Xuất giải pháp bảo tồn các loài thuộc chi Lan kim tuyến

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học bảo tồn nguồn gen các loài thuộc chi lan kim tuyến (anoectochilus blume) tại thanh hoá (Trang 134 - 193)

Từ các mối đe dọa chủ yếu đến các loài thuộc chi Lan kim tuyến

(Anoectochilus Blume) tại tỉnh Thanh Hoá và kết quả nghiên cứu, luận án đề xuất 5

3.6.2.1. Giải pháp về tuyên truyền

Tăng cường công tác tuyên truyền trong cộng đồng thôn (bản) vùng đệm các khu rừng đặc dụng có phân bố Lan kim tuyến về đặc điểm sinh học (thời điểm ra hoa, đậu quả…) nếu thu hái vào thời điểm này sẽ dẫn đến suy giảm nghiêm trọng nguồn gen và nguy cơ bị tuyệt chủng; chi Lan kim tuyến (Anoectochilus Blume) là loài quý hiếm quy định tại Nghị định 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ, do đó nghiêm cấm khai thác.

3.6.2.2. Tăng cường thực thi pháp luật

Các cơ quan chức năng cần tăng cường công tác quản lý, giám sát rừng, đặc biệt mùa thu hái Lan kim tuyến, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các hành vi thu hái Lan kim tuyến tự nhiên.

3.6.2.3. Chú trọng bảo tồn tại chỗ (in - situ)

Thực hiện công tác quản lý, bảo vệ rừng nghiêm ngặt tại các khu rừng đặc dụng để đẩy mạnh tái sinh tự nhiên, bên cạnh đó quan tâm trồng bổ sung làm giầu nguồn gen các loài thuộc chi Lan kim tuyến (Anoectochilus Blume) tại các khu vực phân bố tự nhiên của chúng.

3.6.2.4. Đẩy mạnh thực hiện bảo tồn chuyển chỗ (ex - situ)

Bảo tồn chuyển chỗ (ex - situ) thông qua khai thác phát triển nguồn gen trồng các loài thuộc chi Lan kim tuyến (Anoectochilus Blume). Đây là một trong những giải pháp bảo tồn hiệu quả và bền vững nhất: Vừa góp phần cung cấp nguyên liệu dược vừa giảm áp lực khai thác ngoài tự nhiên, đồng thời giúp bảo tồn chuyển chỗ

(ex - situ) nguồn gen quý hiếm này.

3.6.2.5. Bảo tồn lưu giữ nguồn gen trong phòng thí nghiệm

Bằng việc lưu trữ duy trì bình chồi nhằm cung cấp nguyên liệu sản xuất giống in vitro cung cấp cho phát triển vùng nuôi trồng và bảo tồn nguồn gen an toàn, hiệu quả, nhất là trong bối cảnh biến đối khí hậu ngày càng phức tạp, cụ thể: Tiếp tục duy trì lưu giữ tại Viện Nông nghiệp Thanh Hoá và Viện Công nghệ sinh học – Trường Đại học Lâm nghiệp (hiện nay đang thực hiện lưu giữ).

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kế ậ

- Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận phân bố tự nhiên của 5 loài thuộc chi Lan kim tuyến (Anoectochilus Blume) tại tỉnh Thanh Hóa, gồm: Kim tuyến đá vôi

(Anoectochilus calcareus Aver), Giải thùy Elwes (Anoectochilus elwesii

(C.B.Clarke ex Hook.f.) King & Pantl), Kim tuyến tơ (Anoectochilus

setaceus Blume), Kim tuyến trung bộ (Anoectochilus annamensis Aver) và Lan gấm

(Anoectochilus formosanus Hayata).

- Bổ sung loài Lan gấm (Anoectochilus formosanus Hayata) cho hệ thực vật Việt Nam.

- Phân tích đặc điểm di duyền và đăng ký 02 Mã vạch trên GenBank (NCBI) của loài Lan gấm (A. formosanus) thu thập tại Thanh Hóa: 1) Đoạn trình tự gen

rbcL đã được đăng trên GenBank (NCBI) với mã số MW678628; 2) Đoạn gen ITS2 được nhân bản từ mẫu Lan gấm (A. formosanus), giải trình tự có kích thước 335 bp và đã được đăng trên GenBank (NCBI) với mã số MW663932.

