Vietsovpetro và vai trò của Vietsovpetro trong các hợp đồng dầu khí
Lô 09-1 thềm lục địa Nam Việt Nam được Vietsovpetro tiến hành tìm kiếm, thăm dò, phát triển và và vận hành khai thác từ năm 1981, hoạt động trên cơ sở Hiệp định liên chính phủ giữa Nhà nước Việt Nam và Liên Bang xô viết như đã nêu ở phần 1.2.1
Do vậy trước khi Hiệp định kết thúc vào ngày 31.12.2030, hai Nhà nước cùng hợp tác vận hành khai thác hai mỏ Bạch Hổ và Rồng theo hình thức hợp tác liên doanh, với nguyên tắc ăn chia là 50%-50%. Sau khi Hiệp định kết thúc, hoạt động trên hai mỏ này sẽ được thực hiện theo dạng Hợp đồng phân chia sản phẩm PSC.
Trong giai đoạn từ 2010 đến 2020, công tác đầu tư và quản lý dự án hợp đồng dầu khí của Vietsovpetro đã có những sự thay đổi về danh mục và cơ cấu.
Đến năm 2021, Vietsovpetro đang thực hiện quản lý 08 DA hợp đồng dầu khí. Đa số các dự án hợp đồng dầu khí của Vietsovpetro theo hình thức PSC. Trong đó có 7/8 dự án hợp đồng dầu khí, Vietsovpetro tham gia với vai trò là Nhà điều hành (chiếm 87,5% trên tổng số dự án). Dự án có tỷ lệ tham gia lớn, chiếm tỷ lệ quyết định là 4/8 dự án, trong đó có các Lô 04-3, Lô 09-3/12, Lô 09-2/09 hiện đang trong giai đoạn vận hành khai thác và do Ban QLHĐ DK chịu trách nhiệm điều hành theo sự
phân công của Ban lãnh đạo Vietsovpetro, tuân thủ các thỏa thuận Phân chia sản phẩm với các Nhà đầu tư khác.
Chi tiết danh mục các dự án hợp đồng dầu khí được liệt kê ở bảng dưới đây:
Bảng 1.7 - Danh sách các dự án đầu tư hợp đồng chia sản phẩm dầu khí tại Vietsovpetro
STT Thông tin dự án hợp đồng dầu khí
Các Bên Tham gia Người điều hành Vai trò của Vietsovpetro Khung pháp lý Ngày bắt đầu hiệu lực hợp đồng Lợi ích thu được
1 Lô 09-1 Vietsovpetro Vietsovpetro Công ty liên doanh Hiệp định liên Chính phủ 1/1/1981 Doanh thu từ phần dầu để lại 2 04-3 Tập đoàn PVN-51% Zarubezhneft-49% Vietsovpetro Nhà điều hành PSC 26/06/2009 Phí quản lý 3 NR-ĐM Tập đoàn PVN-25% Zarubezhneft-75% Vietsovpetro Nhà điều hành PSC 26/06/2009 Phí quản lý 4 09-3/12 Vietsovpetro-55% PVEP-30% BITEXCO&SOVICO- 15% Vietsovpetro Nhà điều hành & nhà đầu tư PSC 12/09/2012 Doanh thu từ dầu lãi + Phí quản lý 5 12/11 Zarubezhneft-100% Vietsovpetro Nhà điều
hành PSC 19/12/2012 Phí quản lý 6 16-1/15 Vietsovpetro-51% PVEP-39% BITEXCO&SOVICO- 10% Vietsovpetro Nhà điều hành & nhà đầu tư PSC 16/05/2016 Doanh thu từ dầu lãi + Phí quản lý 7 42 PVEP-51% Vietsovpetro-49%
PVEP Nhà đầu tư PSC Doanh thu
từ dầu lãi 8 09-2/09 Vietsovpetro-40% PVEP-30% Zarubezhneft-30% Vietsovpetro Nhà điều hành & nhà đầu tư PSC 19/05/2019 Doanh thu từ dầu lãi + Phí quản lý Nguồn: Vietsovpetro Lô 09-3/12:
Mỏ Cá Tầm thuộc Lô 09-3/12, với diện tích lô là 5559 km2, nằm ở phần rìa phía Đông Nam bể Cửu Long, ngoài khơi thềm lục địa Việt Nam, cách thành phố Vũng
Tàu 160km về phía Đông Nam, tiếp giáp với: lô 09-1 ở phía Tây Bắc; lô 09-2/09 ở phía Bắc; các Lô 03 và 04-2 ở phía Đông; lô 10 ở phía Nam và lô 17 ở phía Tây. Độ sâu mực nước biển tại khu vực mỏ thay đổi từ 10 đến 80m. (Hình 1.12)
Nguồn: Vietsovpetro
Hình 1.10 – Sơ đồ dự án hợp đồng dầu khí Lô 09-3/12
