh nhất phải nĩi đến con hổ của Tchya. Hình tượng hổ trong “Thần hổ” và “Ai hát giữa rừng khuya” được miêu tả rất ấn tượng. Con hổ của Tchya là sự kết hợp giữa sức mạnh hoang dã tự nhiên và sự sùng bái mê muội của con người “Đường rừng”, được xây dựng bằng bút pháp của văn chương kì ảo, kinh dị phương Tây. Con hổ được Tchya đẩy lên hàng tối thượng của sức mạnh, cĩ khả năng thống trị thế giới tự nhiên, cĩ quyền năng uy hiếp con người, truy sát con người, bắt con người làm nơ lệ cả khi chết đi rồi. Những người xấu số khi bị hổ ăn thịt, khơng siêu thốt được nên hồn trú gửi vào chính con hổ dữ đĩ và thành ma trành. Chính ma trành lại hợp lực với hổ, giúp hổ đi bắt người khác. Đĩ là giống ma cĩ cả sự tinh ranh lẫn mãnh lực. Vì cĩ “đội ngủ” chỉ điểm này mà hổ trả thù tàn độc cả ba họ gia đình ơng Đèo Văn Bỉnh, cũng như ăn thịt được nàng Oanh Cơ dù nàng liên tục trốn tránh, dời nhà đi ở hết nơi này đến nơi khác.

Con hổ cịn là một thế lực siêu nhiên, trở thành thần (hổ thần) được nhà nhà thờ cúng. “Khơng nhà nào khơng đặt hương án thờ con hổ đĩ, mục đích để nĩ khơng làm hại đến mình”, “Mỗi năm bốn kì họ mua trâu, dê, bị, lợn, đem vào rừng cúng tế, rồi trĩi

những con vật sống, bỏ nơi sườn núi vắng cho con hổ kia đến tha về tổ ăn dần”. Con hổ trở thành nỗi khiếp sợ của người dân cả huyện: “Con hổ đã làm cho cả huyện Thạch Thành sợ hơn sợ Thánh, sợ Trời”. Nĩ được sùng kính như một vị Thượng Thánh.

Tchya đã mơ phỏng những con hổ cĩ tính linh khiến con người phải khiếp sợ trong truyền kì Việt Nam. Chẳng hạn con hổ trong “Hổ làm lý trưởng” (Vân nang tiểu

sử - Phạm Đình Dục). Con hổ này được dân trong làng “cùng nhau làm tờ giấy cam kết,

bầu chúa sơn lâm làm lý trưởng, rồi sắm một con lợn luộc, cùng với xơi và rượu, đặt giấy lên trên, đem bày ở giữa rừng” [7; 563-564]. Hay con hổ trong “Ơng hổ” (Cơng dư tiệp

kí - Vũ Phương Đề). Con hổ này bắt giết bằng hết gia súc của dân làng, khiến khơng ai

chịu nổi, phải “phụ đồng Thành hồng lên hỏi và đi xem bĩi”. Cả Thành hồng và thầy bĩi đều khuyên “…nay nên kíp tơn danh hiệu cho ơng, và hàng năm cúng bái”. Dân làng nghe theo, “bầu ơng làm hậu thần, hằng năm đến ngày giỗ, mua sắm lễ vật đem đến cúng tế theo đúng nghi thức và gọi ơng là ơng Hổ…”[7; 77-78].

- Hình tượng Thuồng luồng

Theo Từ điển tiếng Việt “thuồng luồng là quái vật ở dưới nước, hình giống con rắn to, hay hại người, theo truyền thuyết” [27; 1198]. Mặc dù vậy, thuồng luồng cĩ thể là con vật khơng cĩ thật. Thế nhưng trong tâm thức dân gian, thuồng luồng vẫn là một con vật thiêng, đáng sợ. Con thuồng luồng trong truyền kì trung đại Việt Nam, thừa tiếp từ quan niệm dân gian, là một loại thú vừa dữ vừa hiền. Trong “Bố già lặn xuống vực tìm con gái” (Cơng dư tiệp kí - Vũ Phương Đề), ác thú thuồng luồng dưới vực lên ăn thịt con gái người đánh cá và bị ơng này báo thù.

