Tình hình nghiên cứu về kỹ thuật trồng Lan gấm

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học bảo tồn nguồn gen các loài thuộc chi lan kim tuyến (anoectochilus blume) tại thanh hoá (Trang 38 - 41)

1.4.2.1. Trên thế giới

Phương pháp trồng Lan gấm (A.formosanus) không sử dụng thuốc trừ sâu, được Doris. C.N. Chang và các cộng sự (2007) [52] trồng trong cốc nhựa có kích thước 5 inch (9,2 x 7,5x 30,0 cm) đựng trong túi ni lông (PBCM) nhằm tránh mất nước và nhiễm bệnh, cây Lan gấm (A.formosanus) trồng với phương pháp PBCM đặt trong nhà kính hoặc dưới tán cây, sau khoảng 6-8 tháng sẽ thu hoạch. Phương pháp này ưu điểm không cần nước và phân bón, tối thiểu hóa lao động sử dụng.

1.4.2.2. Tại Việt Nam

Đỗ Đăng Giáp và cs (2015)[17] nghiên cứu kỹ thuật sản xuất sinh khối Lan gấm (A. formosanus) trong hệ thống phản ứng sinh học (Bioreactor System), kích thước chất cấy 8 g L-1 là thích hợp nhất để tăng sinh chồi; tích lũy sinh khối được tối ưu hóa khi môi trường được bổ sung 3% sucrose so với môi trường không có sucrose hoặc những môi trường có chứa nồng độ 6% hoặc 9%. Tương tự như vậy, việc bổ sung nước dừa (50 mL L − 1) cộng với than hoạt tính (0,5 mg L − 1) vào môi trường Hyponex tỏ ra có lợi nhất. Sự tăng sinh chồi và tích lũy sinh khối hiệu quả hơn khi nuôi cấy được thực hiện trong điều kiện ngâm liên tục (Yeo-Joong Yoon và cs, 2007)[99]. Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường khoáng tác động lên khả năng nhân nhanh sinh khối cây Lan gấm (A. formosanus) các loại môi trường khoáng được sử dụng bao gồm: Murashige and Skoog (MS), Knudson C, Dr Alan Cooper và Albert. Kết quả thí nghiệm cho thấy môi trường Albert thích hợp cho sự nhân nhanh sinh khối cây Lan gấm với chiều cao cây đạt 10,13 cm; khối lượng tươi đạt 2,43 g và khối lượng khô đạt 0,3 g. Tiếp theo là môi trường MS lỏng (chiều cao cây đạt 9,67 cm; khối lượng tươi đạt 2,33 g; khối lượng khô đạt 0,27 g), Dr Alan Cooper (chiều cao cây đạt 9,11 cm; khối lượng tươi đạt 1,83 g; khối lượng khô đạt 0,23 g) và Knudson C (chiều cao cây đạt 7,21 cm; khối lượng tươi đạt 1,23 g; khối lượng khô đạt 0,15 g). Vai trò của hàm lượng đường sucrose, ánh sang, mật độ kết

hợp thể tích nuôi cấy cũng được nghiên cứu. Đường sucrose được bổ sung vào môi trường với hàm lượng 30 g/l và cường độ chiếu sáng 26,20 mol.m-2.s-1 là tối ưu cho việc nhân nhanh sinh khối cây lan gấm. Thể tích môi trường nuôi cấy của mỗi bình nuôi cấy là 100 ml với 10 mẫu cấy là thích hợp cho cây lan gấm phát triển. Kết quả phân tích dư lượng NO3-, Cu và Zn trong sinh khối cây lan gấm đều nằm trong ngưỡng cho phép sử dụng theo tiêu chuẩn đối với sản phẩm rau, quả. Sinh khối Lan gấm (A.formosanus) nuôi cấy in vitro đảm bảo an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng có thể tiến hành sản xuất trên quy mô lớn

Nghiên cứu của Phan Xuân Huyên, Vũ Thị Hà (2015) [22] khi nuôi trồng cây Lan gấm (A.formosanus) thương phẩm, cây giống nuôi cấy mô 60 ngày tuổi tại vườn ươm được trồng trên giá thể 80% vụn sơ dừa phối hợp 20% tro trấu, mỗi tuần phun phân Nitrophoska® Foliar (2g/l) và phân hữu cơ sinh học JIA6 (2ml/l) qua lá một lần. Sau 180 ngày chăm sóc và theo dõi, kết quả cho thấy, cây Lan gấm (A.

formosanus) được phun phân JIA6 (chiều cao cây 15 cm, số rễ 4,50 rễ/cây, chiều

dài rễ 8,15 cm, khối lượng tươi 2,70 g/cây, tỉ lệ sống 100%) tốt hơn phun phân Nitrophoska® Foliar (chiều cao cây 14,20 cm, số rễ 4,10 rễ/cây, chiều dài rễ 7,80 cm, khối lượng tươi 2,60 g/cây, tỉ lệ sống 100%)