- Nghiên cứu thành công kỹ thuật nhân giống in vitro Lan gấm (A.

formosanus) trên môi trường MS bổ sung 1,5 mg/l NAA, 20 g/l sucrose, 2 g/l than

hoạt tính và không cần phải bổ sung thêm một số chất hữu cơ, như nước dừa, dịch chiết khoai tây.

- Nghiên cứu và trồng thành công Lan gấm (A. formosanus) trong nhà lưới sau 12 tháng: tỷ lệ sống 83,3%, chiều cao bình quân 12,907 cm, đường kính bình quân 2,827 mm, khối lượng bình quân 3,07 gam/cây, tăng 4,95 lần; trồng dưới tán rừng gỗ - tre nứa tự nhiên sau 12 tháng: tỷ lệ sống 73,3%, chiều cao bình quân 10,3033 cm, đường kính bình quân 2,7933 mm, khối lượng bình quân 2,91g/cây, tăng 3,73 lần.

- Kết quả phân tích cây Lan gấm (A.formosanus) nuôi trồng có hàm lượng tổng flavonoid cao từ 0,877 - 1,825%, là cơ sở phát triển trồng cung cấp nguyên liệu dược gắn với bảo tồn ngoại vi (ex situ).

- Đề xuất 5 giải pháp nhằm bảo tồn có hiệu quả và bền vững nguồn gen Lan gấm (A.formosanus) cũng như với các loài thuộc chi Lan kim tuyến (Anoectochilus

Blume).

2. Kiế hị

- Cơ quan có thẩm quyền xem xét bổ sung các loài thuộc chi Lan kim tuyến

(Anoectochilus Blume) vào Dược điển Việt Nam là căn cứ pháp lý để phát triển

nguồn gen cây dược liệu.

- Bổ sung thông tin giá trị bảo tồn 5 loài thuộc chi Lan kim tuyến

(Anoectochilus Blume), cụ thể: Kim tuyến Trung bộ (Anoectochilus annamensis

Aver): Đề nghị xếp ở Nhóm IA, Nghị định 06/2019/NĐ-CP, mức EN cả Sách đỏ Việt Nam và Danh lục đỏ thế giới IUCN năm 2021. Kim tuyến đá vôi

(Anoectochilus calcareus Aver): Đề nghị Nhóm IA, Nghị định 06/2019/NĐ-CP,

mức EN trong Danh lục đỏ thế giới IUCN năm 2021. Giải thùy Elwes

(Anoectochilus elwesii (C.B.Clarke ex Hook.f.) King & Pantl): Đề nghị Nhóm IA, Nghị

định 06/2019/NĐ-CP, mức EN cả Sách đỏ Việt Nam và mức VU Danh lục đỏ thế giới IUCN năm 2021. Lan gấm (Anoectochilus formosanus Hayata): Đề nghị ở mức CR ở phạm vị Việt Nam và EN Danh lục đỏ thế giới IUCN năm 2021. Kim tuyến tơ

(Anoectochilus setaceus Blume): Đề nghị ở mức VU trong Danh lục đỏ thế giới

IUCN năm 2021.

- Cần tiếp tục tổ chức nghiên cứu vật hậu nhằm xây dựng hồ sơ nguồn gen chi Lan kim tuyến (Anoectochilus Blume) tại tỉnh Thanh Hóa nói riêng và cả nước nói chung một cách khoa học, trực quan và chính xác nhất.

- Luận án mới tập trung nghiên cứu bảo tồn ex situ đối với loài Lan gấm

(A.fomorsanus), các loài chưa được nghiên cứu cần tiếp tục quan tâm thực hiện

nhằm góp phần bảo tồn, phát triển nguồn gen quý hiếm, có giá trị kinh tế cao.

- Quan tâm nghiên cứu bảo tồn tại chỗ (in situ) đối với các loài thuộc chi Lan kim tuyến (Anoectochilus Blume) tại tỉnh Thanh Hoá nói riêng và cả nước nói chung.

- Dải nồng độ các chất điều hòa sinh trưởng được tổ hợp với nhau còn hẹp nên chưa đánh giá được một cách toàn diện nhất về sự ảnh hưởng của các chất điều hòa

sinh trưởng đến khả năng tái sinh chồi trong nhân giống In vitro Lan gấm

(A.fomorsanus).

