8. Cấu trúc của đề tài
2.1. Khái quát về UBND huyện Trùng Khánh
2.1.1. Quá trình hình thành
Huyện Trùng Khánh từ xa xưa là vùng đất cổ, gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc.
Trùng Khánh đã được đề cập từ khá sớm trong sử sách. Thời kỳ nhà Lý (1010-1225) gọi là Tư Lang; đến thời kỳ nhà Trần (1225-1400) vẫn mang tên gọi như trước. Khi nhà Minh cho quân xâm lược nước ta, đã chia Tư Lang làm Thượng Tư Lang và Hạ Tư Lang. Thời nhà Lê đổi làm Thượng Lang. Vào thời kỳ nhà Lê (Lê Thánh Tông), niên hiệu Hồng Đức (1470-1497) thì phủ Cao Bằng còn thuộc thừa tuyên Thái Nguyên, gồm 4 châu, trong đó châu Thượng Lang (Trùng Khánh) có 29 xã. Thượng Lang từ lúc đó đến thời kỳ nhà Mạc (1592-1677) kéo dài đến năm 1802-1820. Thời kỳ vua Gia Long thì
châu Thượng Lang được ghi rõ hơn, trong sách Tên làng xã Việt Nam đầu thế
kỷ XIX có ghi châu Thượng Lang có 4 tổng, 35 xã, thôn; trong đó tổng Lăng Yên có 13 xã, thôn; tổng Nga ổ có 9 xã, thôn; tổng Ỷ Cống có 9 xã, lũng; tổng Dương Châu có 6 xã. Đến Năm 1831 (năm Tự Đức thứ 4), sau cải cách hành chính, đổi trấn làm tỉnh (1831), đổi châu làm huyện (1834) thì Cao bằng có 1 phủ, 5 huyện. Đó là phủ Trùng Khánh, (trước là phủ Cao Bằng, đổi làm Trùng Khánh từ năm 1826-năm Minh Mệnh thứ 7); huyện Thượng Lang thời kỳ này có 4 tổng, 37 xã, thôn.
Thời kỳ Pháp thuộc, tên gọi, địa giới và số lượng các đơn vị hành chính thuộc tỉnh Cao Bằng thường xuyên thay đổi. Những năm cuối thế kỷ XIX, Cao bằng có phủ Trùng Khánh và phủ Hòa An, trong đó phủ Trùng Khánh có 3 châu là: Thượng Lang, Hạ Lang và Quảng Uyên. Đầu thế kỷ XX, “Cao Bằng là Đạo quan binh thứ nhì”, gồm một phủ Hòa An (phủ lỵ ở Nước Hai),
7 châu, miền Đông vẫn gồm 3 châu, và châu Thượng Lang có châu lỵ đặt ở Trùng Khánh phủ.
Năm 1928, theo cuốn Danh mục các làng xã Bắc Kỳ, xuất bản tại Hà Nội, thì Cao Bằng có 1 phủ, 38 tổng, 230 xã; lúc đó châu Thượng Lang có 6 tổng, 42 xã. Tổng Lăng Yên 11 xã, tổng Nga Ổ 5 xã, tổng Phong Châu 6 xã, tổng Phong Đằng 7 xã, tổng Trà Lĩnh 7 xã, tổng Ỷ Cống 6 xã.
Năm 1942, tổng Trà Lĩnh tách khỏi phủ Trùng Khánh, lập thành châu Trấn Biên. Năm 1945, tổng Phong Đằng tách khỏi phủ Trùng Khánh và nhập vào châu Hạ Lang.
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, phủ Trùng Khánh được đổi tên thành huyện Trùng Khánh thuộc tỉnh Cao Bằng.
Từ năm 1975 đến 1978, khi tỉnh Cao Bằng và tỉnh Lạng Sơn hợp nhất thành tỉnh Cao Lạng, Trùng Khánh thuộc tỉnh Cao Lạng. Theo Nghị quyết Kỳ họp thứ tư, Quốc hội Khóa VI, ngày 29-12-1978, tỉnh Cao Lạng được chia tách thành tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn, huyện Trùng Khánh trở lại đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Cao Bằng cho đến ngày nay.
Huyện có 20 đơn vị hành chính, gồm 19 xã và 1 thị trấn, bao gồm các xã: Đình Minh, Lăng Hiếu, Lăng Yên, Phong Nặm, Phong Châu, Ngọc Chung, Ngọc Khê,Ngọc Côn (năm 2008 mới tách từ xã Ngọc Khê), Đình Phong, Đàm Thủy, Đức Hồng, Cảnh Tiên, Cao Thăng, Chí Viễn, Thân Giáp, Đoài Côn, Thông Huề, Trung Phúc, Khâm Thành và Thị Trấn Trùng Khánh.
