Công cụ STEEP

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CHIẾN lược KINH DOANH TRONG GIAI đoạn 2023 2030 của CÔNG TY lữ HÀNH QUỐC tế BẠCH DƯƠNG TRAVEL (Trang 51 - 61)

B. PHẦN NỘI DUNG

2.2.1 Công cụ STEEP

2.2.1.1 Social - cultural

Dân số

Với dân số khoảng 98 triệu dân năm 2021 (theo Liên Hợp Quốc). Đến năm 2025, dân số Việt Nam dự báo sẽ đạt con số 101 triệu, và sẽ đạt số tối đa vào năm 44

2050 với 109 triệu, trong đó, nhóm dân số trong độ tuổi từ 15 đến 64 chiếm đa số đến tới gần 70% dân số. Trong đó, người trẻ thường có xu hướng dành nhiều tiền hơn cho các hoạt động du lịch khám phá hơn là các loại hình du lịch nghỉ dưỡng và người đi làm thường thích đi du lịch nhằm nghỉ ngơi, thư giãn do áp lực công việc,…và thường có học vấn nên ưa thích du lịch nghỉ dưỡng cao cấp và được phục vụ chu đáo.

Sự gia tăng những người ở độ tuổi nghỉ hưu

Hiện tại, với dân số ngày càng già hóa - độ tuổi có kinh tế và có nhiều thời gian rảnh để du lịch và du lịch với mục đích nghỉ dưỡng, đi thăm người thân. Bắt kịp yếu tố này, giai đoạn 2017 - 2023, Bạch Dương Travel đã phát triển thêm các tour nghỉ dưỡng, tour du lịch nước ngoài cho người có độ tuổi từ 55 đến 65.

Việt Nam là đất nước của sự giao thoa văn hóa

Việt Nam là một trong những nước có nền văn hóa đa dạng, do được tạo nên từ 64 tỉnh thành và dựa trên văn hóa và phong tục của 54 dân tộc anh em, trải dài từ Bắc vào Nam. Đi đến mỗi vùng miền, mỗi tỉnh thành chúng ta đều có thể thấy được những phong tục khác nhau, lối sống khác nhau, ...

Ngoài ra đặc trưng về văn hóa cũng đến từ các lễ hội, lễ tết lớn như hội Đền Hùng, hội chọi trâu,... mỗi nơi trên đất nước ta đều mang một màu sắc riêng biệt. Việt Nam cũng một nước đa dạng về tôn giáo với 16 tôn giáo được phép hoạt động trên lãnh thổ. Nhìn chung người dân Việt Nam không kì thị các tôn giáo lẫn nhau mà họ khá ôn hòa. Đây là một điểm thuận lợi vì doanh nghiệp không cần xét đến sự khác biệt tôn giáo khi tổ chức tour cho khách, các hoạt động trong tour phong phú đa dạng.

Bên cạnh đó, con người Việt Nam cũng luôn mang trong mình những đức tính tốt đẹp, rất hiếu khách, cởi mở, nhân hậu và hiền lành... Tất cả những điều trên tạo nên những đặc trưng riêng biệt.

Vì vậy, Bạch Dương Travel cũng nắm bắt được và khai thác thế mạnh của mình để tổ chức nhiều tour Tây Bắc, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ,... để khách du lịch có thể tìm hiểu thêm về con người và văn hóa sông nước, hay những nét đặc sắc trong văn hóa Champa xưa.

2.2.1.2 Technology

Theo Tổ chức Du lịch Thế giới, cuộc cách mạng khoa học công nghệ tác động mạnh mẽ đến sự phát triển nhanh chóng của ngành du lịch trong những

45

năm gần đây. Sự gia tăng mạnh mẽ trong việc sử dụng dịch vụ của các đại lý du lịch trực tuyến (Online Travel Agents – OTAs) của nhóm người trong giai đoạn 1980 – 2000 đã làm thay đổi đáng kể thị trường du lịch. Theo hãng Google và tập đoàn Temasek Holdings Singapore dự đoán, quy mô của du lịch trực tuyến tại khu vực Đông Nam Á sẽ tăng mạnh từ 21,6 tỷ USD năm 2015 lên 89,6 tỷ USD vào năm 2025. Trong đó, du lịch trực tuyến tại Việt Nam chiếm 10%, tương đương 9 tỷ USD.

Thêm vào đó, Cục An toàn Thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, hiện nay có trên 50 triệu người Việt Nam sử dụng internet, chiếm 53% dân số và cao hơn mức bình quân của khu vực châu Á - Thái Bình Dương (46,64%) và trên thế giới (48,2%). Trong số đó có tới 78% thường xuyên sử dụng internet hàng ngày. Rất nhiều người trẻ trước khi quyết định đi du lịch đều tìm hiểu thông tin về nơi đến trên mạng, sau đó đă «t vé, phòng và các dịch vụ khác trực tuyến.