- Phân tích sâu hơn các thành phần hoạt chất các loài thuộc chi Lan kim tuyến

(Anoectochilus Blume) làm cơ sở để phát triển nguồn gen cung cấp nguyên liệu

dược cho nhu cầu của con người, qua đó giảm áp lực khai thác cây mọc tự nhiên. - Luận án mới nghiên cứu ở mức điều tra xác định đến trạng thái rừng, chưa đi sâu nghiên cứu về thực vật rừng nơi Lan kim tuyến phân bố, như: cấu trúc rừng, độ tàn che, hàm lượng mùn, độ ẩm, cường độ chiếu sáng…cần tiến hành nghiên cứu tiếp theo để hiểu biết toàn diện hơn về đặc điểm sinh thái của các loài thuộc chi Lan kim tuyến.

DANH MỤC CÁC BÀI BÁO, CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ

1. N ễ T ọ Q ề , Bùi Văn Thắng, Hoàng Văn Sâm (2020), Đa dạng và

phân bố các loài thuộc chi Lan kim tuyến (Anoectochilus Blume) tại Thanh Hóa, Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, số 387, kỳ 2, tháng 6 năm 2020, trang 80-86.

2. N ễ T ọ Q ề , Nguyễn Thị Thơ, Khuất Thị Hải Ninh, Bùi Văn Thắng,

Hoàng Văn Sâm (2020), Nghiên cứu nhân giống in vitro loài Lan kim tuyến

Annoectochilus formosanus Hayata, Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, số 392, kỳ

2, tháng 6 năm 2020, trang 39-47.

3. N ễ T ọ Q ề , Lê Công Mạnh, Nguyễn Thị Thơ, Khuất Thị Hải Ninh,

Hoàng Văn Sâm, Bùi Văn Thắng (2021),Xác định một số trình tự DNA mã vạch phục vụ công tác phân loại và nhận dạng loài Lan kim tuyến (Annoectochilus

formosanus Hayata) ở Thanh Hóa, Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, số 407, kỳ 2,

tháng 4/2021, trang 46-53.

4. N ễ T ọ Q ề , Nguyễn Thị Huyền, Nguyễn Thị Hải Hà, Bùi Văn

Thắng, Hoàng Văn Sâm (2021),Đánh giá đa dạng di truyền một số loài Lan kim tuyến (Anoectochilus Blume) tại Thanh Hóa bằng chỉ thị RAPD. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm Nghiệp – Trường Đại học Lâm nghiệp, số 2 năm 2021, trang 35-41.

5. Nguyen Trong Quyen, Bui Van Thang, Mai Hai Chau, Hoang Van Sam (2022).

Anoectochilus formosanus Hayata (Orchidaceae) a new record for flora of

Vietnam, Bioscience Discovery 13 (1):01-04.

6. N ễ T ọ Q ề , Bùi Văn Thắng, Hoàng Văn Sâm (2021). Bảo tồn và phát triển một số loài lan Kim tuyến (Anoectochilus Blume) tại Thanh Hóa. Kỷ yếu Hội thảo: Giải pháp phát triển sinh kế bền vững tại vùng đệm một số khu bảo tồn, vườn quốc gia. 36 – 46.

TÀI LIỆU THAM KHẢO T ệ T ế V ệ

1. Averyanov LV và Anna L. Averyanova (2003), Trích yếu được cập nhật hóa về

các loài Lan của Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội,

2. Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu (2013), Báo cáo kết quả điều tra,

lập danh lục khu hệ động, thực vật rừng khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, Thanh Hoá.

3. Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông (2011), Báo cao kết quả điều tra đánh giá hiện trạng loài nghiến, kim tuyến đá vôi và lan hài tại khu bảo tồn

thiên nhiên Pù Luông,

4. Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông (2013), Báo cáo kết quả điều

tra, lập danh lục khu hệ động, thực vật rừng khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông,

Thanh Hoá.

5. Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên (2013), Báo cáo kết quả điều

tra, lập danh lục khu hệ động, thực vật rừng khu bảo tồn thiên nhiên xuân liên,

Thanh Hoá.

6. Nguyễn Tiến Bân (chủ biên) (2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội, Tập III.

7. Bộ KH&CN, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam (2007), Sách đỏ Việt Nam -

Phần II. Thực vật, NXB Khoa học và Kỹ thuật.

8. Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Quy phạm

thiết kế kinh doanh rừng (QPN 6-84), Quyết định số 682B/QLKT ngày

01/8/1984

9. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN

01-38:2010/BNNPTNT về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng.

10. Bộ Y tế, Dược điển Việt Nam, Xuất bản lần thứ 5, NXB Y học, 2018

11. Lê Đình Chắc, Nguyễn Thị Hiền (2017), “Phương pháp phân lập và đọc trình

tự gen ITS loài Lan kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) tại Thanh Hóa”,

12. Chính phủ, Nghị định số 06/2019/NĐ ngày 22/01/2019 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán

quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, Hà Nội.

13. Cao Văn Cường (2017), Nghiên cứu quản lý bảo tồn đa dạng thực vật tại khu

bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại

học Lâm nghiệp, Hà Nội.

14. Huỳnh Hữu Đức, Nguyễn Trường Giang, Dương Hoa Xô, Hà Thị Loan, Phan Đinh Yến, Trần Trọng Tuấn, Đỗ Đăng Giáp(2019), “Nghiên cứu sử dụng một số DNA barcode trong phân tích di truyền và nhận diện một số loài Lan kim

tuyến (Anoectochilus spp.)”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Số

chuyên đề: Công nghệ Sinh học 55 (1): tr. 14-23.

15. Đỗ Thị Gấm, Hà Việt Hải, Chu Hoàng Hà, Phạm Bích Ngọc(2017), “Khảo sát một số đặc điểm hóa học và tác dụng chống oxy hóa (antioxydant) của các hợp

chất Flavonoid chiết xuất từ một số loài Lan kim tuyến của Việt Nam”, Tạp chí

khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Khoa tự nhiên và Công nghệ, Tập 33, tr 104-113.

16. Đỗ Thị Gấm, Hoàng Đăng Hiếu, Phạm Bích Ngọc, Chu Hoàng Hà (2017),

Phân tích quan hệ di truyền của một số loài lan tại Việt Nam, Hội nghị khoa

học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên thực vật lần 7”, NXB Khoa học tự

nhiên và công nghệ, tr. 133-139.

17. Đỗ Đăng Giáp (2015), “Xây dựng quy trình sản xuất sinh khối cây Lan kim

tuyến (Anoectochilus formosanus Hayata) có hoạt tính sinh học bằng kỹ thuật

nuôi cấy mô trên môi trường lỏng”, Tin khoa học - công nghệ tổng hợp, Trang

tin điện tử, Viện Hàn lâm KH và CN Việt Nam, Hà Nội.

18. Nguyễn Thị Lệ Hà, Phạm Thị Mận, Cao Minh Thủy Nguyên, Phạm Thụy Nhật Truyền, Nguyễn Xuân Cường, Nguyễn Văn Thiết (2017), “Nghiên cứu ký thuật

vi nhân giống Lan kim tuyến (Anoectochilus sp)”, Tạp chí khoa học Lâm

nghiệp, chuyên san 2017, tr 8-15.

19. Phạm Hoàng Hộ (chủ biên) (2000), Cây cỏ Việt Nam, NXB Trẻ Tp. Hồ Chí Minh, Quyển III (Tái bản).

20. Hà Văn Huân, Hoàng Minh Trang, Bùi Thị Mai Hương (2020) “Nghiên cứu xác định đoạn DNA barcode cho loài Hoàng đàn (Cupressus tonkinensis) phục vụ

giám định loài”. Tạp chí khoa học và công nghệ lâm nghiệp số 1: 3-10.

21. Vũ Đình Huề (1984), Phân loại các kiểu rừng phục vụ sản xuất lâm nghiệp, Tạp chí Lâm nghiệp (07), tr 11 - 17

22. Phan Xuân Huyên, Vũ Thị Hà (2015), “Nghiên cứu sự tái sinh chồi và sinh

trưởng cây lan gấm (A.formosanus) ở điều kiện In vitro và Exvitro”, Báo cáo

tóm tắt “Hội nghị khoa học kỷ niệm 40 năm (1975-2015) thành lập Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

23. Phan Xuân Huyên, Nguyễn Văn Kết, Phan Hoàng Đại, Nguyễn Thị Cúc(2016),

Nghiên cứu nhân giống In Vitro và nuôi trồng cây Lan kim tuyến

(Anoectochilus Lylei Rolfe Ex Downies) ở điều kiện Ex situ”, Tạp chí Khoa học

Đại học Đà Lạt , tập 6, số 4, tr 481-492.

