Nghiên cứu trồng Lan gấm trong nhà lưới

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học bảo tồn nguồn gen các loài thuộc chi lan kim tuyến (anoectochilus blume) tại thanh hoá (Trang 116 - 126)

3.5.1.1. Ảnh hưởng của giá thể lên sinh trưởng của Lan gấm trồng trong nhà lưới

Cây giống Lan gấm (A. formosanus) đạt tiêu chuẩn xuất vườn (cao khoảng 4- 5cm, thân lá cứng cáp, có rễ hoàn chỉnh), được đem trồng trong nhà lưới mái che lợp bằng nilong trắng, xung quanh vây lưới chắn côn trùng; nghiên cứu trồng trên 5 loại giá thể đã được xử lý mầm bệnh bằng cách phun thuốc sát khuẩn Physan (12ml với 18l nước), gồm: 1) Cát vàng, 2) Xơ dừa, 3) Rêu khô, 4) Dương xỉ (thân, rễ băm nhỏ), 5) Giá thể hỗn hợp (gồm 1/3 sơ dừa ủ hoai, 1/3 đất mùn và 1/3 phân chuồng ủ hoai. Lan gấm (A. formosanus) được trồng trong khay có kích thước 30cm x 40cm, rải một lớp giá thể dày 5cm; bố trí thí nghiệm trồng 30 cây với 3 lần nhắc lại, các ô nhắc được bố trí cùng thời điểm trồng vào vụ Đông (trồng ngày 01/11/2018) và cùng điều kiện chăm sóc: Tưới phun sương giữ ẩm 2 - 3 lần/ngày tùy điều kiện thời tiết; định kỳ 01 tháng/lần phun thuốc sát khuẩn Physan 20SL

(liều lượng 12ml/18l nước) để phòng bệnh; định kỳ 01 tuần/lần phun phân sinh học (VINASUBOR chứa các Peptide sinh học thế hệ mới và các acid Amino, dinh dưỡng hữu cơ chiết xuất từ cá biển, tảo biển, vi lượng dạng Chelate hữu cơ). Kết quả theo dõi ảnh hưởng của loại giá thể lên sự sinh trưởng của cây mô Lan gấm (A.

formosanus) sau 12 tuần trồng trong nhà lưới được tổng hợp tại bảng 3.17, hình

3.22 và phụ lục 09.

B 3.16 Ả h hưở của oạ á hể sự s h ưở của cây mô Lan ấm sa 12 ầ ồ o h ướ

CTTN Tỷ ệ số

(%) Ch ề cao (cm) Đườ kí h hâ

(mm) Rêu khô 93,3 5,3042±0,2390a 1,8031±0,0087a Xơ dừa 90 5,1028±0,1375ab 1,7558±0,0384ab Hỗn hợp 76,7 4,8628±0,2203ab 1,7168±0,0266bc Dương xỉ 56,7 4,7246±0,2261b 1,6844±0,0031bc Cát vàng 66,7 4,3016±0,0159b 1,6049±0,0366c Sig. 0,041 0,031 0,004

Ghi chú: Các chữ cái a,b,c... trong cùng một cột thể hiện sự khác biệt với mức ý nghĩa α = 0,05 trong phép thử Duncan.

Kết quả tại bảng 3.17, với mức ý nghĩa Sig 0,05 cho thấy sinh trưởng của cây mô Lan gấm (A. fomorsanus) sau 12 tuần trồng trong nhà lưới có sự khác nhau rõ rệt giữa các loại giá thể. Kiểm tra tiêu chuẩn Duncan cho thấy, Rêu khô là thích hợp nhất với tỷ lệ sống cao nhất 93,3 %, các chỉ tiêu sinh trưởng đều cao hơn các giá thể khác: sinh trưởng chiều cao 5,3042 cm, sinh trưởng đường kính thân 1,8031 mm. Tiếp đến là Xơ dừa với tỷ lệ sống cao 90 %, sinh trưởng chiều cao 5,1028 cm, sinh trưởng đường kính thân 1,7558 mm, các giá thể còn lại tỷ lệ sống ở mức thấp không phù hợp để trồng Lan gấm (A. formosanus). Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Phan Xuân Huyên và cs (2017)[24] khi nghiên cứu trồng Lan gấm (A. formosanus): giá thể vụn xơ dừa thích hợp chuyển cây in vitro ra ngoài vườn ươm hơn giá thể 50% vụn xơ dừa phối trộn 50% đất mùn và giá thể dớn mút trồng cây tốt hơn giá thể vụn xơ dừa.