Khu vực có tên Cá Tầm hiện nay, trước đây thuộc Lô 09 cùng với các mỏ Bạch Hổ, Rồng do Xí nghiệp Liên doanh Vietsovpetro (VSP) tiến hành công tác tìm kiếm - thăm dò từ năm 1981. Tại đây, VSP đã thu nổ trên 1500 km tuyến địa chấn 2D, thực hiện các công tác nghiên cứu địa chất và khoan giếng khoan tìm kiếm SOI-1X vào năm 1989 trên cấu tạo Sói với kết quả nhận được dòng dầu có lưu lượng thấp (8m3/ngày) từ trầm tích Mioxen dưới. Đến năm 1994 VSP đã hoàn trả phần lớn diện tích Lô 09, chỉ giữ lại khu vực mỏ Rồng - Bạch Hổ và được đặt tên mới là Lô 09-1. Phần hoàn trả được chia làm 2 lô: phía bắc có tên là 09-2, phía nam là 09-3. Tại lô 09- 3, công tác tìm kiếm - thăm dò được tiếp tục từ năm 2002 do Công ty điều hành chung Việt – Nga – Nhật (VRJ) thực hiện. Tại đây VRJ đã thu nổ trên 800 km2 địa chấn 3D; khoan giếng thăm dò SOI-2X vào năm 2003 trên cấu tạo Sói nhưng không có kết quả
khả quan. Sau khi phát hiện và thẩm lượng thành công cấu tạo Đồi Mồi (sau này hợp nhất với khu vực Nam Rồng của Lô 09-1 thành mỏ Nam Rồng – Đồi Mồi) tại phía nam của Lô, VRJ đã khoanh định và giữ lại phần diện tích của mỏ. Phần còn lại, vào cuối năm 2009, đã hoàn trả cho Nhà nước Việt Nam, sau này đươc đặt tên mới là Lô 09-3/12.
Ngay sau khi VRJ hoàn trả diện tích, vào năm 2010, VSP đã tiếp cận tài liệu và tiến hành công tác nghiên cứu địa chất. Sau 2 năm chuẩn bị, ngày 12/09/2012 Hợp đồng chia sản phẩm lô 09-3/12 được ký giữa Tập đoàn dầu khí Việt Nam và Tổ hợp các nhà thầu gồm VSP, PVEP và Tập đoàn BITEXCO, trong đó VSP là Người điều hành.
Lô 09-2/09:
Lô 09-2 nằm ở khu vực phía Đông của bể Cửu Long, cách bờ biển Vũng Tàu khoảng 140km về phía Đông Nam. Phía Bắc giáp mỏ Rạng Đông (Lô 15.2), phía Tây giáp mỏ Bạch Hổ (Lô 09-1) và phía Đông nam là đới nâng Côn Sơn, nằm gần khu vực với cơ sở hạ tầng có sẵn của Vietsovpetro. Diện tích Lô khoảng 1275,5 km2. Lô 09- 2/09 có diện tích khoảng 992 km với độ sâu nước biển khoảng 55m (Hình 1.13), là phần diện tích nằm trong Lô 09-2 do Hoàn Vũ JOC trả lại cuối năm 2007 sau khi kết thúc giai đoạn Tìm kiếm Thăm dò. Trong phạm vi Lô 09-2/09 đã phát hiện 02 mỏ dầu khí KNT và KTN với tổng trữ lượng tại chỗ (cấp 2P, xác suất P50) là 56,5 triệu m dầu và condensate, 14,5 tỉ m3 khí tự do và khí hòa tan. Các mỏ dầu khí đã phát hiện có đặc điểm về cấu trúc địa chất tương tự như các mỏ của Vietsovpetro và cách cơ sở hạ tầng hiện hữu của Vietsovpetro khoảng 30-35 km theo hướng đông bắc.
Nguồn: Vietsovpetro
Hình 1.11 – Sơ đồ dự án hợp đồng dầu khí Lô 09-2/09
Tháng 6 năm 2009, hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí Lô 09-2/09 (diện tích 992 km) đã được ký kết giữa Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) và Tổng Công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí (PVEP) ngày 06/08/2009. Ngày hiệu lực của Hợp đồng là ngày 21/08/2009 (ngày Bộ Công thương cấp Giấy Chứng nhận Đầu tư số 00007). PVEP nắm giữ 100% quyền lợi tham gia trong Hợp đồng phân chia sản phẩm. Trữ lượng dầu khí mỏ KNT đã được phê duyệt năm 2014, kế hoạch phát triển tổng thể (ODP) đã được phê duyệt năm 2015. Ngay sau đó đã tiến hành lập Kế hoạch phát triển (FDP) và tính toán trữ lượng mỏ KTN (chưa phê duyệt). Tuy nhiên với khả năng tài chính của mình, PVEP không thể triển khai kế hoạch DA theo hoạch định ban đầu là đưa mỏ KNT vào khai thác năm 2017. Nhằm giảm gánh nặng chi phí đầu tư và tiếp tục triển khai dự án, Nhà thầu đã thông qua quyết định về việc tổ chức đấu thầu hạn chế để mời các đối tác tham gia vào dự án. Theo đó, PVEP đã gửi công văn mời dự thầu chính thức cho Vietsovpetro ngày 10/04/2018. Thời điểm này, hợp đồng chia sản phẩm Lô 09-2/09 của PVEP đang trong giai đoạn II của quá trình tìm kiếm, thăm dò và thẩm lượng (bao gồm thời gian gia hạn) và kết thúc vào 20/08/2019.