Huyện Trùng Khánh có 8 xã biên giới tiếp giáp với Trung Quốc, với chiều dài đường biên 63,15 km, bao gồm: Lăng Yên, Ngọc Chung, Phong Nặm, Ngọc Khê, Ngọc Côn, Đình Phong, Chí Viễn, Đàm Thủy. Huyện có cửa khẩu Pò Peo (thuộc xã Ngọc Côn) và nhiều đường mòn dân sinh, nhân dân hai bên đường biên thường xuyên qua lại giao lưu kinh tế, văn hóa,…
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của UBND huyện Trùng Khánh UBND huyện Trùng Khánh
2.1.2.1.Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
UBND huyện Trùng Khánh là cơ quan chấp hành của HĐND huyện, bảo đảm thực hiện các chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế-xã hội, củng cố an ninh, quốc phòng và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn huyện trong khuôn khổ Hiến pháp, Luật và các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý Nhà nước của các cơ quan Nhà nước cấp trên và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện.
UBND huyện Trùng Khánh làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, quản lý toàn diện các mặt trong tất cả các lĩnh vực.
UBND huyện Trùng Khánh có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo Điều 97 đến Điều 110, mục II, chương IV, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003.
2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức của UBND huyện Trùng Khánh
UBND huyện Trùng Khánh hoạt động trên cơ sở Luật Tổ chức HĐND và UBND ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2003 và quy chế hoạt động của UBND huyện. Hoạt động của UBND huyện là sự kết hợp chặt chẽ giữa chế độ làm việc tập thể gắn trách nhiệm của từng thành viên, thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, dưới sự kiểm soát của HĐND huyện và cơ quan hành chính cấp trên trực tiếp UBND tỉnh.
UBND huyện Trùng Khánh bao gồm: 01 Chủ tịch và 03 Phó chủ tịch, các Ủy viên Ủy ban và các phòng ban chuyên môn.
Chủ tịch
Theo Điều 4, Quy chế làm việc của UBND huyện Trùng Khánh, ban hành kèm theo Quyết định số 34/2007/QĐ-UBND ngày 29 tháng 01 năm 2007 của UBND huyện Trùng Khánh quy định:
Chủ tịch UBND huyện là người lãnh đạo cao nhất, là người chủ trì công việc của UBND huyện, chịu trách nhiệm trước UBND và HĐND huyện về việc quản lý Nhà nước trên địa bàn huyện trong tất cả các lĩnh vực.
Chủ tịch UBND lãnh đạo, điều hành toàn diện về các mặt công tác của UBND, chỉ đạo việc tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của HĐND và UBND tỉnh.
Phó chủ tịch
UBND huyện Trùng Khánh có 03 Phó chủ tịch: một phụ trách về mặt văn hoá, y tế, giáo dục, xã hội, một phụ trách về kinh tế, một phụ trách về các lĩnh vực khác.
Theo Điều 5, Quy chế hoạt động của UBND huyện Trùng Khánh: Phó chủ tịch là người giúp việc cho Chủ tịch, chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước trên địa bàn huyện và giải quyết các công việc liên quan đến lĩnh vực thuộc trách nhiệm mà mình quản lý. Ký thay mặt Chủ tịch những văn bản thuộc lĩnh vực phụ trách.
Các phòng chuyên môn thuộc UBND huyện
UBND huyện Trùng Khánh là cơ quan hành chính Nhà nước cấp huyện gồm có 14 phòng, ban trực thuộc.Ngoài ra, còn có bốn ban, ngành thuộc UBND huyện là: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng; Ban Quản lý chợ; Đài truyền thanh-Truyền hình và Trạm Khuyến nông-Khuyến lâm.
Các phòng, ban chuyên môn thuộc UBND huyện là cơ quan tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ quyền hạn theo sự ủy quyền của Chủ tịch UBND theo quy định của pháp luật góp phần đảm bảo sự thống nhất trong quản lý của ngành hoặc lĩnh vực công tác ở địa phương.
1.Văn phòng HĐND - UBND huyện. 2. Phòng Nội vụ.
4. Phòng Thanh tra. 5. Phòng Tư pháp 6. Phòng Y tế. 7. Phòng Dân tộc 8. Phòng Thống kê
9. Phòng Tài nguyên - môi trường. 10. Phòng Tài chính - kế hoạch. 11. Phòng Văn hóa và thông tin.
12. Phòng Lao động Thương binh và xã hội. 13. Phòng Giáo dục và đào tạo.
14. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Sơ đồ tổ chức bộ máy UBND huyện Trùng Khánh (Xem phụ lục 1)
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của văn phòng huyện Trùng Khánh phòng huyện Trùng Khánh
2.1.3.1. Tổ chức và hoạt động của Văn phòng HĐND-UBND huyện Trùng Khánh Trùng Khánh
Văn phòng là đơn vị tham mưu, giúp việc cho Thủ trưởng cơ quan trong việc điều hành lãnh đạo của cơ quan. Thông qua hoạt động của Văn phòng có thể đánh giá hoạt động của cơ quan, là mạch máu thông suốt trong hoạt động của cơ quan.