Như vậy, trên cơ sở này, một số nội dung nghiên cứu tiếp theo của luận án sẽ lựa chọn loại giá thể Rêu khô cho các thí nghiệm.

Hình 3.22: La ấm (A.formosanus) ồ các á hể

a-Cát vàng, b-Xơ dừa, c-Rêu khô, d- Dương xỉ, e- Hỗn hợp 3.5.1.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của Lan gấm (A.formosanus)

Cây giống Lan gấm (A.formosanus) nuôi cấy mô đạt tiêu chuẩn: cao khoảng 4-5cm, thân lá cứng cáp, có rễ hoàn chỉnh, sau khi huấn luyện 1 tuần trong điều kiện ánh sáng tán xạ được đem trồng trong nhà lưới với 3 công thức mật độ khác nhau (5 x 5 cm, 10 x 10 cm, 15 x 15 cm), bố trí thí nghiệm trồng 30 cây với 3 lần nhắc lại, các ô nhắc được bố trí cùng thời điểm trồng vào vụ Đông (trồng ngày 01/11/2018) và cùng điều kiện chăm sóc. Thời gian nghiên cứu 12 tuần thu được kết quả tại bảng 3.18 và phụ lục 10.

B 3.17 Ả h hưở mậ độ đế s h ưở của La ấm CTTN Tỷ ệ số

(%)

Tă ưở ch ề cao

(cm) Đườ kí h hâ (mm)

MĐ (5x5cm) 90,0 5,2610±0,2170 1,9616±0,0368

MĐ (10x10cm) 83,3 5,0459±0,2834 1,8408±0,0353 MĐ (15x15cm) 86,7 4,8836±0,1814 1,8175±0,0797

Sig 0,5458 0,2152

Ghi chú: Các chữ cái a,b,c... trong cùng một cột thể hiện sự khác biệt với mức ý nghĩa α = 0,05 trong phép thử Duncan.

a b c

Kết quả bảng 3.18 cho thấy, mức ý nghĩa Sig thì các chỉ tiêu sinh trưởng của Lan gấm (A.formosanus) sau 12 tuần trồng trong nhà lưới không có sự khác nhau rõ ràng giữa các công thức mật độ. Mật độ 5 x 5cm có tăng trưởng chiều cao lớn nhất 5,2610 cm (chiều cao bình quân 7,265 cm), đường kính thân 1,9616 mm; thấp nhất ở mật độ 15x15cm, với tăng trưởng chiều cao bình quân 4,8836cm (chiều cao bình quân 6,87 cm), đường kính thân 1,8175 mm. Có thể nói đây là công trình đầu tiên nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ lên sinh trưởng phát triển của Lan gấm

(A.formosanus).

Sau 12 tuần nghiên cứu trồng Lan gấm (A. formosanus) trong nhà lưới ở 3

mật độ, cho thấy mật độ 5cm x 5 cm cây mô Lan gấm (A.formosanus) sinh trưởng tốt nhất trong các công thức nghiên cứu. Trên cơ sở này, lựa chọn mật độ 5cm x 5 cm để tiến hành nghiên cứu trồng thử nghiệm Lan gấm (A. formosanus) trong nhà lưới.

3.5.1.3. Ảnh hưởng của một số loại phân bón qua lá đến khả năng sinh trưởng và phát triển của Lan gấm (A. formosanus)

Nghiên cứu thí nghiệm sử dụng 4 loại phân bón khác nhau; bố trí thí nghiệm mật độ 5 cm x 5 cm, giá thể Rêu khô, trồng 30 cây với 3 lần nhắc lại, các ô nhắc được bố trí cùng thời điểm trồng vào vụ Xuân (ngày 01/3/2019) và cùng điều kiện chăm sóc. Kết quả nghiên cứu sau 12 tuần thu được bảng 3.19 và phụ lục 11.