Đă «c biê «t, xu hướng của giới trẻ trong nước hiê «n nay thích du lịch trải nghiê «m đến những nơi xảy ra các sự kiê «n lớn được quảng bá trên phim ảnh.

Trong vài thập kỷ vừa qua, tốc độ phát triển của lĩnh vực công nghệ trên toàn thế giới đã có những bước phát triển vượt bậc. Đối với Bạch Dương Travel, sự phát triển của công nghệ giúp cho hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống quảng cáo, hệ thống thanh toán nhanh, chính xác và có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, khi sự phát triển công nghệ luôn có sự biến đổi nhanh của thế giới, Bạch Dương Travel có những thay đổi và thích ứng kịp thời trước sự biến đổi đó để có thể tránh khỏi sự lỗi thời, tụt hậu về công nghệ.

Bạch Dương Travel hiện nay đang sử dụng máy tính và đường truyền Internet, ứng dụng phần mềm như quản trị văn phòng tài chính, mua bán tour, thông tin điểm đến mang lại nhiều lợi ích cho công ty. Chính nhờ sự phát triển của internet hiện nay, đã giải quyết được nhiều khó khăn tồn tại trong hoạt động kinh doanh, tìm kiếm thị trường của doanh nghiệp.

Những năm gần đây, Bạch Dương Travel đã ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua việc xây dựng, duy trì hoạt động của các Website, tổ chức mua bán tour, đặt phòng trực tuyến cho khách trong và ngoài nước bằng ngôn ngữ Anh, Việt có hình ảnh đẹp, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và là kênh quảng bá quan trọng của Bạch Dương Travel.

Ngoài ra, Bạch Dương Travel trú trọng sử dụng các kênh Facebook, Zalo, Email là 3 trang phổ biến Bạch Dương Travel tận dụng cho hoạt động tiếp thị và quảng bá.

2.2.1.3 Economics

Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch lữ hành gắn liền với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nếu như 2019, mức tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam đạt 7,0% thì mức tăng trưởng năm 2020 và 2021 tăng thấp nhất kể từ 2015 với 2,9% và 2,58% do ảnh hưởng nghiêm trọng của Covid-19. Dù tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021 giảm mạnh tuy nhiên vẫn cao nhất Châu Á và sẽ sớm phục hồi vào năm 2022 nhờ nền tảng tốt như nhu cầu nội địa cao và nhu cầu xuất khẩu lớn.

Bảng 2.2-1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2015–2021

Năm GDP

Nguồn: Bộ công thương

Tốc độ tăng trưởng ngành du lịch lữ hành

Ngành du lịch Việt Nam 2015 – 2019 đạt được những thành tựu lớn. Năm 2019 là năm thứ 10 liên tiếp ngành du lịch có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định. Khách du lịch tăng lên đáng kể, từ 7,94 triệu lượt khách quốc tế, 57 triệu lượt khách nội địa (năm 2015) đến 18,01 triệu lượt khách quốc tế và 85 triệu lượt khách nội địa (năm 2019). Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, lượng khách du lịch năm 2020 giảm đáng kể có 12 triệu lượt khách nội địa và khoảng 3 triệu lượt khách quốc tế. Cuối năm 2021, sau khi thực hiện bình thường mới, ngành du lịch có những dấu hiệu khởi sắc cụ thể tổng số lượt khách nội địa 32,1 triệu lượt. Và sau 18 tháng hạn chế nhập cảnh, Việt Nam đón 1.179 khách quốc tế theo chương trình thí điểm hộ chiếu vaccine vào cuối năm 2021.

Hình 2.2-1 Biểu đồ Khách du lịch quốc tế và nội địa giai đoạn 2015 – 2021

47

BI UỂĐỒỒ: KHÁCH DU LỊCH QUỒỐC TẾỐ VÀỘN IỊ Đ A GIAI ĐOẠ N 2015 -2021 90 80 70 60 50 40 30 20 10 0 2015 Nguồn: Tổng cục Du lịch Tỷ lệ lạm phát

CPI bình quân năm 2020 tăng 3,23% thấp hơn nhiều so với mục tiêu 4% và cả giai đoạn 2016 - 2020 tăng khoảng 3,2%. Lạm phát cơ bản giảm và duy trì ổn định, chỉ tăng 2,31% năm 2020 và bình quân giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 1,8%. giảm mạnh so với giai đoạn 2011 - 2015 là 6,31%.