24. Phan Xuân Huyên, Nguyễn Thị Phượng Hoàng (2017), “Nghiên cứu tái sinh chồi in vitro và nuôi trồng cây lan gấm (Anoectochilus formosanus Hayata)”, Tạp chí Công nghệ Sinh học15(3): 515-524, 2017.

25. Phan Xuân Huyên, Trần Thị Hoài Anh, Nguyễn Thị Phượng Hoàng, Nguyễn Thị Thanh Hằng, Đinh Văn Khiêm, Hoàng Văn Cương (2018), “Nhân giống In vitro và ảnh hưởng của phân bón lá đến sự sinh trưởng cây lan gấm tại lâm đồng|”, Tạp chí dược liệu, tập 23, số 1/2018, tr 52-59

26. Đào Công Khanh (1996), Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc của rừng lá rộng thường xanh ở Hương Sơn - Hà Tĩnh làm cơ sở đề xuất các biện pháp lâm

sinh phục vụ khai thác và nuôi dưỡng rừng, Luận án Phó Tiến sỹ khoa học

Nông nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

27. Đỗ Tất Lợi (chủ biên) (2004). Những cấy thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nxb. Y học. Hà Nội.

28. Phan Xuân Bình Minh (2019), Nghiên cứu một số cơ sở khoa học nhằm bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững một số loài trong chi Kim tuyến

(Anoectochilus Blume) ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ sinh học, Viện sinh thái và

29. Phan Xuân Bình Minh, Phạm Hương Sơn, Trần Minh Hợi, Nguyễn Thị Vân (2015) “Nghiên cứu nhân giống nhằm bảo tồn và phát triển Lan sứa

(Anoectochilus lylei Rolfe ex Downie)”, Hội nghị khoa học toàn quốc về sinh

thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 6, 2015 tr 695-699

30. Phan Xuân Bình Minh, P.H.Sơn, Tr.M.Hợi (2017), “Hiệu quả của môi trường lỏng trong vi nhân giống loài Kim tuyến Trung Bộ (Anoectochilus annamensis

Aver)”, Kỷ yếu Hội nghị Khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật

lần thứ 7, 2017.

31. Phùng Văn Phê, Nguyễn Thị Hồng Gấm, Nguyễn Trung Thành(2010), “Nghiên cứu kỹ thuật nhân nhanh chồi In-vitro loài Lan kim tuyến Anoectochilus

roxburghii (Wall.) Lindl”, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa

học tự nhiên và công nghệ, số 26, tr 248-253.

32. Phùng Văn Phê, Nguyễn Trung Thành, Vương Duy Hưng (2010), “Nghiên cứu

đặc điểm hình thái, phân bố của loài Anoectochilus setaceus Blume ở Vườn quốc

gia Tam Đảo (Vĩnh Phúc)”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và

Công nghệ, số 26 (2010), tr 104-109.

33. Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa (2010), “Đề tài xây dựng Bộ công cụ phần mềm hỗ trợ biên tập bản đồ, số hoá dữ liệu đo từ hệ thống định vị toàn

cầu (GPS) lên hệ thống thông tin địa lý (GIS)”, Đơn vị chủ trì: Chi cục Kiểm

lâm tỉnh Thanh Hóa, Chủ nhiệm đề tài: Ks. Nguyễn Trọng Quyền, thời gian hoàn thành nghiệm thu tháng 7/2010.

34. Nguyễn Quang Thạch và Phí Thị Cẩm Miện (2012), “Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống loài Lan kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) In vitro bảo tồn

nguồn dược liệu quý”, Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 10, số 4, tr 597-603.

35. Nguyễn Đức Thắng, Vũ Quang Nam (2015), “Các loài Lan quý hiếm tại KBTTN

Xuân Liên, Thanh Hóa”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp số 3-2015.

36. Đậu Bá Thìn, Phạm Hồng Ban, Nguyễn Nghĩa Thìn (2013) “Tính đa dạng hệ

thực vật bậc cao có mạch ở Khu BTTN Pù Luông, Thanh Hóa”, Tạp chí Sinh

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học bảo tồn nguồn gen các loài thuộc chi lan kim tuyến (anoectochilus blume) tại thanh hoá (Trang 134 - 193)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)