B 3.18 Ả h hưở của phâ bó đế s h ưở của La ấm

CTTN Tỷ ệ số (%) Tă ưở ch ề cao (cm) Đườ kí h hâ (mm) Phân VINASUBOR 96,7 5,9207±0,0366a 1,9500±0,0111a Phân Grow More

(NPK30-10-10) 83,3 5,2763±0,0722 b 1,8997±0,0415a Phân HVP (NPK30-10- 10) 80,0 5,2677±0,2596 b 1,8363±0,0326ab Phân N-P-K 80,0 5,2497±0,1083b 1,7680±0,0531b Đối chứng 76,7 4,6120±0,2784c 1,7653±0,0369b Sig 0.007 0.022

Ghi chú: Các chữ cái a,b,c... trong cùng một cột thể hiện sự khác biệt với mức ý nghĩa α = 0,05 trong phép thử Duncan.

Kết quả bảng 3.19 cho thấy, mức ý nghĩa Sig 0,05 các chỉ tiêu sinh trưởng của Lan gấm (A. fomorsanus) sau 12 tuần sử dụng phân bón có sự khác nhau rõ rệt giữa các loại phân bón. Kiểm tra tiêu chuẩn Duncan cho thấy việc bón phân sinh học hữu cơ Vinasubor là tốt nhất trong các công thức thí nghiệm đến sinh trưởng của Lan gấm (A. fomorsanus) sau 12 tuần nuôi trồng, với tỷ lệ sống 96,7%, tăng trưởng chiều cao bình quân 5,9207 cm (chiều cao bình quân 7,91 cm), đường kính thân bình quân 1,95 mm. Kết quả nghiên cứu này đối với phân Vinasubor có nguồn gốc hữu cơ là phù hợp với kết quả nghiên cứu của Phan Xuân Huyên và cs (2018)[25] khi nuôi trồng Lan gấm (A. fomorsanus) phun phân hữu cơ sinh học JIA6 (2ml/l) theo định kỳ mỗi tuần một lần là phù hợp đến sinh trưởng của Lan gấm,… từ các nghiên cứu trên cho thấy Lan gấm (A. fomorsanus) thích hợp với bón phân hữu cơ sinh học.

3.5.1.4. Ảnh hưởng của thời vụ lên sinh trưởng của Lan gấm (A.formosanus) trồng trong nhà lưới

Cây giống Lan gấm (A. formosanus) nuôi cấy mô đạt tiêu chuẩn (Cây cao khoảng 5-6 cm, thân lá cứng cáp, có từ 3 lá trở lên, có rễ mọc ra từ mấu mắt của gốc thân, khỏe mạnh, sạch bệnh), sau khi huấn luyện 1 tuần trong điều kiện ánh sáng tán xạ được đem trồng trong nhà lưới tại 4 thời vụ: Mùa Xuân (trồng ngày 01/3/2019), mùa Hạ (trồng ngày 01/6/2019), mùa Thu (trồng ngày 01/9/2018) và mùa Đông (trồng ngày 01/12/2018). Chăm sóc và theo dõi trong 12 tuần. Kết quả thu được tại bảng 3.20 và phụ lục 12.

B 3.19 Ả h hưở của hờ vụ đế s h ưở của câ mô La ấm sa 12 ầ ồ o h ướ Thờ vụ Tỷ ệ số (%) Tă ưở ch ề cao (cm) Đườ kí h hâ (mm) Xuân 90,0 5,7320±0,2007a 1,8826±0,0301a Hạ 73,3 5,1903±0,0381a 1,9069±0,0084a Thu 90,0 5,2194±0,0326ab 1,8056±0,0036b Đông 80,0 5,4392±0,0295b 1,7667±0,0088b Sig. 0,217 0,021 0,001

Ghi chú: Các chữ cái a,b,c... trong cùng một cột thể hiện sự khác biệt với mức ý nghĩa α = 0,05 trong phép thử Duncan

Kết quả tại bảng 3.20 cho thấy, trồng vào mùa xuân và mùa thu tỷ lệ cây sống cao nhất 90%, tiếp đến là mùa đông 80,0%, thấp nhất vào mùa hạ 73,3%. Điều này cho thấy phù hợp chung với vụ mùa sinh trưởng của thực vật tại Thanh Hóa là vụ xuân và vụ thu. Kết quả nghiên cứu phù hợp với nghiên cứu của Phan Xuân Bình Minh (2019) [28]: Tháng 3 ở miền Bắc là thời điểm trồng tốt nhất đối với loài A.setaseus.