Trong bối cảnh áp lực lạm phát toàn cầu ngày càng tăng cao, năm 2021, giá nguyên liệu đầu vào cho xăng dầu tăng làm giá cước vận chuyển liên tục tăng, nhưng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2021 của Việt Nam chỉ tăng 1,84% so với năm trước, thấp nhất trong 6 năm qua.

Trong năm 2022, áp lức lạm phát được đánh giá rất lớn, nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của mọi người tăng lên, lạm phát sẽ chịu tác động của vấn đề tăng giá của nguyên vật liệu như xăng dầu, than đá và giá cước vận chuyển, từ đó, giá dịch vụ vẩn chuyển tăng lên.

Bảng 2.2-2 Tỷ lệ lạm phát giai đoạn 2015 – 2021 (đơn vị %)

Năm 2015

CPI 0,63

Thu nhập bình quân đầu người

Về thu nhập, thì thu nhập bình quân của người lao động tại Việt Nam năm 2020 là 5,5 triệu đồng, giảm 2,3% so với năm 2019 (tương ứng giảm 128.000 đồng/người/tháng). Thu nhập của lao động ngành dịch vụ bị giảm sâu nhất (215.000 đồng); Năm 2021 thu nhập bình quân tháng của người lao động là 5,7 triệu đồng, giảm 32 nghìn đồng so với năm 2020. Thu nhập bình quân tháng của lao động nam là 6,6 triệu đồng, cao hơn 1,40 lần của lao động nữ (4,7 triệu đồng)

Tuy nhiên theo dự báo của IMF trong báo cáo Triển vọng Kinh tế thế giới (World Economic Outlook), thu nhập bình quân đầu người tại Việt Nam dự báo vào năm 2022 đạt 12.100USD và tăng lên 16.100USD vào năm 2025 (Tính theo phương pháp PPP). Tức là GDP bình quân đầu người tại Việt Nam sẽ tăng gấp 6 lần trong 25 năm.

Hình 2.2-2 Dự báo của IMF trong báo cáo về tỉ lệ thu nhập bình quân đầu người giai đoạn 2000 – 2024

(Nguồn: Dự báo của IMF trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới)

2.2.1.4 Environment

Hiện nay vấn đề môi trường đã và đang có tác động rất lớn đối với phát triển kinh tế đất nước, kể cả sự phát triển của ngành du lịch nói chung cũng như các doanh nghiệp kinh doanh du lịch lữ hành nói riêng.

Tạo ra thị trường cung ứng các yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp

Việt Nam là một đất nước xinh đẹp có tiềm năng lớn để phát triển du lịch bởi vị trí địa lý đắc địa, khí hậu thuận lợi, cùng những danh lam thắng cảnh tuyệt vời, sở hữu những ưu ái của thiên nhiên, khi có cả rừng vàng và biển bạc, bao gồm đường bờ biển dài hơn 3000 km. Ngoài ra, Việt Nam là quốc gia đã được 49

UNESCO công nhân đủ cả 3 loại hình di sản: di sản thiên nhiên thế giới, di sản văn hóa thế giới và di sản hỗn hợp văn hóa và thiên nhiên thế giới. Trong đó, Việt Nam có tới 15 di sản văn hóa thế giới và 4 di sản tư liệu được UNESCO công nhận như Hoàng thành Thăng Long, vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, Vịnh Hạ Long, Quần thể di tích Cổ đô Huế, Phố cổ Hội An, Khu đền tháp Mỹ Sơn, Thành nhà Hồ, Quần thể danh thắng Tràng An, Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Dân ca Quan họ, Ca trù, Hội Gióng, Hát Xoan Phú Thọ,....

Khí hậu Việt Nam nằm hoàn toàn trong khu vực gió mùa châu Á, nhiệt độ trung bình cao, lượng mưa lớn, tạo điều kiện cho thảm thực vật phát triển mạnh. Là quốc gia nằm ở bán đảo Đông Dương với đường bờ biển dài, những vịnh biển đẹp với vô số các loài sinh vật biển phát triển. Bên cạnh nguồn tài nguyên dồi dào về biển, Việt nam cũng có những ngọn núi, những thung lũng và những hang động đặc sắc. Đặc điểm địa hình ven biển tạo nên nhiều cảnh quan đẹp, hấp dẫn khách du lịch suốt chiều dài đất nước như Mã Pì Lèng, Đèo Hải Vân, đèo Ngang, ...

Với vị trí địa lí và khí hậu thuận lợi, đây được xem như là nguồn cung ứng các yếu tố đầu vào sẵn có, dồi dào đối với các công ty du lịch như Bạch Dương Travel.