Văn phòng HĐND- UBND có tầm quan trọng đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động quản lý của cơ quan, vì vậy UBND huyện Trùng Khánh quan tâm đến việc trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị cơ cấu tổ chức cho văn phòng.
2.1.3.2. Vị trí, chức năng của văn phòng huyện Trùng Khánh
Văn phòng HĐND- UBND có chức năng tham mưu, tổng hợp cho UBND huyện về hoạt động của UBND huyện, giúp UBND huyện về công tác dân tộc, chỉ đạo điều hành. Cung cấp thông tin phục vụ hoạt động quản lý của
HĐND-UBND và các cơ quan nhà nước ở địa phương, đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của HĐND và UBND.
Văn phòng HĐND- UBND có tư cách pháp nhân, có con dấu và có tài khoản riêng chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của HĐND- UBND đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Văn phòng HĐND và Văn phòng UBND tỉnh Cao Bằng.
2.1.3.3. Nhiệm vụ và quyền hạn
Tham mưu giúp HĐND, UBND xây dựng chương trình làm việc, kế hoạch công tác hàng tháng, hàng quý, 6 tháng và cả năm, đôn đốc kiểm tra các cơ quan chuyên môn của huyện việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Chủ tịch HĐND và UBND huyện.
Thu thập và thông tin, chuẩn bị các báo cáo, phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của HĐND, UBND huyện, Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND huyện theo quy định của pháp luật.
Quản lý thống nhất việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND huyện; theo dõi kiểm tra việc thực hiện các văn bản đó ở các phòng, ban, ngành, các xã, thị trấn.
Soạn thảo các văn bản liên quan đến sự giám sát, chỉ đạo, điều hành hàng ngày của thường trực HĐND và UBND huyện. Ban hành thông báo ý kiến chỉ đạo của Thường trực Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, các Phó chủ tịch UBND huyện.
Tham mưu tổng hợp đảm bảo các điều kiện vật chất cho hoạt động của HĐND, UBND và tham mưu cho Chủ tịch UBND trong công tác tiếp dân. Liên hệ công tác và trực tiếp làm công tác tổ chức các hội nghị, các kỳ họp của HĐND và UBND huyện.
2.1.3.4. Cơ cấu tổ chức và lề lối làm việc Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức
chung nên Văn phòng HĐND và UBND huyện được tổ chức theo sơ đồ sau:
(Nguồn: Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện Trùng Khánh)
Lề lối làm việc
Văn phòng làm việc theo chế độ thủ trưởng, Chánh văn phòng là người đưa ra quyết định cuối cùng, nhân viên dưới quyền của Chánh văn phòng phải thực hiện công việc theo sự chỉ đạo, phân công của Chánh văn phòng.
Văn phòng có mối quan hệ phối hợp với Văn phòng cấp uỷ Đảng cấp huyện, quan hệ mật thiết với các cơ quan chuyên môn và UBND cấp xã, để thực hiện hiệu quả chức năng, nhiệm vụ tham mưu tổng hợp, giúp việc cho lãnh đạo. Chủ tịch Chánh Văn phòng Phó Chánh Văn phòng Bộ phận tạp vụ Bộ phận kế toán Bộ phận tổng hợp Bộ phận văn thư Bộ phận bảo vệ
2.1.3.5. Xác định vị trí việc làm và xây dựng bản mô tả việc các vị trí trong Văn phòng HĐND và UBND huyện Trùng Khánh trí trong Văn phòng HĐND và UBND huyện Trùng Khánh
STT HỌ VÀ TÊN CHỨC
VỤ NHIỆM VỤ
1 Hoàng Văn Đông Chánh
Văn phòng
Chỉ đạo, điều hành, quản lý chung và toàn diện mọi hoạt động, nhiệm vụ công tác văn phòng, thực hiện chức năng giúp HĐND , UBND huyện điều hành các hoạt động chung của các phòng, ban, đơn vị huyện, UBND các xã, thị trấn; tham mưu giúp UBND huyện trong công tác chỉ đạo, điều hành các hoạt động của huyện; đảm bảo cơ sở vật chất kỹ thuật cho các hoạt động của HĐND và UBND, Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND huyện. 2 Hoàng Thanh Phong Phó chánh văn phòng