Sau 12 tuần, tăng trưởng chiều cao trồng vào mùa Xuân là cao nhất đạt 5,7320cm (chiều cao bình quân 7,73 cm), tiếp đến là mùa Đông tăng trưởng chiều cao 5,4392 cm (chiều cao bình quân 7,43 cm), mùa Thu tăng trưởng chiều cao 5,2194 cm (chiều cao bình quân 7,21 cm), thấp nhất vào mùa Hạ tăng trưởng chiều cao 5,1903 cm (chiều cao bình quân 7,19 cm). Đường kính vào mùa Hạ lớn nhất đạt 1,9069 mm, thấp nhất vào mùa Đông 1,7667 mm.

Sau 12 tuần nghiên cứu ở 4 mùa vụ cho thấy ở khu vực núi cao hoặc nơi có tiểu khí hậu mát có thể trồng Lan gấm (A. formosanus) quanh năm, tuy nhiên tốt nhất là trồng vào vụ Xuân.

3.5.1.5. Kết quả trồng thực nghiệm Lan gấm (A. formosanus) trong nhà lưới

Cây giống Lan gấm (A. formosanus) nuôi cấy mô đạt tiêu chuẩn (Cây cao khoảng 5-6 cm, thân lá cứng cáp, có từ 3 lá trở lên, có rễ mọc ra từ mấu mắt của gốc thân, khỏe mạnh, sạch bệnh), sau khi huấn luyện 1 tuần trong điều kiện ánh sáng tán xạ được đem trồng trong nhà lưới mái che lợp bằng nilong trắng, xung quanh vây lưới chắn côn trùng, trồng trên giá thể rêu khô đã được xử lý mầm bệnh (bằng cách phun thuốc sát khuẩn Physan 20SL, liều lượng 12ml/18l nước). Giá thể được rải một lớp dày 5cm trong các khay nhựa có kích thước 30cm x 40cm; bố trí trồng 30 cây với 3 lần nhắc lại, khoảng cách trồng 5 x 5 cm, tiến hành trồng cây vào mùa Xuân (trồng ngày 01/11/2019), điều kiện chăm sóc (tưới phun sương giữ ẩm 2 - 3 lần/ngày tùy điều kiện thời tiết; định kỳ 01 tháng/lần phun thuốc sát khuẩn Physan 20SL (liều lượng 12ml/18l nước) để phòng bệnh; định kỳ 01 tuần/lần phun phân sinh học VINASUBOR (chứa các Peptide sinh học thế hệ mới và các Amino acid, dinh dưỡng hữu cơ chiết xuất từ cá biển, tảo biển, vi lượng dạng Chelate hữu cơ), theo dõi sinh trưởng trong vòng 12 tháng, kết quả thể hiện trong bảng 3.21, hình

B 3.20 S h ưở của câ mô La ấm sa 12 há ồ o h ướ Tháng Tỷ ệ số (%) Tă ưở ch ề cao (cm) Đườ g kính thân (mm) Khố ượ ươ bì h q â (gam/cây) Tháng thứ 1 93,3 4,320±0,2627a 1,680±0,0603a cây giống 0,78 g Tháng thứ 2 90,0 4,980±0,2879ab 1,743±0,0517ab Tháng thứ 3 87,7 5,467±0,2973b 1,830±0,0503ab Tháng thứ 4 87,7 5,693±0,3002bc 1,890±0,0651bc Tháng thứ 5 86,7 6,360±0,2551cd 1,990±0,0603cd Tháng thứ 6 86,7 6,743±0,1622de 2,083±0,0467de Tháng thứ 7 86,7 7,067±0,2381de 2,173±0,0371ef Tháng thứ 8 83,3 7,490±0,2082e 2,243±0,0722fg Tháng thứ 9 83,3 8,393±0,2019f 2,373±0,0384g Tháng thứ 10 83,3 9,160±0,2212g 2,540±0,0458h Tháng thứ 11 83,3 11,023±0,2660h 2,683±0,0384i Tháng thứ 12 83,3 12,907±0,3154i 2,827±0,0376k 3,07 g/cây

Sig. 0,999 3,07E-17 4,80E-14

Ghi chú: Các chữ cái a,b,c... trong cùng một cột thể hiện sự khác biệt với mức ý nghĩa α =

0,05 trong phép thử Duncan.