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến phát triển du lịch tại Việt Nam

Trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu cùng với những tác động của nó đối với môi trường tự nhiên và con người đã được đề cập khá nhiều. Thực tế, biến đổi khí hậu đã tác động ngày càng rõ rệt, làm thay đổi hình thái thời tiết trên toàn thế giới. Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa đã làm gia tăng lượng khí thải nhà kính vào bầu khí quyển. Hệ quả là khí hậu bị biến đổi, nhiệt độ bề mặt Trái đất tăng lên, nước biển dâng, kéo theo các sự kiện thời tiết cực đoan. Các nhà khoa học cũng phỏng đoán rằng nhiệt độ trên trái đất sẽ tăng thêm 30oC đến 40oC trong bốn mươi năm nữa. Những thay đổi ấy dẫn đến các hiện tượng bất thường của thời tiết xuất hiện khắp nơi trên thế giới: bão, lũ cường độ lớn, kéo dài và không theo quy luật; hạn hán xuất hiện liên tục gây thiếu nước trầm trọng; nóng bất thường vào mùa hạ và rét đậm vào mùa đông; động đất, sóng thần...

Việt Nam được cảnh báo thuộc nhóm 5 nước trên thế giới bị tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Thực tế trong 50 năm gần đây nhiệt độ trung bình ở Việt Nam tăng khoảng 0,7°C, mực nước biển dâng cao khoảng 20 cm.

Ngay tại Hà Nội, mùa hè năm 2017, nhiệt độ đã đạt mức cao kỷ lục trong vòng hơn 40 năm qua. Thiên tai và các hiện tượng biến đổi khí hậu đã tác động đến nước ta ngày càng khốc liệt. Viện nghiên cứu phát triển du lịch tiến hành đã cho thấy biến đổi khí hậu tác động trực tiếp tới phát triển du lịch ở nhiều khía cạnh sau:

Ảnh hưởng đến tài nguyên du lịch, điểm hấp dẫn du lịch. Nước ta có bờ biển dài hơn 3.000 km, mang lại thế mạnh về du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng. Ước tính nếu nước biển dâng một mét thì 5,2% diện tích tự nhiên với 10,8% dân số sẽ bị tác động và không ít bãi biển đẹp của Việt Nam sẽ biến mất. Ngoài ra, bão lũ, ngập úng kéo dài sẽ gây hư hại nhiều di tích lịch sử văn hoá, tài nguyên du lịch đặc biệt cho du lịch. Các công trình dịch vụ du lịch bị hư hỏng hoặc xuống cấp dưới tác động của bão lũ cường độ mạnh, các điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm,…

Các hoạt động du lịch, đặc biệt là hoạt động lữ hành bị ảnh hưởng, đình trệ thậm chí huỷ do điều kiện thời tiết xấu liên tiếp, bão lụt, lũ quét do biến đổi khí hậu gây ra. Nhiều chương trình du lịch đến với khu vực miền Trung, vùng núi phía Bắc đã phải huỷ, hoãn, chấm dứt giữa chừng do mưa bão.

Tác động trực tiếp đến hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch nhất là hệ thống giao thông, cơ sở lưu trú, khu vui chơi giải trí...

Ảnh hưởng của dịch bệnh

Nhìn lại tác động của dịch Covid-19 đối với du lịch Việt Nam có thể thấy tại một số địa phương, hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành của các khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng và giao thông hầu hết bị đóng cửa. Ngoài ra, ngành Hàng không cũng bị ảnh hưởng nặng nề khi hàng loạt các chuyến bay nội địa và quốc tế đến và đi từ Việt Nam đều bị hủy. Ước tính doanh thu du lịch lữ hành 5 tháng đầu năm 2021, doanh thu du lịch lữ hành đạt 4,3 nghìn tỷ đồng, giảm 48,2% so với cùng kỳ năm trước. Dịch Covid-19 tác động tiêu cực đến mọi lĩnh vực của nền kinh tế, trong đó có ngành du lịch của Việt Nam, lượng khách du lịch quốc tế cũng như du lịch trong nước sụt giảm nghiêm trọng so với trước khi dịch bệnh xuất hiện. Khách quốc tế đến nước ta trong 5 tháng đầu năm 2021 đạt 81 nghìn lượt người, giảm 97,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khách đến bằng đường hàng không đạt 50,5 nghìn lượt người, giảm 98,3%; bằng đường bộ đạt 30,3 nghìn lượt người, giảm 94,5%; bằng đường biển đạt 193 lượt người, giảm 99,9%. Khách du lịch nội địa cũng giảm mạnh do diễn biến phức tạp của dịch

51

bệnh. Doanh nghiệp du lịch gặp khó khăn khiến không ít nhân viên ngành Du lịch

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CHIẾN lược KINH DOANH TRONG GIAI đoạn 2023 2030 của CÔNG TY lữ HÀNH QUỐC tế BẠCH DƯƠNG TRAVEL (Trang 51 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w