Trong truyện ngắn của Lan Khai cĩ nhân vật thuồng luồng khá độc đáo. Ở “Ma thuồng luồng”, ma là một con thuồng luồng ở dưới vực sâu. Cĩ lần nĩ vào nhà hiếp vợ một anh thầy cúng. Người chồng về thấy nĩ núp trên xà nhà: “người chẳng ra người, thú chẳng ra thú, mình trần như nhộng, tĩc tai khơng cĩ, da dẻ nhợt nhạt như kẻ chết trơi, nhớt dề dề rỏ xuống, chân tay ngắn ngủi…”. Truyện “Con thuồng luồng nhà họ Ma” cũng kỳ quặc khơng kém. Một người đàn bà nhặt được quả trứng ngồi suối đem về nhà. Quả trứng nở ra con thuồng luồng. Nĩ đi bắt cá, tơm về cho chị. Một đêm nĩ về báo mộng là cĩ một con thuồng luồng trắng ở đâu về chiếm chỗ và nĩ...

- Hình tượng Bướm

Trong “Bĩng người trong sương mù” (Anh phải sống), Nhất Linh cĩ kể chi tiết một người đàn bà áo trắng hiện lên phía trước đồn tàu ra hiệu cho tàu dừng lại. Người lái tàu hãm tàu và phát hiện một con bướm đậu trên cửa kính trước mũi tàu. Anh ta cho rằng chính con bướm này vẫy cánh làm anh thấy giống người đàn bà ra hiệu dừng tàu. Và nhờ đĩ mà anh dừng được tàu trước khi tàu lao xuống vực.

Trang trong “Duyên lạ xứ hoa” (Thánh Tơng di thảo). Truyện kể về cuộc kỳ ngộ giữa một học trị nghèo (Chu Sinh) và cơng chúa xứ sở Hoa quốc. Nhờ mối kỳ duyên này mà Chu Sinh đỗ đạt, làm quan, vinh hiển. Về sau, khi đi đánh giặc cĩ ngang qua núi Hồ Điệp sơn, mới biết xứ sở mình đến trong mộng là nước Bướm, người mình lấy làm vợ là một con bướm…

- Hình tượng Đàn thiêng

Cây đàn thiêng được Nguyễn Tuân miêu tả khá rùng rợn trong “Tâm sự của nước độc” (Chùa Đàn). Cây đàn cĩ tang đàn làm từ nắp ván cỗ quan tài một người con gái đồng trinh. “Vào những đêm áp ngày giỗ nhà tơi, thường cây đàn vẫn dở giời, thành mồ hơi cứ vã ra như tắm, thùng đàn phát lên những tiếng thở dài và vật mình vật mẩy với bức vách, cứ lủng củng suốt đêm” [8; 431-458]. Một người khách chỉ mới cầm đàn đàn được vài khổ đã bị bán thân bất toại. Bá Nhỡ đàn xong thì chết. Khi Bá Nhỡ chết, cây đàn tự tan vụn ra “đàn chỉ cịn là một đống vụn gỗ linh tinh những bừa bộn”. Lãnh Út đã lập chùa và thờ cây đàn được tạc từ gỗ. Cây đàn này tiếp tục linh thiêng: “Cứ vào hai buổi chuơng triêu mộ, tảng gỗ thờ đĩ lại đổ ít mơ hơi dầu và xê động khỏi chỗ. Ngày nào, cơ Tơ cũng phải kê đặt lại tượng đàn thờ”.

Hình tượng cây đàn thiêng cũng đã xuất hiện trong nhiều tác phẩm truyền kì trung đại. Chẳng hạn Trần Thế Pháp, Vũ Trinh cùng nĩi đến cây đàn ma vốn là nhạc cụ của những linh hồn nhạc cơng thời Hùng Vương. Truyện “Kim quy hiến kế chém yêu tinh” (Tân đính Lĩnh nam chích quái) cĩ kể sự tích vua Thục Phán nhờ sự giúp sức của rùa vàng sai đào dưới núi Thất Diệu tìm được một số nhạc cụ thời xưa và một ít tro của hài cốt nhạc cơng cịn sĩt lại. Đĩ là yêu tinh khiến cho Thục Phán khơng thể xây được thành.

TIỂU KẾT

Cũng giống như khơng - thời gian trong truyện truyền kì trung đại phương Đơng, khơng - thời gian trong truyện “phỏng truyền kì” vừa cĩ tính xác định, vừa mơ hồ, ảo

Một phần của tài liệu Nghệ thuật “phỏng truyền kỳ” trong văn xuôi việt nam nửa đầu thế kỷ xx (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)