Kết quả tại bảng 3.21 cho thấy, sau 12 tháng trồng Lan gấm (A. formosanus)

tập trung trong nhà lưới trên giá thể rêu khô, tỷ lệ sống đạt 83,3%. Tăng trưởng chiều cao bình quân 12,907 cm (chiều cao bình quân 14,81 cm), đường kính đạt 2,827 mm. Cây giống Lan gấm (A. formosanus) trồng trong nhà lưới có khối lượng bình quân 0,78 gam/cây, sau 12 tháng trung bình đạt 3,07 gam/cây, tăng 2,29 g/cây (393%). Kết quả nghiên cứu này tương đồng với kết quả của Phan Xuân Huyên và cs (2015) [22] trên giá thể 80% vụn sơ dừa phối hợp 20% tro trấu, mỗi tuần phun phân Nitrophoska® Foliar (2g/l) và phân hữu cơ sinh học JIA6 (2ml/l) qua lá một lần, cây 6 tháng đạt chiều cao 15cm, khối lượng tươi 2,70 g/cây; một nghiên cứu

khác của Phan Xuân Huyên và cs (2017) [24] cây 10 tháng tuổi trên giá thể dớn mút chiều cao cây 12,50 cm, khối lượng tươi 1,94 g/cây; Nguyễn Văn Kết (2003) [69] nuôi trồng loài A. formosanus trên giá thể than bùn xơ dừa sau 5 tháng chiều cao từ 8,5-10,1cm, khối lượng tươi 2,0-2,7g/cây; Chang và cs (2007)[52] nuôi trồng loài

A. formosanus trên giá thể lên men vỏ cây cùng phân trộn và trồng theo phương

pháp mới là đặt trong túi ni lông, sau 4 tháng cao 8,1cm, khối lượng 1,8 g/cây, trong khi trồng theo phương pháp thông thường (không đặt trong túi ni lông) chiều cao chỉ đạt 6,3cm, khối lượng tươi 1,6g/cây.

Về hình thái, cây sau 12 tháng trồng mầu sắc có khác biệt với cây giống đem trồng là mặt dưới lá và thân có mầu đỏ tía hơi đậm, mặt trên lá xanh thẩm, gân lá mầu bạc. Cây trồng sau 12 tháng chưa ghi nhận sự ra hoa (tương đồng với nghiên cứu của Phan Xuân Huyên và cs (2018)[25] tất cả cây Lan gấm (A.formosanus) nuôi cấy mô đều ra hoa sau 18 tháng nuôi trồng).

Hình 3.23 La ấm ồ o h ướ

(a: cây giống;b,c, d: cây 12 tháng tuổi)

3.5.1.6. Tình hình sâu bệnh hại cây Lan gấm (A.formosanus) trồng trong nhà lưới

Kết quả theo dõi tình hình sâu bệnh hại cây Lan gấm (A.formosanus), đã ghi nhận sự xuất hiện của một số loài gây hại, gồm: Sên, Châu chấu ăn lá và cắn thân cây; Bọ trĩ gây hại (Bọ trĩ có kích thước rất nhỏ, dài từ 1- 1,5mm, đuôi nhọn màu nâu hoặc đen, cánh dạng sợi và xung quanh có nhiều lông tơ, chúng thường ở mặt dưới của lá, chích hút nhựa cây).