Giúp Chánh văn phòng quản lý công tác hành chính, bộ phận văn thư – lưu trữ, bộ phận tài vụ, bộ phận tổng hợp, bộ phận lái xe, bộ phận tạp vụ; bộ phận bảo vệ, quản lý nhà khách Văn phòng UBND huyện; quản lý cơ sở vật chất, tài sản của văn phòng; đảm bảo các điều kiện về vật chất – kỹ thuật phục vụ công tác của HĐND huyện, Thường trực HĐND huyện, UBND huyện, lãnh đạo UBND huyện và lãnh đạo Văn phòng. Trực tiếp chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động thuộc lĩnh vực
hành chính – quản trị của văn phòng; tổ chức đón tiếp khách đến liên hệ làm việc với Thường trực HĐND và UBND huyện, lãnh đạo UBND huyện. Xây dựng kế hoạch công tác dự trù kinh phí hoạt động cho các bộ phận có liên quan của Văn phòng. Trực tiếp tham mưu giúp Thường trực HĐND huyện trong quá trình chỉ đạo điều hành công việc của HĐND huyện, thường xuyên thu thập xử lý thông tin, nghiên cứu, đề xuất các giải pháp về hoạt động của Thường trực HĐND huyện; phối hợp với các cơ quan, HĐND các xã, thị trấn. Tổ chức các cuộc họp tiếp xúc cử chi của Đại biểu Quốc hội, Đại biểu HĐND tỉnh, Đại biểu HĐND huyện trên địa bàn. Giúp Chánh văn phòng Tổ chức công dân, ngân sách của cơ quan theo chế độ Nhà nước và các dịch công như: Lễ tân, Nhà khách, ô tô, điện thoại,….
3 Nông Thị Hường Chuyên
viên văn phòng
- Giúp lãnh đạo văn phòng thường xuyên theo dõi đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp và phân tích tình hình hoạt động kinh tế, văn hóa – xã hội của các ngành các cấp được phân công theo dõi trong việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế, văn hóa – xã hội trong việc chấp hành các văn bản của cấp trên,
các chủ trương của Đảng và Nhà nước, của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Huyện ủy, HĐND và UBND huyện nhằm phản ánh kịp thời phục vụ sự chỉ đạo điều hành của HĐND và UBND huyện
- Nghiên cứu các văn bản của Đảng, của Nhà nước, nhất là các văn bản quản lý Nhà nước có liên quan đến lĩnh vực công tác được phân công, đề xuất với Lãnh đạo văn phòng trong việc triển khai, tổ chức thực hiện các văn bản đó một cách chính xác, kịp thời.
- Tham gia các cuộc họp của HĐND, UBND huyện và các cuộc họp với các cấp, ngành trong huyện khi bàn về công việc thuộc phạm vi mình theo dõi; phát biểu đề xuất ý kiến của mình trong cuộc họp, hội nghị. Khi được phân công, có trách nhiệm trực tiếp làm thư ký cuộc họp và soạn thảo các văn bản cần thiết trình HĐND và UBND huyện ban hành.
4 Tạ Việt Hùng Chuyên
viên văn phòng
- Có nhiệm vụ chuẩn bị nội dung, cung cấp tình hình thuộc lĩnh vực mình phụ trách, dự tiếp và làm việc với các đoàn khách tỉnh, huyện bạn và các đoàn nước ngoài đến làm việc với huyện theo sự phân công của Chánh, Phó Chánh văn
phòng. Chuyên viên không làm thay công việc chuyên môn thuộc trách nhiệm của phòng, ban trực thuộc
- Rèn luyện kỹ năng quản lý nhà nước, tổ chức tốt công tác thông tin (tiếp nhận hồ sơ công việc và nộp hồ sơ lưu trữ một cách khoa học), biên tập thành thạo các văn bản quản lý Nhà nước theo đúng trình tự, nội dung, thẩm quyền và thể thức theo quy định hiện hành của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý được phân công.
- Khi được lãnh đạo phụ trách phân công làm việc trực tiếp với Chủ tịch, các Phó chủ tịch UBND huyện lĩnh vực công tác được phân công. Khi nhận nhiệm vụ trực tiếp từ Thường trực HĐND huyện, Chủ tịch, các Phó chủ tịch UBND huyện, chuyên phải báo cáo với lãnh đạo Văn phòng về công việc thực hiện, hoặc sau khi kết thức để tổng hợp theo dõi chung.
5 Hoàng Thị Ngà Cán bộ
văn thư
- Đảm bảo công tác tiếp nhân văn bản đến và xử lý văn bản đi một cách chính xác nhất, nhanh chóng, kịp thời, phục vụ đắc lực cho sự chỉ đạo điều hành của Thường trực HĐND, UBND huyện, và Văn phòng. - Kiểm tra chặt chẽ thể thức và hình thức văn bản của Thường trực HĐND huyện,
UBND huyện và Văn phòng trước khi