1.4.1.1. Trên thế giới
Công tác nghiên cứu nhân giống với loài Lan gấm (A.fomosanus) phải kể đến công trình nghiên cứu của tác giả Yih-Juh Shiau et.al (2001) [81] với phương pháp nhân giống hàng loạt Lan gấm (A.formosanus) bằng cách thụ phấn nhân tạo chéo và cho hạt nảy mầm bất cộng sinh. Sự thành công của quá trình thụ phấn và đậu trái phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của thể giao tử đực và cái. Cho cây ra hoa giao phấn với tỷ lệ đậu quả quả là 86,7%. Hạt từ nang 7 tuần tuổi cho nảy mầm bằng cách nuôi cấy trên môi trường ½ Murashige và Skoog’s (MS) có bổ sung 0,2% than hoạt tính và 8% dịch chuối trong bốn tháng. Cây con nảy mầm được nuôi cấy trong môi trường 1/2MS lỏng, môi trường chứa 2 mg/l N6-benzyladenine (BA) trong bình Erlenmeyer 125 ml trong 2 tháng. Cây con có thân rễ và chồi phát triển tốt được nuôi cấy trên 1/2MS, môi trường với 0,2% than hoạt tính, 8% dịch chuối, 2 mg / l BA và 0,5 mg/l a-naphthaleneacetic axit (NAA), kết quả khoảng 90% cây có nguồn gốc từ hạt sống sót sau 2 tháng khi chuyển sang trồng trên giá thể rêu than bùn.
Nghiên cứu của Fu-sheng Zhang và cs (2013) [102], sử dụng môi trường cơ bản MS (Murashige và Skoog, 1962) và bổ sung 0,5 mg / L naphthaleneacetic acid (NAA), 1 mg / L 6-benzyl adenine (6BA), 1 g / L than hoạt tính và 30 g / L sucrose để sản xuất Lan gấm (A.formosanus) quy mô lớn nhằm bảo vệ quần thể hoang dã của loài lan quý hiếm và bị đe dọa này; các kết quả chứng minh rằng Lan gấm
(A.formosanus) duy trì độ trung thực di truyền cao ngay cả sau khi nhân giống trong
ống nghiệm 5 năm.
1.4.1.1. Tại Việt Nam
Nguyễn Văn Kết và cs (2003, 2004)[68,69] nghiên cứu nhân giống in vitro,
sử dụng 3 môi trường khoáng cơ bản là Murashige and Skoog (1962, MS), Knudson (1946, KC) and modified Hyponex (Kano 1965; H3), cho thấy MS (3,2 chồi/mẫu; 3,6cm/chồi) và H3 (2,0 chồi/mẫu; 3,7 cm/chồi) là thích hợp hơn môi trường KC (1 chồi/mẫu; 2,4cm/chồi) đối với sự tái sinh và sinh trưởng chồi Lan gấm
(A.formosanus). Môi trường nhân nhanh là: H3 + 1mg/l BAP (hoặc 1-2mg/l TDZ) +
Môi trường MS bổ sung 1mg/l BA (5,10 chồi/mẫu, chiều cao chồi 3,62 cm, khối lượng tươi 0,26 g/mẫu) hoặc 1mg/l Kinetin (4,60 chồi/mẫu, chiều cao chồi 3,40 cm, khối lượng tươi 0,32 g/mẫu) là tốt nhất đến sự tái sinh và sinh trưởng chồi sau 60 ngày nuôi cấy và khảo sát các nồng độ than hoạt tính và nồng độ sucrose thì môi trường MS bổ sung 1-2g/l than hoạt tính (chiều cao cây 4,19-4,2 cm, số rễ 2,20- 2,70 rễ/cây, chiều dài rễ 1,45-2,50 cm, tỉ lệ tái sinh rễ đạt 100%), môi trường bổ sung 15-30 g/l suclose (chiều cao cây 4,18-4,30 cm, số rễ 2,30-2,80 rễ/cây, chiều dài rễ 1,84-2,85 cm, tỉ lệ tái sinh rễ đạt 100%) là thích hợp cho sự tái sinh rễ và sinh trưởng của chồi cây in vitro sau 50 ngày nuôi cấy của tác giả Phan Xuân Huyên, Vũ Thị Hà (2015)[22] Phan Xuân Huyên và cộng sự (2018)[25]. Một nghiên cứu khác của Phan Xuân Huyên, Nguyễn Thị Phượng Hoàng (2017)[24] cũng chỉ ra nhân giống in vitro Lan gấm (A.formosanus) ở môi trường MS bổ sung 1 mg/l BA, 50 g/l dịch chuối, 1 g/l than hoạt tính, 30 g/l sucrose, 9 g/l agar, pH 5,8 là tốt nhất cho phép tái sinh chồi in vitro, với 5,20 chồi/mẫu, chiều cao chồi 3,38 cm, khối lượng tươi 0,26 g/mẫu. Mẫu mang một đốt thân là nguồn vật liệu thích hợp nhất trong nhân giống in vitro. Vị trí đốt thân thứ hai đến thứ sáu là nguồn vật liệu thích hợp nhân giống in vitro. Nồng độ IBA từ 0 – 1 mg/l đều thích hợp cho phép tái sinh rễ
in vitro, với tỉ lệ 100%. Vụn xơ dừa là giá thể tốt nhất cho phép thích nghi của cây
con, với tỉ lệ sống đạt 100%, chiều cao cây 5,82 cm, chiều dài rễ 3,64 cm (cây 02 tháng). Tác giả Nguyễn Thị Lệ Hà (2017) [18] đã tiến hành khử trùng bằng Javel 30%, trong 20 phút đạt tỷ lệ mẫu Lan gấm (A.formosanus) sống cao nhất (50%), môi trường phù hợp để nhân chồi là MS có bổ sung 1 mg/l BA, môi trường thích hợp để kéo dài chồi là MS có bổ sung 0,3 mg/l BA + 0,3 mg/l NAA, số rễ hình thành nhiều nhất và dài nhất ở môi trường MS có bổ sung 1 mg/l NAA.
Như vậy, Lan gấm (A.formosanus) đã được nghiên cứu nhân giống in vitro thành công trên môi trường khác nhau, như: MS, ½ MS, KC… Để nghiên cứu nhân giống in vitro Lan gấm (A.formosanus) nguồn gen thu tại Thanh Hoá, trên cơ sở kết quả nghiên cứu của Yih-Juh Shiau và cs (2001)[83], Nguyen Van Ket và cộng sự (2003, 2004) [68,69], luận án lựa chọn môi trường Murashige và Skoog’s (MS) có bổ sung một số chất điều hoà sinh trưởng. Ưu điểm của phương pháp nhân giống in
vitro là hệ số nhân nhanh, chất lượng cây giống đồng đều, có thể đáp ứng số lượng cây giống lớn đáp ứng nhu cầu phát triển vùng trồng nguyên liệu dược và có duy trì độ trung thực di truyền cao, đáp ứng được bảo tồn nguồn gen (ex situ).