B 3.21 Th h phầ sâ , cô ù â hạ La ấm (A.formosanus)

Th h phầ K h ệ D ễ

Bọ trĩ - Rất ít ( 5% số lần bắt gặp)

Ốc sên ăn lá + Ít (6-20% số lần bắt gặp) Châu chấu cắn lá + Ít (6-20% số lần bắt gặp)

Giải pháp phòng trừ: Trước mắt nghiên cứu mới thực hiện bắt giết thủ công

đối với Sên và Châu chấu; đối với Bọ trĩ sử dụng dung dịch tự chế từ ngâm Tỏi, Ớt, rượu trắng phun trừ, sau 7 ngày diệt hết Bọ trĩ.

Hình 3.24 Sâ hạ La ấm: a- Bọ trĩ, b- Sên, c- Châu chấu

Tình hình bệnh hại: Khi thời tiết nóng ẩm cao xuất hiện bệnh thối nhũn (làm

cây bị thối nhũn và đứt ngang thân); thời điểm mưa nhiều, độ ẩm cao, không khí lạnh xuất hiện bệnh thán thư trên lá.

Kết quả theo dõi tình hình sâu bệnh hại Lan gấm (A.formosanus) nêu trên cũng cơ bản tương đồng với kết quả nghiên cứu của Phan Xuân Bình Minh (2019)[28] trên loài Kim tuyến tơ (A. setaceus) khi trồng tại Hoà Bình từ tháng 3 năm 2014 đến tháng 2 năm 2015 ghi nhận 4 loài sâu bệnh hại chủ yếu là nhện đỏ son, ốc sên, sên trần và thối mềm do vi khuẩn.

B 3.22 Th h phầ bệ h hạ La ấm (A.formosanus)

Th h phầ K h ệ D ễ

Thán thư trên lá + 10% cây bị bệnh không phổ biến Thối nhũn ngang thân + 10% cây bị bệnh không phổ biến

Giải pháp phòng trừ: Do hạn chế thời gian do vậy chưa đi sâu nghiên cứ giải pháp phòng trừ cụ thể đối với từng loại bệnh hại Lan gấm (A. fomorsanus). Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng thuốc POLYOXIN XL 10WP phun theo liều lượng ghi trên bao bì, định kỳ 01 tuần/lần để phòng, trừ.

Hình 3.25 Bệ h hạ La ấm

(a-Thán thư, b - Thối nhũn)

Cây Lan gấm (A.formosanus) nuôi trồng trong nhà lưới thường xuyên bị động vật hoang dã cắn phá cây.

B 3.23 Th h phầ độ vậ hoa dã â hạ La ấm (A.formosanus)

Th h phầ K h ệ D ễ

Chuột +++ Phổ biến 25– 50% số lần bắt gặp)

Sóc + Ít (6-20% số lần bắt gặp)

Giải pháp phòng trừ trước mắt của đề tài áp dụng là dùng nilong vây xung quanh ngăn chuột và dùng bẫy bắt đối với sóc. Về lâu dài cần nghiên cứu phòng trừ hiệu quả hơn đối với động vật gây hại Lan gấm (A formosanus)

Hình 3.26 Bẫ bắ sóc â hạ La ấm

3.5.1.7. Phân tích định lượng tổng flavonoid Lan gấm nuôi trồng trong nhà lưới B 3.24 Kế q đị h ượ ổ f avo o d mẫ La 12 há ổ ô ồ o h ướ Mẫu KL dược liệu (g)* KL cao tổng (mg) Abs H m ượng (%) TB KTNT 2,253 198,9 0,552 1,769 0,567 1,825 0,561 1,803 1,798 ± 1,295

Kết quả phân tích tại bảng 3.25 cho thấy mẫu Lan gấm (A. formosanus) 12 tháng tuổi trồng trong nhà lưới (KTNT) có hàm lượng tổng flavonoid (1,798%), cao hơn một số loài Lan kim tuyến mọc tự nhiên theo kết quả nghiên cứu của Đỗ Thị Gấm và cộng sự (2017) [16], cụ thể: Loài A. roxbughii Wall (1,345%), A. lylei

Rolfe ex Downiex (1,044%) và A.annamensis Aver (0,903%) và cao hơn kết quả nghiên cứu của tác giả Nada Mohammed Reda Refish và cộng sự (2016) [78] đối

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học bảo tồn nguồn gen các loài thuộc chi lan kim tuyến (anoectochilus blume) tại thanh hoá (Trang 116 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)