Sau đó các một loạt các Thỏa thuận đã được ký kết giữa Các Bên, bao gồm: Thỏa thuận khung (HOA) giữa Tổng công ty thăm dò và khai thác dầu khí PVEP, Công ty cổ phần Zarubezhneft và Liên doanh Vietsovpetro năm 2018; thỏa thuận chuyển nhượng (FOA) giữa PVEP và Liên doanh Vietsovpetro năm 2018; Thỏa thuận sửa đổi lần một đối với Hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí Lô 09-2/09 (PSC Amendment). Hai lô hợp đồng chia sản phẩm dầu khí kể trên là các dự án mà Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro tham gia với vai trò Người điều hành và đóng góp tỷ lệ tham gia lớn. Các lô này hiện đã chuyển sang giai đoạn phát triển, được Ban QLHĐDK trực tiếp đảm nhận quản lý và kiểm soát tính đến thời điểm ngày 31/12/2022.
Trước đây Ban QLHĐ DK chỉ đảm nhận quản lý Lô 04-3 (đã phát triển từ năm 2009), sau khi tiếp nhận thêm 02 Lô 09-3/12 và 09-2/09 với thành phần Các Bên tham gia khác nhau và đồng thời khác với Lô 04-3, dẫn đến công tác quản lý dự án hợp đồng dầu khí của Ban QLHĐDK không còn phù hợp, từ đó phát sinh nhu cầu cập nhật/ thay đổi mô hình tổ chức, cách thức quản lý các dự án hợp đồng chia sản phẩm dầu khí để đáp ứng yêu cầu đa dạng của các dự án hiện tại và trong tương lai khi mà Ban QLHĐDK tiếp nhận thêm nhiều lô hợp đồng dầu khí khác nhằm đảm bảo hoạt động vận hành và khai thác, cũng như các hoạt động khác của Vietsovpetro được phát triển bền vững.
CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ HỢP ĐỒNG DẦU KHÍ HIỆN TẠI CỦA LIÊN DOANH VIỆT - NGA VIETSOVPETRO
2.1 Quản lý tổng thể các dự án hợp đồng dầu khí Thực tiễn công tác quản lý 2.1.1 Thực tiễn công tác quản lý tổng thể dự án
Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro, với các mỏ dầu nổi tiếng Bạch Hổ và Rồng tại lô 09-1, đang đối mặt với tụt giảm sản lượng khai thác do các khu vực của mỏ lần lượt qua giai đoạn sản lượng đỉnh. Bắt đầu từ năm 1999, Vietsovpetro đã tích cực hoạt động theo hướng đẩy mạnh thăm dò, gia tăng trữ lượng dầu khí, mở rộng vùng hoạt động của Vietsovpetro sang các khu vực triển vọng mới trên thềm lục địa Việt Nam và các nước khác.
Cùng với việc thử nghiệm triển khai một số dự án nghiên cứu địa chất, thăm dò dầu khí ở nước ngoài, Vietsovpetro đã ưu tiên đẩy mạnh nghiên cứu tìm kiếm thăm dò các lô mở trên thềm lục địa Việt Nam, nhất là những khu vực nằm gần cơ sở hạ tầng khai thác dầu khí sẵn có của mình.
Thực hiện mục tiêu nêu trên nhằm mở rộng vùng hoạt động, gia tăng trữ lượng dự trữ các mỏ dầu khí, tiếp tục phát triển lâu dài và bền vững của Vietsovpetro, đồng thời để nâng cao năng lực điều hành và quản lý các hợp đồng dầu khí, Vietsovpetro đã trao đổi với các đối tác về khả năng hợp tác trong lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí tại các Lô trong thềm lục địa Việt Nam tập trung vào khu vực bể trầm tích Cửu Long.
Thông qua giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Liên doanh Vietsovpetro được giao quyền điều hành các Lô 09-3/12 từ 24.07.2014 và Lô 09-2/09 từ ngày 09.07.2020. Sau khi tiếp nhận giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, các dự án đầu tư Hợp đồng dầu khí Lô 09-3/12 và 09-2/09 chính thức được triển khai.
