Lan gấm (Anoectochilus formosanus Hayata)

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học bảo tồn nguồn gen các loài thuộc chi lan kim tuyến (anoectochilus blume) tại thanh hoá (Trang 86 - 87)

* Đặc điểm hình thái:

Về cơ bản hình thái Lan gấm (A.formosanus) thu tại Khu bảo tồn các loài hạt trần quý hiếm Nam Động (Thanh Hoá) giống với mô tả của Kumar P & S.W. Gale [66], tuy nhiên có điểm khác để phân biệt giữa 2 xuất sứ là hoa của loài Lan gấm

(A.formosanus) thu tại Khu bảo tồn các loài hạt trần quý hiếm Nam Động có đầu

cánh môi hơi tù và ngắn, toàn bộ phần gốc hẹp của cánh môi mang 2 rìa tua có mầu vàng tươi.

Hình 3.9 La ấm (Anoectochilus formosanus Hayata) ồ e ự h ạ Kh b o ồ các o hạ ầ q h ếm Nam Độ , ỉ h Thanh Hoá

* Đặc điểm sinh thái:

Ở Thanh Hoá (Pha Phanh), Lan gấm (A. formosanus) ghi nhận có phân bố ở khe đá, khu đất ẩm ướt trong rừng rậm thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên núi đá vôi ở độ cao 900- 1.200 m, thành phần thực vật ưu thế là Thông Pà Cò (Pinus

kwangtungensis), tầng giữa gồm các loài thuộc họ Thích (Aceraceae), Chi Sồi

(Lithocarpus), chi Dẻ (Castanopsis) thuộc họ Dẻ (Fagaceae), chi Mò (Machilus) -

họ Long Não (Lauraceae)… Ở đai cao 600-900m, loài này phân bố ở sinh cảnh với thành phần thực vật ưu thế là các loài thuộc họ Dẻ (Fagaceae), Họ Ngọc lan

(Magnoliaceae), chi Nứa (Schizostachyum) .v.v..

* Phân bố tại Thanh Hoá: Ghi phận phân bố tự nhiên tại Khu bảo tồn các

* Đề xuất giá trị bảo tồn: Đề nghị xếp ở Nhóm IA, Nghị định 06/2019/NĐ- CP, mức CR ở phạm vị Việt Nam và EN Danh lục đỏ thế giới IUCN năm 2021.

Lý do đề xuất: Lan gấm (A.formosanus) là loài thực vật quý hiếm có giá trị kinh tế cao. Hiện nay, việc khai thác một cách bừa bãi, nhu cầu sử dụng ngày càng tăng của con người khiến cho nguồn gen tự nhiên ngày càng suy giảm (Zhang và cộng sự, 2013) [102]. Dựa vào kết quả nghiên cứu loài này chỉ ghi nhận phân bố ở phạm vi 500 ha của Khu bảo tồn các loài hạt trần quý hiếm Nam Động (Thanh Hóa), mặc dù trước đó các đợt điều tra, nghiên cứu ở Việt Nam chưa lần nào ghi nhận được, điều đó chứng tỏ phạm vi phân bố hẹp, số lượng cá thể rất ít và hiếm gặp, nguy cơ tuyệt chủng rất cao trong tự nhiên.

Hình 3.10: Sơ đồ phâ bố ự h o La ấm (Anoectochilus formosanus Hayata) ạ Tha h Hóa

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học bảo tồn nguồn gen các loài thuộc chi lan kim tuyến (anoectochilus blume) tại thanh hoá (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)