Phan Xuân Huyên, Nguyễn Thị Phượng Hoàng (2017)[24] nghiên cứu phun phân Nitrophoska với nồng độ 2 g/l theo định kỳ mỗi tuần một lần là tốt nhất cho phép sinh trưởng của cây, với chiều cao cây 11,20 cm, chiều dài rễ 7,80 cm, khối lượng tươi 1,82g/cây, tỉ lệ sống 100% và dớn mút là giá thể nuôi trồng cây lan gấm tốt nhất, với chiều cao cây 12,50 cm, chiều dài rễ 8,00 cm, khối lượng tươi 1,94 g/cây, tỉ lệ sống 100% (cây 10 tháng tuổi). Cũng theo Phan Xuân Huyên và cộng sự (2018)[25] khi chuyển cây con Lan gấm (A.formosanus) được nhân in vitro ra vườn ươm, giá thể 80% vụn sơ dừa phối hợp 20% tro trấu là tốt nhất đến sự thích nghi của cây, với chiều cao cây đạt 7,30 cm, số rễ 2,80 rễ/cây, chiều dài rễ 5,10 cm, tỉ lệ sống đạt 100%. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá, phun phân hữu cơ sinh học JIA6 với nồng độ 2ml/l theo định kỳ một tuần một lần là thích hợp đến sự sinh trưởng của cây (chiều cao cây là 15 cm, số rễ 4,50 rễ/cây, chiều dài rễ 8,15 cm, khối lượng tươi 2,76 g/cây, tỉ lệ sống đạt 100%). Tất cả các cây Lan gấm (

đều ra hoa sau 18 tháng nuôi trồng, kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Nguyen Van Ket (2003) [68].

Tác giả Hoang Chinh Nguyen et. al (2018) [79] nghiên cứu trồng thủy canh Lan gấm (A.formosanus) bằng các dung dịch dinh dưỡng khác nhau để đạt được năng suất sinh khối cao và các chất chuyển hóa thứ cấp; cây giống 3 tháng tuổi được trồng trong thời gian 8 tuần trong các chậu nhựa có chứa các môi trường: Murashige và Skoog (MS), Nitrophoska Foliar (NF), Hydro Green (HG) và Hydro Bee (HB). Trong số 4 dung dịch dinh dưỡng được thử nghiệm, HB là môi trường hiệu quả nhất cho sự phát triển của cây trồng với trọng lượng tươi cao nhất (FW, 2,56 g / cây) và trọng lượng khô (DW, 0,18 g / cây). Kết quả sàng lọc thành phần hoá học cho thấy sự hiện diện của alkaloid, flavonoid, erpenoit, glycosid và steroid trong dịch chiết của Lan gấm (A.formosanus) nuôi trồng thuỷ canh trong môi trường HB, HG và MS. Mức độ của những các hợp chất khác nhau đáng kể ở cây trồng trong môi trường thử nghiệm. Ancaloit cao nhất (34,87 μg / g DW) và hàm lượng terpenoid (56,43 μg / g DW) thu được trên môi trường HG, trong khi flavonoid có trong lượng cao nhất (90,13 μg QE / g DW) ở cây trồng trong môi trường NF. Mặt khác, môi trường HB kích thích sản xuất mức glycoside cao nhất (64,33 μg / g DW) và steroid (22,83 μg / g DW). Chất chống oxy hóa hoạt tính của các chất chiết xuất cũng được thử nghiệm bằng cách sử dụng thử nghiệm hoạt động thu nhặt 1,1- Diphenyl-2-picryl-hydrazyl (DPPH) và kết quả đã chứng minh các hoạt động chống oxy hóa mạnh của các chất chiết xuất từ Lan gấm (A.formosanus); kết quả nghiên cứu cho thấy, phương pháp nuôi trồng thủy canh Lan gấm (A.formosanus) là phương pháp đầy hứa hẹn để thu được lợi nhuận cao các hợp chất có giá trị cho các ngành công nghiệp dược phẩm và dinh dưỡng ...

Kết quả một số công trình nghiên cứu trên cho thấy: Lan gấm (A.formosanus) có thể trồng trên nhiều giá thể khác nhau, như giá thể 80% vụn xơ dừa phối hợp 20% tro trấu, Dớn mút, nuôi sinh khối trong bình chồi…,để đảm bảo nuôi trồng thành công Lan gấm (A.formosanus) nguồn gen bản địa tại Thanh Hoá, từ kết quả nghiên cứu của Phan Xuân Huyên, Vũ Thị Hà (2015); Phan Xuân Huyên, Nguyễn Thị Phượng Hoàng (2017) [22,24], Luận án lựa chọn giá thể xơ dừa, rêu

khô (dớn), sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh và một số giá thể khác sẵn có trên thị trường để nghiên cứu kỹ thuật trồng Lan gấm (A.formosanus) trong nhà lưới; ngoài ra lựa chọn hướng nghiên cứu trồng trực tiếp dưới tán rừng để phù hợp với điều kiện của người dân khu vực núi cao, khó khăn không có khả năng tài chính đầu tư xây dựng nhà lưới và giúp bảo tồn có hiệu quả nguồn gen (ex situ).

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học bảo tồn nguồn gen các loài thuộc chi lan kim tuyến (anoectochilus blume) tại thanh hoá (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)