Trên cơ sở các “Kế hoạch đại cương phát triển mỏ” ODP, Kế hoạch phát triển mỏ - FDP được soạn thảo theo Nghị quyết Kỳ họp XLVIII Hội đồng Vietsovpetro đã được Lãnh đạo Vietsovpetro phê duyệt nhằm đưa ra quyết định đầu tư vào các dự án Lô 09-3/12 và Lô 09-2/09. Các báo cáo được Vietsovpetro thực hiện xem xét phương án phát triển với những nội dung sau đây:
- Phân tích, tổng hợp toàn bộ các số liệu nghiên cứu địa chất – địa vật lý,khoan thăm dò thu được;
- Phân tích, nhận định về cơ cấu, phân bố dầu tại chỗ của mỏ; - Biện luận các phương án thiết kế khai thác mỏ;
- Phân tích và đề xuất các phương án công nghệ thi công giếng khoan, công nghệ khai thác, thu gom, xử lý và vận chuyển sản phẩm;
- Biện luận và đề xuất các phương án kết nối và xây dựng mỏ;
- Tính toán thu hồi tiềm năng và đề xuất chương trình tận thăm dò, thăm dò mở rộng mỏ;
- Tính toán và đề xuất các mốc chính của công tác xây dựng và phát triển mỏ; - Đánh giá hiệu quả kinh tế các phương án phát triển mỏ;
- Đánh giá mức độ rủi ro của các hợp đồng chia sản phẩm dầu khí và các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro phát sinh.
• Hệ thống các văn bản pháp lý và quy trình:
Vietsovpetro tuân thủ các quy định hiện tại của Nhà nước, PVN và đã chú trọng rà soát/ bổ sung hệ thống hóa các Quy chế/ Quy trình nội bộ của Vietsovpetro cho các khâu sàng lọc lựa chọn dự án, triển khai dự án và có phân cấp thực hiện rõ ràng ở các cấp từ Ban Tổng Giám đốc, các Phòng/ Ban/ Đơn vị thành viên liên quan:
▪ Các quy định của nhà nước:
+ Luật Dầu khí năm 1993, sửa đổi năm 2000 và năm 2008;
+ Nghị định 48/2000/NĐ-CP và 115/2009/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Quy định chi tiết thi hành Luật Dầu khí/ Luật Dầu khí sửa đổi;
+ Nghị định số 95/2015/ND-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Dầu khí;
+ Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp 2014;
+ Luật Đầu tư 2014;
+ Nghị định 108/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn chi tiết thi hành luật đầu tư;
+ Nghị định 34/2001/NĐ-CP về Quy chế đấu thầu Dự án Tìm kiểm thăm dò và Khai thác dầu khí;
+ Nghị định 115/2009/NĐ-CP ngày 24/12/2009 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 48/2000/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Dầu khí và Quy chế đấu thầu dự án tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí ban hành kèm theo Nghị định 34/2001/NĐ-CP;
+ Nghị định 139/2005/NĐ-CP về việc Ban hành hợp đồng mẫu của Hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí (PSC);
+ Nghị định số 38/2005/QD-BCN ngày 06/12/2005 ban hành Quy chế phân cấp và tính trữ lượng phát hiện, đánh giá trữ lượng dầu khí tiềm năng;
+ Nghị định số 113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009 của Chính phủ về Giám sát và đánh giá đầu tư;
+ Thông tư số 13/2010/TT-BKH ngày 02/06/2010 của Bộ KH&ĐT quy định về mẫu báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư;
+ Thông tư hướng dẫn về các quy định cụ thể đối với các lĩnh vực đầu tư của các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Tài Chính.
▪ Các quy định của Tập đoàn:
+ Quyết định 4028/QD-DKVN ngày 12/05/2010 về các tiêu chí đánh giá để thông qua quyết định đầu tư vào dự án dầu khí đối với giai đoạn tìm kiếm thăm dò;
+ Quyết định số 4942/QĐ-DKVN ngày 22/7/2014 về Quy trình thực hiện giám sát và đánh giá trực tiếp dự án đầu tư của PVN;
+ Quyết định số 5524/QĐ-DKVN ngày 08/8/2013 về Quy định quản lý Đầu tư Dự án dầu khí trong nước của PVN;
+ Quyết định số 7069/QD-DKVN ngày 02/10/2013 về việc sửa đổi và bổ sung quyết định số 4028/QD-DKVN ngày 12/05/2010.
▪ Các quy định/ quy trình của Vietsovpetro:
+ Quy trình VSP-000-TCKT-212 Quy trình quản lý chi phí và hạch toán kế toán các hợp đồng dầu khí.
+ Quy trình VSP-000-KTKH-213 Quy trình lập và quản lý ngân sách các hợp