Đánh giá công tác quản lý rủi ro các dự án hợp đồng dầu khí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý các dự án đầu tư hợp ĐỒNG dầu KHÍ mới của LIÊN DOANH VIỆT NGA VIETSOVPETRO (Trang 76 - 79)

2.5.2.1 Kết quả đạt được

Cơ bản đã xây dựng được hệ thống các báo cáo quản lý rủi ro cho các DA hợp đồng chia sản phẩm dầu khí (trong các báo cáo chuyên ngành, báo cáo tiền khả thi của Dự án, OPD, FDP, báo cáo Rủi ro định lượng QRA của Dự án…) dựa trên các quy trình, quy định hỗ trợ các đơn vị quản lý, giám sát của Vietsovpetro về các khía cạnh quản lý rủi ro các bước: lập kế hoạch quản lý rủi ro, phân tích được rủi ro tiềm ẩn và lập kế hoạch ứng phó rủi ro.

Có các Phòng/ Ban/ Đơn vị chức năng của Vietsovpetro (về nghiên cứu và phát triển, về địa chất, thăm dò, thiết kế & công nghệ khai thác, xây dựng và vận hành mỏ, về kinh tế và quản lý, về kế toán, thương mại…) hỗ trợ Ban QLHĐDK nhận diện, đánh giá, kiểm soát và triển khai ứng phó các rủi ro tiềm tàng của các dự án hợp đồng dầu khí.

2.5.2.2 Hạn chế

Hiện tại công tác quản lý rủi ro các dự án hợp đồng dầu khí của Vietsovpetro đang được tổ chức theo hình thức phân tán, chủ yếu do các nhóm QLDA – Ban QLHĐDK tự thực hiện. Đối chiếu với các chuẩn mực quản lý rủi ro đang được áp

dụng rộng rãi, mức độ hoàn thiện quản lý rủi ro của các DA hợp đồng chia sản phẩm dầu khí còn những tồn tại sau:

- Quản lý: Hiệu quả quản lý, kiểm soát và ứng phó với các rủi ro của Ban QLHĐDK nói riêng và Vietsovpetro nói chung đối với các dự án hợp đồng dầu khí còn ở chừng mực nhất định do chức năng, nhiệm vụ và sự phối hợp trong quản lý rủi ro giữa Ban QLHĐDK và các Phòng/ Ban/ Đơn vị chức năng của Vietsovpetro chưa được quy định đầy đủ và rõ ràng.

- Quy trình: Chưa có công cụ quản lý rủi ro và quy trình chuẩn hóa để quản lý rủi ro cho các dự án hợp đồng dầu khí. Mỗi đơn vị tự xây dựng quy trình để quản lý hoạt động trong phạm vi quản lý của mình mà chưa có sự phối hợp dẫn đến việc quản lý chồng chéo, trùng lắp hoặc thiếu. Chưa có danh mục rủi ro, đánh giá và xếp loại ưu tiên xử lý rủi ro, các rủi ro có thể xảy ra ảnh hưởng tới dự án. Tại mỗi đơn vị, việc thực hiện quản lý rủi ro chủ yếu phụ thuộc vào kinh nghiệm của cá nhân. Nhận thức về rủi ro chủ yếu chỉ tập trung các rủi ro quen thuộc như: về an toàn, tuân thủ, tài chính và một số rủi ro khác tùy thuộc đặc thù của lĩnh vực hoạt động (ví dụ: đối với dự án dầu khí có rủi ro về địa chất, rủi ro trữ lượng…).

- Con người: Chưa có nhân sự phụ trách về quản lý rủi ro tại Ban QLHĐDK, hiểu biết về rủi ro của từng cá nhân/ bộ phận/ đơn vị/ phòng/ ban của Vietsovpetro còn hạn chế và có sự chênh lệch, chủ yếu dự vào năng lực và kinh nghiệm… dẫn đến hiệu quả quản lý rủi ro chưa thật sự chất lượng.

- Dữ liệu và báo cáo: Một số dự án hợp đồng dầu khí đầu tiên như dự án hợp đồng dầu khí Lô 04-3 và 09-3/12 chưa xây dựng hệ thống báo cáo quản lý rủi ro. Đối với dự án hợp đồng dầu khí Lô 09-2/09, hiện nhóm QLDA chưa có báo cáo thống nhất về rủi ro và công tác quản lý rủi ro mà chỉ có một số nội dung liên quan đến rủi ro được thống kê trong các báo cáo khác nhau: Báo cáo kiểm toán, Báo cáo đầu tư dự án, Báo cáo sự cố do đơn vị gửi về, Báo cáo giám sát đầu tư (chưa làm tốt đánh giá các tồn tại và cảnh báo rủi ro)…Hoặc báo cáo ảnh hưởng giá dầu thô (được yêu cầu thực hiện khi giá dầu thô giảm và đã có tác động xấu tới hoạt động sản xuất kinh doanh, tới hiệu quả đầu tư của dự án), trong đó, mới phân tích các kịch bản ảnh hưởng mà chưa đưa ra được các giải pháp hữu hiệu ứng phó cho các kịch bản đưa ra. Chưa thiết lập đồng bộ cơ sở

dữ liệu tổn thất hay danh mục rủi ro, chủ yếu mới có dữ liệu rủi ro về an toàn sức khỏe môi trường hoặc lưu trữ thông tin về bài học kinh nghiệm của cá nhân.

Qua chương II, tác giả đã phân tích được thực trạng công tác điều hành và quản lý, xác định được các kết quả đạt được và các hạn chế còn tồn tại của các DA hợp đồng chia sản phẩm dầu khí mới tại Vietsovpetro do Ban QLHĐDK chịu trách nhiệm kiểm soát.

Đối với những tồn tại, hạn chế trong các lĩnh vực quản lý như đã nêu phí trên, cần có thêm nhiều đóng góp, bài học kinh nghiệm từ việc triển khai dự án cũng như những kinh nghiệm quản lý thực tế của các công ty dầu khí khác trong và ngoài nước để có thể hoàn thiện hơn công tác quản lý dự án các hợp đồng dầu khí tại Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro. Các giải pháp này sẽ được trình bày trong chương tiếp theo.

CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ HỢP ĐỒNG DẦU KHÍ MỚI CỦA LIÊN DOANH VIỆT - NGA VIETSOVPETRO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý các dự án đầu tư hợp ĐỒNG dầu KHÍ mới của LIÊN DOANH VIỆT NGA VIETSOVPETRO (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)